Câu hỏi : Tôi và chồng đã kết hôn cách đây 20 năm, tuy nhiên không có con. Bạn tôi sắp sinh nhưng không có đủ điều kiện để nuôi, vì vậy tôi muốn nhận nuôi đứa trẻ và sẽ gửi cho bạn ấy một khoản tiền. Mẹ đứa trẻ cũng đồng ý. Chúng tôi thỏa thuận thời điểm sinh xong, khi làm giấy chứng sinh sẽ viết tên người mẹ là tên tôi để tiện cho việc làm giấy khai sinh cho con sau này. Tuy nhiên một số người tư vấn cho tôi làm như vậy là mua bán trẻ con trái phép. Xin hỏi như vậy có đúng không? Trường hợp này tôi nên xử lý như thế nào cho đúng quy định? Xin cảm ơn.
Nội dung: Tôi và chồng đã kết hôn cách đây 20 năm, tuy nhiên không có con. Bạn tôi sắp sinh nhưng không có đủ điều kiện để nuôi, vì vậy tôi muốn nhận nuôi đứa trẻ và sẽ gửi cho bạn ấy một khoản tiền. Mẹ đứa trẻ cũng đồng ý. Chúng tôi thỏa thuận thời điểm sinh xong, khi làm giấy chứng sinh sẽ viết tên người mẹ là tên tôi để tiện cho việc làm giấy khai sinh cho con sau này. Tuy nhiên một số người tư vấn cho tôi làm như vậy là mua bán trẻ con trái phép. Xin hỏi như vậy có đúng không? Trường hợp này tôi nên xử lý như thế nào cho đúng quy định? Xin cảm ơn.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Hành vi mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP; hành vi mua bán người dưới 16 tuổi là những hành vi sau: “2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.” Theo quy định của pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là mua để làm con nuôi là trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn hiếm muộn con và mẹ đứa trẻ không có điều kiện để nuôi bé, bạn có thể thỏa thuận hỗ trợ gia đình mẹ đứa trẻ và chấp thuận nhận con nuôi có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ hợp tình, hợp lý hơn. Bởi mục đích của việc nuôi con nuôi cũng là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Việc nhận nuôi con hợp pháp thì quyền và lợi ích của con nuôi không khác gì đối với con đẻ. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cha, mẹ nuôi có hoàn toàn có quyền thay đổi giấy khai sinh của con và thay đổi cả họ, tên của con, vì vậy nếu muốn sau nay bạn có thể thay đổi giấy khai sinh của bé mà bạn nhận nuôi.
CÁC CÂU HỎI KHÁC