Câu hỏi : Công chứng viên được từ chối công chứng hợp đồng trong trường hợp nào?
Nội dung: Cho tôi hỏi, công chứng viên được từ chối công chứng hợp đồng trong trường hợp nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Công chứng viên được từ chối công chứng hợp đồng trong trường hợp nào? Căn cứ quy định Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên như sau: Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 1. Công chứng viên có các quyền sau đây: a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng; b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng; c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này; d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng; đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Như vậy, công chứng viên được từ chối công chứng hợp đồng trong trường hợp hợp đồng công chứng vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Công chứng viên hành nghề công chứng có các nguyên tắc nào? Căn cứ quy định Điều 4 Luật Công chứng 2014 quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng như sau: Nguyên tắc hành nghề công chứng 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Khách quan, trung thực. 3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng. Như vậy, công chứng viên hành nghề công chứng có các nguyên tắc sau đây: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Khách quan, trung thực. - Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng. Công chứng viên được từ chối công chứng hợp đồng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet) Hình thức hành nghề của công chứng viên như thế nào? Căn cứ quy định Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên như sau: Hình thức hành nghề của công chứng viên 1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm: a) Công chứng viên của các Phòng công chứng; b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng; c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng. 2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức. Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động. Như vậy, hình thức hành nghề của công chứng viên được quy định như sau: - Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm: + Công chứng viên của các Phòng công chứng; + Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng; + Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng. - Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên của các Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức. Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2014 và pháp luật về lao động. Nghĩa vụ của công chứng viên được quy định như thế nào? Căn cứ quy định khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên như sau: Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ... 2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng; b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng; c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng; đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm; g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh; h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên; k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Như vậy, nghĩa vụ của công chứng viên được quy định như sau: - Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng; - Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng; - Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; - Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng; - Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; - Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh; - Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; - Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trân trọng!
CÁC CÂU HỎI KHÁC