Câu hỏi : Công ty Z có kí kết hợp đồng thời hạn 12 tháng với một nhân viên bảo vệ được 2 năm. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhân viên này không chủ động trong công việc và đã có lần để kẻ gian phá hoại tài sản của Công ty nên Công ty quyết định chấm dứt hợp đồng. Công ty Z đã thông báo về việc chấm dứt hợp đồng với nhân viên này bằng "lời nói" trước 1 tháng mà không thông qua văn bản, sau khi thời hạn hợp đồng đã hết tôi đã ký hợp đồng bảo vệ với người khác. Vậy việc làm của Công ty Z có sai quy định không? Nếu sai thì trách nhiệm Công ty Z bị xử lý như thế nào?
Nội dung: Công ty Z có kí kết hợp đồng thời hạn 12 tháng với một nhân viên bảo vệ được 2 năm. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhân viên này không chủ động trong công việc và đã có lần để kẻ gian phá hoại tài sản của Công ty nên Công ty quyết định chấm dứt hợp đồng. Công ty Z đã thông báo về việc chấm dứt hợp đồng với nhân viên này bằng "lời nói" trước 1 tháng mà không thông qua văn bản, sau khi thời hạn hợp đồng đã hết tôi đã ký hợp đồng bảo vệ với người khác. Vậy việc làm của Công ty Z có sai quy định không? Nếu sai thì trách nhiệm Công ty Z bị xử lý như thế nào?
Người gửi : Hà Thanh Thủy
Trả lời của: Sở Tư pháp Bắc Giang
Nội dung: Khoản 1 Điều 36 Bộ luật năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã gao kết đến hết nhiệm kỳ quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này." Điều 47 Bộ luật năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: "1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán." Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên, việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn khi hết hạn phải được thể hiện bằng văn bản. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động bị xử lý theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết là Nghị định số 95/2013/NĐ-CP) như sau: "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn."
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : Trần Hữu Mạnh
Đơn vị trả lời : Nguồn thuvienphapluat.vn