Câu hỏi : Vụ án hình sự bị tạm đình chỉ điều tra khi nào?
Nội dung: Cho tôi hỏi khi nào thì sẽ tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự? Mong được giải đáp!
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Vụ án hình sự bị tạm đình chỉ điều tra khi nào? Căn cứ theo Điều 229 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về tạm đình chỉ điều tra như sau: Tạm đình chỉ điều tra 1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp: a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra; b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra; c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. d) Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này. ... Đồng thời tại Điều 443 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo như sau: Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo 1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. ... Theo đó, hiện nay sẽ có 04 căn cứ để tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với cá nhân phạm tội gồm: (1) Chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án; (2) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo; (3) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra; (4) Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra. Ngoài ra, đối với pháp nhân phạm tội sẽ tạm đình chỉ điều tra vụ án khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Vụ án hình sự bị tạm đình chỉ điều tra khi nào? (Hình từ Internet) Cơ quan có nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm những cơ quan nào? Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau: Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: - Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; - Các cơ quan của Hải quan; - Các cơ quan của Kiểm lâm; - Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; - Các cơ quan của Kiểm ngư; - Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Lưu ý: các quy định chi tiết về cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và cơ quan điều tra có quan hệ như thế nào? Theo Điều 40 Luật Tổ chức chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra như sau: - Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, giữa Cơ quan Điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra là quan hệ phân công và phối hợp. - Cơ quan Điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Điều tra. - Cơ quan Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án. - Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền Điều tra thì Cơ quan Điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các hoạt động Điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Luật Tổ chức chức cơ quan điều tra hình sự 2015; khi đã xác định được thẩm quyền Điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết. - Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra trong hoạt động Điều tra. Trân trọng!
CÁC CÂU HỎI KHÁC