Câu hỏi : Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng hay không?
Nội dung: Cho tôi hỏi, công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng hay không? Nhờ anh chị giải đáp.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng hay không? Căn cứ quy định Điều 7 Luật Công chứng 2014 bị thay thế bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; ... Như vậy, việc từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng là hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng. Do đó công chứng viên không có quyền từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng. Công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng hay không? (Hình từ Internet) Công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng bị xử phạt như thế nào? Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau: Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định; b) Công chứng không đúng thời hạn quy định; c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định; d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt; g) Không tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm; i) Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định; k) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định; l) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng; m) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung; n) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng. ... Như vậy, công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP). Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng là bao lâu? Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. ..... Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng là 01 năm. Trân trọng!
CÁC CÂU HỎI KHÁC