Câu hỏi : Trong quá trình phối hợp cùng các lực lượng chức năng xử lý một số vấn đề nổi cộm tại KCN như bán hàng rong, lạng lách đánh võng, đua xe máy... chúng tôi nhận thấy mức xử lý vi phạm còn quá nhẹ. Ví dụ như: - Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Mức xử lý người bán hàng rong từ 300.000đ – 400.000đ với cá nhân, và từ 600.000đ – 800.000đ với tổ chức ngoài đô thị( các KCN hiện nay chủ yếu ngoài đô thị) - Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2021/NĐ – CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Và kèm theo hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ– CP. Các hành động nêu trên gây nhiều hệ lụy và bất ổn cho công nhân viên trong các KCN như: An toàn VSTP, tai nạn... Vì vậy chúng tôi có kiến nghị nâng cao mức xử phạt để tăng tính răn đe, ngăn chặn tái phạm.
Nội dung: Trong quá trình phối hợp cùng các lực lượng chức năng xử lý một số vấn đề nổi cộm tại KCN như bán hàng rong, lạng lách đánh võng, đua xe máy... chúng tôi nhận thấy mức xử lý vi phạm còn quá nhẹ. Ví dụ như: - Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Mức xử lý người bán hàng rong từ 300.000đ – 400.000đ với cá nhân, và từ 600.000đ – 800.000đ với tổ chức ngoài đô thị( các KCN hiện nay chủ yếu ngoài đô thị) - Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2021/NĐ – CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Và kèm theo hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ– CP. Các hành động nêu trên gây nhiều hệ lụy và bất ổn cho công nhân viên trong các KCN như: An toàn VSTP, tai nạn... Vì vậy chúng tôi có kiến nghị nâng cao mức xử phạt để tăng tính răn đe, ngăn chặn tái phạm.
Người gửi : .Công ty TNHH FUGIANG
Trả lời của: Công an tỉnh Bắc Giang
Nội dung: 1. Về phản ánh: Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt về hành vi vi phạm: “Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị”. Đối với cá nhân bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Mức xử phạt vi phạm đối với một số hành vi trong lĩnh vực giao thông còn quá nhẹ: - Hiện nay, phần lớn những người bày, bán hàng hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị đều xác định đây là một nghề để họ mưu sinh kiếm sống nên việc xử phạt vi phạm hành chính đối với họ chỉ là giải pháp giải quyết phần ngọn, không mang tính bền vững, lâu dài. - Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, thời gian tới: + Công an tỉnh đã chỉ đạo Tổ CSGT tăng cường công tác TTKS, xử lý các trường hợp không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe (đặc biệt các trường hợp dừng, đỗ xe mua, bán hàng). Kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở người dân không bày, bán hàng, lấn chiếm sử dụng trái phép lòng, lề đường vi phạm hành lang an toàn giao thông. Do đây là nghề mưu sinh của một bộ phận người dân và do thói quen “tiện mua hàng hóa, có cầu thì sẽ có cung” nên để xử lý dứt điểm tình trạng này sẽ rất khó khăn nếu không có sự vào cuộc của các lực lượng. + Kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có các giải pháp đồng bộ từ như: Bố trí điểm bán hàng tập trung; Xây dựng các khu chợ dân sinh phục vụ nhu cầu của người mua cũng như của người bán; Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho những người dân bán hàng nhỏ, lẻ, bán hàng rong... + Công an tỉnh xin tiếp thu ý kiến của Quý doanh nghiệp và trong Hội nghị sơ kết, tổng kết, Công an tỉnh sẽ kiến nghị cấp trên, Sở Tư pháp đề xuất Tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trên. 2. Về phản ánh: mức xử phạt đối với hành vi đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép như hiện nay là đủ sức răn đe đối với người vi phạm: - Theo Điều 34, Nghị đinh 100/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) Ngoài bị phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, thì người vi phạm còn phải chịu các hình thức phạt bổ sung là: Tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng; Tịch thu phương tiện. Việc tịch thu phương tiện là một trong các biện pháp mạnh, góp phần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, để hành vi vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. - Mặt khác, đối với hành vi đua xe trái phép còn bị Truy cứu TNHS Căn cứ theo Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tội đua xe trái phép được quy định như sau: - Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. - Khung 2: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. - Để phòng ngừa vi phạm đua xe trái phép Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng: Phòng Cảnh sát giao thông, Công an huyện; lực lượng CSTT, phản ứng nhanh... sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, nắm tình hình tuyến, địa bàn, xử lý nghiêm ngay từ ban đầu khi phát hiện có các dấu hiệu tụ tập đua xe, bốc đầu trong KCN hoặc phóng nhanh, vượt ẩu; đồng thời tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức để Nhân dân biết, chấp hành các quy định của pháp luật. - Đề nghị Nhân dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm, thực hiện ghi hình và phản ánh đến lực lượng chức năng qua Trang thông tin điện tử, Fanpage của Công an tỉnh, các nhóm Zalo kết nối giữa lực lượng Công an với doanh nghiệp, người dân, nhóm Zalo Phòng CSGT hoặc SĐT của Phòng CSGT (02043854789) để tiếp nhận, kiểm tra, xử lý theo quy định.
CÁC CÂU HỎI KHÁC