Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 09/09/2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Về việc ban hành "Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ô tô"

_____________________


 

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999;

Căn cứ Nghị định 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 82/TB-VPCP ngày 16/6/2003;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ô tô.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 17/TĐC-QĐ ngày 17/02/1992, Quyết định số 182/TĐC-QĐ ngày 13/8/1994, Quyết định số 176/TĐC-QĐ ngày 18/7/1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2003/QĐ-BKHCN
ngày
31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Quy định chung

1.1. Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam.

1.2. Lắp ráp ô tô là việc sử dụng toàn bộ các linh kiện hoàn toàn mới để lắp ráp ô tô các loại theo thiết kế, mang nhãn hiệu trong nước hoặc nước ngoài, phù hợp các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và các quy định liên quan khác của pháp luật.

1.3. Giải thích thuật ngữ:
1.3.1. Ô tô là phương tiện cơ giới đường bộ có kết cấu và đặc tính kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 - Phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa (hoặc TCVN bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn này).
1.3.2. Linh kiện được hiểu là các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận để lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh.
1.3.3. Linh kiện nội địa hoá là linh kiện được sản xuất, chế tạo trong nước thay thế phần nhập khẩu.
1.3.4. Lắp ráp CKD là việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh.
1.3.5. Lắp ráp IKD là việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh.
1.3.6. Tỷ lệ nội địa hóa của ô tô là tỷ lệ phần trăm của linh kiện nội địa hóa so với ô tô hoàn chỉnh.
1.3.7. Tỷ lệ nội địa hóa mục tiêu là tỷ lệ nội địa hóa cần phải đạt được trong từng thời kỳ, được quy định tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002, cụ thể như sau:
Về loại xe phổ thông: đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).
Về loại xe chuyên dùng: đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010.
Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-25% vào năm 2005 và 40-45% vào năm 2010. Xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35-40% vào năm 2010.

2. Yêu cầu đối với loại hình lắp ráp ô tô CKD

2.1. Loại hình lắp ráp ô tô CKD phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thân ô tô: Rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện. Trường hợp đặc biệt phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khung ô tô: Đã liên kết với nhau và chưa sơn tĩnh điện. Đối với khung xe có chiều dài từ 3,7m trở lên, được phép sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
Động cơ: Hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số.
Hệ thống truyền động: Đã hoặc chưa lắp cùng với hệ thống phanh.
Hệ thống điện, đèn và tiện nghi: Hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi trong ô tô để rời.

2.2. Phụ lục 1, 2, 3, 4 là các ví dụ minh hoạ về mặt kết cấu mức độ rời rạc của các linh kiện theo loại hình lắp ráp CKD đối với ô tô các loại. Trường hợp các linh kiện có kết cấu khác thì không tính đến khi xác định loại hình.

3. Yêu cầu đối với loại hình lắp ráp ô tô IKD:
Loại hình lắp ráp ô tô IKD có mức độ rời rạc của các linh kiện giống như loại hình lắp ráp CKD nhưng có một phần linh kiện nội địa hoá.
Các doanh nghiệp cần phải phấn đấu đạt được tỷ lệ nội địa hóa mục tiêu nói tại Mục 1.3.7 nói trên. Các biện pháp khuyến khích và quản lý thích hợp để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu này sẽ do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định và ban hành.

4. Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá

Tỷ lệ nội địa hoá được xác định theo công thức:  N = Z - I
Trong đó:
N là tỷ lệ nội địa hoá của ô tô.
Z = 100%, là tỷ lệ giá trị của ô tô hoàn chỉnh.
I là tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị linh kiện nhập khẩu.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tỷ lệ phần trăm giá trị các linh kiện đồng bộ của từng loại ô tô trong một văn bản khác.

5. Tổ chức thực hiện 
Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định này tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô./.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 09/09/2003
Về việc ban hành "Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ô tô"
Số kí hiệu 20/2003/QĐ-BKHCN Ngày ban hành 31/07/2003
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 09/09/2003
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Khoa học và Công nghệ Thứ trưởng Bùi Mạnh Hải
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

09/09/2003

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 20/2003/QĐ-BKHCN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
31/07/2003 Văn bản được ban hành 20/2003/QĐ-BKHCN
09/09/2003 Văn bản có hiệu lực 20/2003/QĐ-BKHCN
17/03/2005 Văn bản hết hiệu lực 20/2003/QĐ-BKHCN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh