Câu hỏi : Công ty do cuối tháng chưa có tiền nên thường xuyên đóng tiền bảo hiểm vào đầu tháng sau (ví dụ: bảo hiểm tháng 7 nhưng đóng 10/8). Nếu xử lý thì chỉ tính tháng gần nhất hay tính quá trình kiểm tra? (Ví dụ kiểm tra quá trình 2021-2022, có tháng 7 đóng chậm như vậy).
Nội dung: Công ty do cuối tháng chưa có tiền nên thường xuyên đóng tiền bảo hiểm vào đầu tháng sau (ví dụ: bảo hiểm tháng 7 nhưng đóng 10/8). Nếu xử lý thì chỉ tính tháng gần nhất hay tính quá trình kiểm tra? (Ví dụ kiểm tra quá trình 2021-2022, có tháng 7 đóng chậm như vậy).
Người gửi : Công ty TNHH Wonjin Vina
Trả lời của: BHXH tỉnh Bắc Giang
Nội dung: Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật BHXH 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. ‘’Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội’’. Theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì doanh nghiệp áp dụng đóng BHXH theo phương thức đóng hằng tháng trừ đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. “Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước” Như vậy: ngày cuối cùng của tháng mà công ty không đóng tiền BHXH của tháng đó mà đóng vào ngày 10 của tháng sau là vi phạm Luật BHXH.
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : Trần Hữu Mạnh
Đơn vị trả lời : Nguồn thuvienphapluat.vn