Câu hỏi : Người nước ngoài có bị từ chối công chứng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam không?
Nội dung: Người nước ngoài có bị từ chối công chứng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam không?
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Người nước ngoài có bị từ chối công chứng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam không? Về vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có Công văn 4251/BTP-BTTP năm 2020 trả lời ý kiến công dân về từ chối công chứng việc khai nhận bất động sản ở Việt Nam của người không có quốc tịch Việt Nam. như sau: - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó (theo khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015). - Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật (tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015). Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản, tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”. Ngoài ra, theo điểm b khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền: - Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013. - Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở”. Căn cứ vào các quy định nêu trên thì người nước ngoài có đủ điều kiện có thể yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản là bất động sản ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. Công chứng viên căn cứ vào yêu cầu công chứng, hồ sơ yêu cầu công chứng vụ việc cụ thể để xem xét, quyết định việc công chứng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Người nước ngoài có bị từ chối công chứng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam không? (Hình từ Internet) Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm những gì? Theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà đất tại Việt Nam như sau: Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm sau đây: - Đối với cá nhân là người nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan. - Đối với cá nhân là người nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. Người nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải có nghĩa vụ gì? Căn cứ theo Điều 162 Luật Nhà ở 2014 quy định về người nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải có nghĩa vụ sau đây: - Cá nhân là người nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014 có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở 2014. - Cá nhân là người nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây: + Được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở. + Kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. + Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Trân trọng!
CÁC CÂU HỎI KHÁC