Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 11/06/2001

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC,CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 82/2001/QĐ-TTgngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng,mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ chủ yếu và Danh mục các Chương trìnhKhoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005;

Căn cứ Quyết định số:17/2001/QĐ-BKHCNMT về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chươngtrình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu mới";

Xét đề nghị của các Ông, Bà Vụtrưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

                                               

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Danh mục Đề tài để tuyển chọn đợt 1 thuộc Chương trình Khoahọc và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu mới", Mã số: KC.02(Phụ lục kèm theo).

Điều 2: Các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụtrưởng Vụ Kế hoạch, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quanthuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày.

 

 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI ĐỂ TUYỂN CHỌN ĐỢT I THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005:

"NGHIÊN CỨU KHOAHỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MỚI", MÃ SỐ KC.02

(Kèm theo Quyết định số:27/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường)

TT

Tên đề tài

Mục tiêu

Dự kiến sản phẩm

1

2

3

4

1

Nghiên cứu sử dụng quặng sắt Thạch Khê để phát triển ngành Thép Việt Nam

- Dựa vào nguồn quặng sắt trong nước để phát triển ngành Thép;

- Xác định được các giải pháp kỹ thuật và kinh tế để định hướng cho việc lập báo cáo khả thi của mỏ sắt Thạch Khê;

- Hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia phối hợp với đối tác nước ngoài lập báo cáo khả thi mỏ sắt Thạch Khê.

Công nghệ thích hợp xử lý quặng sắt Thạch Khê để bổ sung và hoàn thiện cho các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật làm tiền đề cho Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp Luyện kim công suất 4,5 triệu tấn/năm trong kế hoạch 2001 - 2005;

- Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật.

2

Nghiên cứu công nghệ tiên tiến sản xuất Alumin từ quặng tinh Bô-xit Tân Rai - Lâm Đồng và điện phân nhôm đạt chất lượng thương phẩm

- Dựa vào nguồn quặng Bô- xit Tân Rai - Lâm Đồng làm xuất phát điểm để phát triển ngành Nhôm Việt Nam;

- Xác định được các giải pháp công nghệ và kinh tế - kỹ thuật thích hợp để cung cấp cho việc hoàn thiện báo cáo khả thi;

- Tập hợp, củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để phát triển ngành Nhôm.

- Giải pháp kỹ thuật tuyển rửa quặng;

- Quy trình công nghệ luyện Alumin và điện phân Nhôm; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ sản xuất Alumin và Nhôm.

 

1

2

3

4

3

Công nghệ xử lý quặng sắt nghèo phía Bắc phục vụ Dự án đầu tư và phát triển Công ty Gang Thép Thái Nguyên

- Nghiên cứu công nghệ xử lý quặng sắt Qúy Sa;- Xác định khả năng áp dụng công nghệ luyện kim phi cốc cho các loại quặng nghèo làm cơ sở phát triển khâu thượng nguồn tạo phôi cho các nhà máy luyện kim phía Bắc.

- Công nghệ khai tuyển;

- Đề xuất hướng lựa chọn công nghệ luyện kim phi cốc tạo phôi thép cho các nhà máy phía Bắc;- Xác định các giải pháp kinh tế - kỹ thuật xử lý Mangan trong quặng để cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng công nghệ luyện kim phi cốc cho các loại quặng nghèo.

4

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất một số loại Fero (Fe-RE-Mg; Fe-Ti và xỉ Titan)

- Chế biến sâu các loại khoáng sản để luyện một số loại Fero đạt tiêu chuẩn thương mại;- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; quy trình công nghệ hợp lý luyện một số loại Fero chất lượng cao.

- Công nghệ luyện Fe-RE-Mg; Fe-Ti và xỉ Titan;- Các sản phẩm phục vụ cho luyện các loại thép hợp kim:

Fe-RE-Mg:Si 45% RE 10% Mg 5% Fe 40%

Fe-Ti:Ti 30% còn lại là Fe.

5

Công nghệ chế tạo vật liệu composite nền kim loại

- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo vật liệu composite nền kim loại bằng phương pháp đúc và luyện kim bột;

- Tạo ra sản phẩm thương mại phục vụ cho một số ngành kinh tế quốc dân.

- Công nghệ chế tạo compoeite đúc hoặc bằng phương pháp luyện kim bột, được áp dụng tại các ngành: cơ khí, xi măng, luyện kim; công nghiệp quốc phòng.

6

Công nghệ tuyển và xử lý cao lanh A Lưới

- Xây dựng được quy trình công nghệ tuyển, lọc, chế biến và sử dụng cao lanh A Lưới phục vụ cho sản xuất các sản phẩm sành sứ cao cấp.

- Qui trình xử lý cao lanh để sản xuất sứ cao cấp;.

- Các quy trình sản xuất sản phẩm sứ dân dụng cao cấp và sứ mỹ nghệ trên cơ sở cao lanh A Lưới..

 

1

2

3

4

7

Công nghệ sản xuất vật liệu Cordierite - Mulilit và Cacbua Sillic dùng trong lò nung gốm sứ

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm tấm kê, trụ đỡ trong lò nung gốm sứ bằng vật liệu mới Cordierite - Mulilit và Cacbua Sillic.

- Các loại tấm kê Cordierite - Mulilit;

- Các loại tấm kê Cacbua Sillic;

- Các loại trụ đỡ tấm kê;

- Quy trình công nghệ sản xuất ổn định.

8

Công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác xử lý khí từ các lò đốt chất thải y tế.

- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các vật liệu xúc tác để sử dụng trong các lò đốt chất thải y tế đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

- Các bộ lọc khí bằng vật liệu xúc tác;

- Quy trình công nghệ ổn định để sản xuất hàng loạt. lò đốt theo tiêu chuẩn TCVN 5662-1999 và tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

9

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme composite lai tạo

- Làm chủ được những công nghệ hiện đại của thế giới trong lĩnh vực vật liệu polyme composite lai tạo, sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đưa vào sản xuất công nghiệp, tiến tới tự xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo.

- Các panel trần, vách ngăn và mui của các loại toa xe chất lượng cao và các sản phẩm tương tự;

- Các loại vật liệu composite cốt sợi thực vật;

- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm có khả năng đưa vào ứng dụng trong công nghiệp.

10

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nanopolyme -composite

- Nghiên cứu chế tạo triển khai ứng dụng vật liệu nano - composite;

- Chế tạo và ứng dụng vật liệu nano - composite trên cơ sở vật liệu polyme được biến tính bằng nano - clay.

- Các sản phẩm: màng làm bao bì, cao su kỹ thuật, vật liệu composite chịu ăn mòn và chịu nhiệt;

- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm có khả năng đưa vào ứng dụng trong công nghiệp.

 

1

2

3

4

11

Nghiên cứu chế tạo vật liệu cao su blend ứng dụng trong kỹ thuật ngụy trang và đập thuỷ lợi

- Chế tạo các tấm lớp phủ, lớp xốp, và vật liệu bảo vệ phục vụ cho mục đích chống nhiễu, nguỵ trang dân sự và quốc phòng.

- Các loại vật liệu và sản phẩm cao su cách điện, cao su thiên nhiên biến tính;

- Đập thuỷ lợi bằng cao su, vải địa kỹ thuật cho các công trình xây dựng và giao thông;

- Màng cao su nguỵ trang khí tài kim loại;

- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm có khả năng đưa vào ứng dụng trong công nghiệp.

12

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme phân huỷ sinh học

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vật liệu polyme có khả năng tự phân huỷ trong môi trường để làm túi, bao bì, màng mỏng che phủ.

- Các sản phẩm mẫu: bầu ươm cây giống, màng mỏng tự huỷ, thử nghiệm đánh giá các sản phẩm mẫu;

- Quy trình công nghệ ổn định có thể sản xuất quy mô pilốt với giá thành sản phẩm hợp lý.

13

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme siêu hấp thụ nước

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vật liệu siêu trương nở để sử dụng giữ ẩm cho đất nhằm cải tạo đất đồi trung du và miền núi;

- Xây dựng công nghệ sấy, công nghệ sử dụng phù hợp.

- Nắm vững bản chất cơ chế tự phân huỷ, đánh giá khả năng tự phân huỷ trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm tại hiện trường;

- Polyme có độ trương nở đạt 350 lần trong nước cất, 65 lần trong Urin và nước muối sinh lý; không độc hại, phân huỷ sinh học trong đất, thời gian tác dụng từ 6 tháng đến 1 năm;

- Quy trình công nghệ ổn định có thể sản xuất pilốt với giá thành sản phẩm hợp lý.

 

1

2

3

4

14

Nghiên cứu bảo vệ ca tốt chống ăn mòn cho cốt thép bê tông trong môi trường khí quyển biển và môi trường khí quyển công nghiệp.

- Đưa ra được các giải pháp công nghệ mới chống sự nứt vỡ của bê tông và sự ăn mòn cốt thép trong bê tông của các công trình xây dựng gần biển và khu công nghiệp.

- Chế độ bảo vệ catốt cho cốt thép trong bê tông trong các môi trường khí hậu;

- Các hợp kim anốt hy sinh và các loại vữa tương ứng để bảo vệ catốt cho cốt thép trong bê tông;

- Phương pháp lắp đặt, theo dõi các hệ thống bảo vệ catốt bằng dòng ngoài và bằng anốt hy sinh.

- Giải pháp thi công lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công nghệ và thiết bị bảo quản.

15

Nghiên cứu thử nghiệm khí hậu một số vật liệu nhằm xây dựng công nghệ bảo quản máy móc tổng thành (trong đó có vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự) chống ăn mòn khí quyển.

- Thử nghiệm khí hậu một số vật liệu kim loại , sơn, dầu mỡ, lớp phủ polyme, vật liệu bao gói và vật liệu bao gói có chất ức chế bay hơi...trong một số vùng khí hậu đặc thù (Hà Nội, Đồ Sơn, Cam Ranh, Sài Gòn...);

- Nghiên cứu thử nghiệm vật liệu trong các công nghệ bảo quản (4 công nghệ khác nhau) .

- Bộ số liệu xâm thực ăn mòn của môi trường khí hậu và về độ bền ăn mòn của các vật liệu và lớp phủ trong các vùng khí hậu khác nhau;

- Các quy trình công nghệ bảo quản vật liệu và khí tài bằng phương pháp duy trì chế độ bảo quản thích hợp;

- Yếu tố môi trường khí hậu Việt Nam gây ăn mòn và phá huỷ vật liệu, phân loại theo ISO.

 

1

2

3

4

16

Vật liệu cảm biến

- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo một số loại vật liệu và linh kiện cảm biến đo các thông số môi trường để sản xuất loạt nhỏ và sử dụng trong thực tiễn;

- Chế tạo loạt nhỏ một số loại gốm bán dẫn, linh kiện bảo vệ điện áp và bộ đốt nóng tự điều chỉnh.

- Các linh kiện cảm biến đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế các linh kiện nhập ngoại;

- Các sensor nhạy áp suất và các biến tử từ giảo, sensor đo từ trường, sensor chuyển mạch;

- Quy trình công nghệ sản xuất loạt nhỏ vật liệu và linh kiện cảm biến.

- Các linh kiện bảo vệ điện áp dùng trong thiết bị điện tử và thông tin;

- Các bộ đốt nóng tự điều chỉnh ở các giải nhiệt độ khác nhau.

17

Vật liệu từ tính mới dạng khối , dạng màng mỏng và nano tinh thể

- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các loại vật liệu từ tính mới có các tính năng đặc biệt dạng khối và dạng màng mỏng (đa lớp, đơn lớp);

- Sử dụng các loại vật liệu trên để chế tạo các loại linh kiện, dụng cụ, thiết bị điện tử chuyên dụng;

- Xây dựng các quy trình công nghệ chế tạo một số vật liệu nguội nhanh và vật liệu tinh thể nano có từ tính dặc biệt.

- Các loại pin dung lượng cao, không ô nhiễm môi trường;

- Các nam châm có năng lượng từ cao và nhiệt độ Curie cao;

- Các thiết bị dò siêu âm nhỏ, nhậy, tần số hoạt động lớn;

- Các màng mỏng ghi từ dung lượng cao, các linh kiện tiếp xúc tunel;

- Nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B kết dính đẳng hướng có năng lượng từ (BH)max~ 10á 12 MG.Oe sử dụng thay thế các nam châm vĩnh cửu nhập ngoại...

- Các màng điện cực cho các linh kiện điện tử oxit.

18

Vật liệu quang tử cấu trúc planar

Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo vật liệu quang tử cấu trúc planar sử dụng trong thông tin quang học.

- Các vật liệu có chiết suất xác định và cấu trúc lớp;

- Các vật liệu dùng làm cấu trúc dẫn sóng planar.;

- Quy trình công nghệ chế tạo các vật liệu..

 

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 11/06/2001
Về việc phê duyệt danh mục Đề tài để tuyển chọn đợt 1 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu mới"
Số kí hiệu 27/2001/QĐ-BKHCNMT Ngày ban hành 11/06/2001
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 11/06/2001
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực Khoa học, Công nghệ
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Khoa học công nghệ - Môi trường Bộ Trưởng Chu Tuấn Nhạ
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

11/06/2001

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 27/2001/QĐ-BKHCNMT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
11/06/2001 Văn bản được ban hành 27/2001/QĐ-BKHCNMT
11/06/2001 Văn bản có hiệu lực 27/2001/QĐ-BKHCNMT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh