Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 29/01/2002

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân

và nhà giáo ưu tú lần thứ tám

Thi hànhPháp lệnh ngày 30-5-1985 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52/HĐBT ngày26-4-1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc xét tặng danh hiệuNhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú, trên cơ sở đánh giá kết quả 7 đợt phongtặng danh hiệu vinh dự nhà giáo từ năm 1988 đến năm 2000, nay Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng, thay mặt Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhàgiáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhàgiáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú lần thứ tám như sau:

I. Đối tượng:

1. Cô nuôidạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở,giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dạy xoá mù chữ, giáo viên bổ túc vănhoá, giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Giáo viêncác trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp; giảng viên các trường caođẳng, trường đại học, các trường Đảng, đoàn thể và các trường, học viện, cơ sởgiáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

3. Cán bộ,công chức làm nhiệm vụ quản lý trường học, chỉ đạo tại các cơ quan quản lý giáodục và nghiên cứu giáo dục.

(Các đối tượngkể trên hiện đang là cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên cơ hữu tại các trườngngoài công lập cũng được xét như các đối tượng đang công tác tại các trườngcông lập)

II. Tiêuchuẩn:

1. Tiêuchuẩn Nhà giáo nhân dân:

a. Đạo đức:

Trung thànhvới Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng vì sựnghiệp giáo dục, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, gương mẫu, mô phạm,thực sự là tấm gương sáng.

b. Có tàinăng sư phạm xuất sắc, có nhiều công lao lớn đối với sự nghiệp giáo dục của dântộc, cụ thể là:

Có nhiềuthành tích xuất sắc, công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổimới sự nghiệp giáo dục.

Trong côngtác giảng dạy đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, thể hiện tài năng sư phạm xuấtsắc, có nhiều học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, gópphần đào tạo nhân tài cho đất nước.

Hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị trở thành trườnghọc tiên tiến xuất sắc hoặc mô hình phát triển giáo dục.

Có nhiềusáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi đạthiệu quả cao trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) đượcHội đồng khoa học cấp Bộ xếp hạng cao.

c. ảnh hưởngcủa nhà giáo:

Có nhiềuthành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn vànghiên cứu khoa học, có năng lực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡngnghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra chuyên môn đạt kết quả cao.

Có uy tínlớn và ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được đồng nghiệp thừanhận là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dânkính trọng.

d. Đã trựctiếp giảng dạy ít nhất 15 năm:

Những ngườicó thời gian công tác từ 10 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

Cán bộ, giáoviên được điều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước;những người giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3năm.

Cán bộ, côngchức đang công tác ở các cơ quan quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục phảicó ít nhất 10 năm trực tiếp giảng dạy trong số 15 năm công tác.

2. Tiêuchuẩn Nhà giáo ưu tú:

a. Đạo đức:

Trung thànhvới Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tha thiết yêu nghề, hết lòng thương yêuchăm sóc giáo dục học sinh, đạo đức gương mẫu.

b. Có tàinăng sư phạm, có nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục, cụ thể là:

Trong côngtác giảng dạy có chất lượng tốt, đạt hiệu quả rõ rệt, thể hiện tài năng sưphạm, có nhiều học sinh giỏi.

Hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều công lao xây dựng đơn vị, trường học trởthành đơn vị tiên tiến xuất sắc.

Có cải tiếnhoặc sáng kiến, kinh nghiệm, hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụngđạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục (hoặc quản lý giáo dục) đượcHội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng.

c. ảnh hưởngcủa nhà giáo:

Có nhiềuthành tích bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ, có nănglực và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng, kiểm tra và thanh tra chuyênmôn.

Có ảnh hưởngrộng rãi ở địa phương, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.

d. Đã trựctiếp giảng dạy ít nhất 10 năm.

Những ngườicó thời gian công tác từ 7 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên đượcđiều động đi công tác B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhữngngười giảng dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, ngoài trời thì được giảm 3 năm.

Cán bộ, côngchức công tác ở các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục phải có ít nhất 7năm trực tiếp giảng dạy trong số 10 năm công tác.

3. Vậndụng tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục vớidanh hiệu Nhà giáo nhân dân:

Những ngườiđược xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải là nhà giáo đã được Nhà nướcphong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đủ thời gian 6 năm trở lên (từ năm 1996 vềtrước) và đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Về tài năng sưphạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục trong thời gian từ sau năm đượcphong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đến nay cần được xác định thể hiện rõ cácyêu cầu sau:

a. Có nhiềuthành tích xuất sắc, công lao lớn đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổimới sự nghiệp giáo dục.

b. Có nhiềusáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượnggiáo dục - đào tạo được Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá và xếp hạng cao.

c. Tiếp tụcgiữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nhà giáo ưu tú, là nhà giáo đầu đàn tiêubiểu có uy tín lớn, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội.

4. Vậndụng tiêu chuẩn: Có tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáo dục vớidanh hiệu Nhà giáo ưu tú:

Những ngườiđược xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt cả 4 tiêu chuẩn của danh hiệu,trong đó cần xác định rõ tài năng sư phạm và công lao đối với sự nghiệp giáodục với từng ngành học, bậc học cụ thể là:

a. Đối vớicô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo:

Đánh giátrên cơ sở chất lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, thực hiện các chuyên đềgiáo dục với chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, giữ vững số lượng,nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường; thương yêu, chăm sóc các cháu bằng tình thươngcủa người mẹ thứ hai.

Trong nuôidạy các cháu đã có sáng kiến, hoặc cải tiến để nuôi dạy các cháu được tốt hơn,được tập thể sư phạm từ cấp trường trở lên công nhận.

Đảm bảo thựchiện xuất sắc những mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non, góp phầnxây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành học.

Giúp đỡ, bồidưỡng được nhiều cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi; được đồngnghiệp tín nhiệm và thừa nhận là cô nuôi dạy trẻ giỏi, giáo viên mẫu giáo giỏi,tiêu biểu của địa phương, được cha mẹ các cháu tín nhiệm.

Hướng dẫn,vận động được nhiều cha mẹ các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp mớiđạt kết quả.

Có ít nhất 5năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp quận, huyện và cấp ngành giáodục tỉnh, thành phố ( từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏihoặc chiến sĩ thi đua cơ sở).

b. Đối vớigiáo viên tiểu học:

Thực hiệnxuất sắc nhiệm vụ của bậc tiểu học, có nhiều thành tích trong công tác chống mùchữ và phổ cập giáo dục tiểu học; trong giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quảcao; có nhiều học sinh xếp loại giỏi.

Có nhiềuđóng góp xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc; được đồng nghiệpthừa nhận là giáo viên giỏi tiêu biểu của bậc tiểu học ở địa phương; là nhàgiáo mẫu mực, tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kínhtrọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.

Có nhiềuthành tích giúp đỡ đồng nghiệp phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, bồi dưỡng độingũ giáo viên giỏi của trường, của địa phương.

Có cải tiến,hoặc sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, đượcHội đồng khoa học ngành Giáo dục từ cấp huyện trở lên công nhận.

Có ít nhất 5năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp quận huyện và cấp ngành giáodục tỉnh, thành phố (từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặcchiến sĩ thi đua cơ sở ).

Đối với giáoviên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ, giáo viên người dân tộc ít người, khi xem xét cần chúý tinh thần khắc phục khó khăn bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh, cónhiều biện pháp, giải pháp vận động được nhiều học sinh ra lớp, giữ vững sĩ số.

c. Đối vớigiáo viên trung học phổ thông ( trung học cơ sở, trung học phổ thông):

Giảng dạy,giáo dục học sinh đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động vàtrí thông minh của học sinh, có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp.

Được đồngnghiệp thừa nhận là giáo viên giỏi tiêu biểu của cấp học; là nhà giáo mẫu mực,là tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, chamẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.

Có nhiềuthành tích trong công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của trường,của địa phương.

Có nhiềuđóng góp xây dựng đơn vị trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc, góp phần xâydựng, ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Có cải tiến,sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trong giảng dạy, trong quản lý được Hội đồng khoahọc ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên đánh giá và công nhận.

Có ít nhất 5năm là giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp ngành giáo dục tỉnh, thành phố(từ năm 1999 trở đi tính theo danh hiệu giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cơsở ).

Đối với giáoviên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ, giáo viên người dân tộc ít người, khi xem xét cần chúý tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, dìu dắt học sinh, có nhiềuhọc sinh trưởng thành đóng góp xây dựng địa phương.

d. Đối vớigiáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:

Giảng dạyđạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều đóng góp để đổi mới mục tiêu, nộidung, chương trình đào tạo thích ứng với sự đổi mới của nền kinh tế. Có nhiềuđóng góp để đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho ngành vàđịa phương. Có nhiều học sinh giỏi cả về lý thuyết, kỹ năng và tay nghề.

Được đồngnghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên tiêu biểu của các trường trung họcchuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương, của ngành. Bồi dưỡng nhiều giáoviên có trình độ nghiệp vụ và tay nghề vững vàng.

Có nhiềucông lao xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc trong nhiềunăm, được học sinh tín nhiệm.

Có nhiềugiải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến được áp dụng mang lại hiệu quả, đượcHội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng.

Có ít nhất 5năm được công nhận là giáo viên giỏi ngành giáo dục cấp tỉnh, thành phố đối vớicác trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương, hoặc đượcBộ chủ quản công nhận là giáo viên giỏi đối với các trường trung học chuyênnghiệp, trường dạy nghề trực thuộc các bộ (từ năm 1999 trở đi tính theo danhhiệu giáo viên giỏi cơ sở ).

đ. Với giảngviên các trường cao đẳng:

Giảng dạyđạt chất lượng và hiệu quả cao, có đóng góp đổi mới mục tiêu nội dung chươngtrình, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Có sángkiến, kinh nghiệm, công trình nghiên cứu khoa học, phục vụ giáo dục - đào tạođã áp dụng trong nhà trường, được Hội đồng khoa học từ cấp trường trở lên đánhgiá, xếp hạng.

Có nhiềuđóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của khoa, của trường.

Có nhiềuđóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên cải tiến phương pháp học tập và nghiêncứu khoa học đạt kết quả, có nhiều sinh viên giỏi.

Có ít nhất 5năm được công nhận là giảng viên giỏi cấp trường (trước đây là cán bộ giảng dạygiỏi ).

e. Với giảngviên các trường đại học:

Giảng dạy, hướngdẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả đào tạocao; có nhiều đóng góp trong đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phươngpháp và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Có bề dầythành tích nghiên cứu khoa học với những sáng kiến, cải tiến, công trình nghiêncứu khoa học được ứng dụng trong giảng dạy đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ xếphạng cao.

Có nhiềuđóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành,của trường.

Có nhiềuđóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên, học viên cải tiến phương pháp học tập;tích cực nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao, có nhiều sinh viên giỏi, cóthành tích đóng góp đào tạo những người giỏi cho đất nước.

Có ít nhất 5năm được công nhận là giảng viên giỏi cấp trường (trước đây là cán bộ giảng dạygiỏi ).

5.Vậndụng khi xét chọn danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú:

a. Đối vớicán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục được điều động đi B, Ctrong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thời gian công tác ở chiến trường B, C đượctính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

b. Đối vớicán bộ quản lý: là cán bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục (PhòngGiáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ phậnquản lý đào tạo ở các bộ, ngành), cơ quan nghiên cứu giáo dục, Hiệu trưởng, PhóHiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.

Phải đạt cáctiêu chuẩn quy định, có đủ thời gian trực tiếp giảng dạy 7 năm với Nhà giáo ưutú, 10 năm với Nhà giáo nhân dân, trong thời gian trực tiếp giảng dạy phải đạtsố năm và cấp giáo viên giỏi quy định theo bậc học. Thời gian chuyêntrách công tác quản lý không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy dù cótham gia thỉnh giảng.

Thời kỳ côngtác quản lý giáo dục đã có những giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiêncứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý,đã tham mưu, tổ chức thực hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển sựnghiệp giáo dục

Với cán bộlãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục, trường cao đẳng, trườngđại học cần xem xét tài năng quản lý, thành tích, công lao của cá nhân gắn vớithành tích của đơn vị, phải là đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng vớithành tích cao.

c. Hội đồngcác cấp cần đặc biệt quan tâm xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân- Nhà giáo ưutú đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp. Do vị trí nghề nghiệp, đối với các nhàgiáo ở các bậc học, cấp học này, khi xem xét tiêu chuẩn ảnh hưởng của nhà giáo,thì chủ yếu xem xét ảnh hưởng nhà giáo trong bậc học, cấp học ở địa phương.Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của nhà trường ở các bậc học, cấp học này cũng đượcxem xét để tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân- Nhà giáo ưu tú như đối với giáoviên.

d. Khi xéttặng danh hiệu vinh dự nhà giáo, các địa phương, trường học cần quan tâm nhiềuhơn tới các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo viên đang công tác ở miềnnúi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và giáo viên người dân tộc ít người.

đ. Đối vớigiáo viên dạy xoá mù chữ, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên của các trung tâmgiáo dục thường xuyên được vận dụng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhândân- Nhà giáo ưu tú của các cấp học, bậc học tương ứng.

e. Đối vớicán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên đã nghỉ hưu trước năm 1988 thực sự cócông lao và tiêu biểu đã được xem xét từ lần thứ 2 (1990) đến lần thứ 7 (2000).Do vậy những đối tượng này, từ lần xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân- Nhàgiáo ưu tú lần thứ 8 năm 2002 sẽ không xét nữa. Đối với cán bộ, công chức, giáoviên, giảng viên đã nghỉ hưu từ năm 1988 đến nay, không nằm trong đối tượng xétdanh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đối với các nhà giáo lão thành đã được phong tặngdanh hiệu Nhà giáo ưu tú, có công lao to lớn, tiêu biểu thì Hội đồng xét tặngdanh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú Trung ương sẽ tiếp tục xét đặc cáchdanh hiệu Nhà giáo nhân dân.

III.Thành lập hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cáccấp:

1. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú cấp cơ sở:

Là Hội đồngở nhà trường của các bậc học, cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hộiđồng ở các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục vàĐào tạo, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng ở các đơn vị nghiên cứu giáodục; gọi tắt là Hội đồng cấp cơ sở do Hiệu trưởng, Thủ trưởng đơn vị ra quyếtđịnh thành lập.

Thành phầnHội đồng cấp cơ sở quy định như sau:

a. Đối vớitrường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông, trường bổ túc văn hoá, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thườngxuyên:

Hiệu trưởng,Giám đốc làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phó Hiệu trưởng,Phó Giám đốc, Tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáo nhândân-Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.

b. Đối vớitrường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:

Hiệu trưởnglàm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phó Hiệu trưởng, Trưởng bộmôn (hoặc Trưởng khối), Trưởng phòng - ban, đại diện giáo viên giỏi và Nhà giáonhân dân-Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.

c. Đối vớicác trường cao đẳng, đại học, các trường thành viên thuộc Đại học quốc gia hoặcĐại học khu vực:

Hiệu trưởnglàm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệmkhoa, Phụ trách các phòng, ban chức năng có liên quan, đại diện giảng viêngiỏi, Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.

d. Đối vớicác cơ quan quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục.

Thủ trưởngcơ quan làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủ tịch, Phụ trách các đơn vịhoặc phòng - ban chức năng trực thuộc, đại diện giáo viên giỏi, giảng viêngiỏi, đại diện Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên.

2. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú cấp huyện, quận, thịxã, thành phố trực thuộc tỉnh(gọi tắt là Hội đồng cấp huyện).

Hội đồng cấphuyện xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáođược Hội đồng cấp cơ sở ở các trường thuộc giáo dục mầm non, trường tiểu học,trường trung học cơ sở, trường bổ túc văn hoá, trung tâm dạy nghề, trung tâmgiáo dục thường xuyên thuộc huyện (quận, thị xã) quản lý do Uỷ ban nhân dânhuyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lập.

Thành phầnHội đồng cấp huyện gồm:

Trưởng phòngGiáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn giáo dục huyện làm Phó Chủtịch, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, phụ trách ngành học, Tổ chức cánbộ, đại diện giáo viên giỏi, Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷviên.

3. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú của Đại học quốc gia, Đại học khu vực(gọi tắt là Hội đồng ĐHQG, ĐH KV).

Hội đồng củaĐHQG, ĐH KV xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú đối với nhàgiáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các trường thành viên đề nghị do Giám đốc ĐHQG,ĐH KV ra quyết định thành lập.

Thành phầnHội đồng của ĐHQG, ĐH KV gồm:

Giám đốchoặc Phó Giám đốc thường trực làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm Phó Chủtịch, các Phó Giám đốc Đại học, các Hiệu trưởng trường thành viên, Trưởng cácban: đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh tra, tổng hợp; đại diện Nhà giáo nhândân-Nhà giáo ưu tú và giảng viên giỏi làm uỷ viên.

4. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi tắt là Hội đồng cấp tỉnh).

Hội đồng cấptỉnh xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo đượcHội đồng cấp huyện và Hội đồng cấp cơ sở ở các trường, đơn vị trực thuộc đềnghị, do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập.

Thành phầnHội đồng cấp tỉnh gồm:

Giám đốc SởGiáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn giáo dục tỉnh, thành phốlàm Phó Chủ tịch, các Phó Giám đốc Sở, Trưởng phòng phụ trách các bậc học, tổchức cán bộ, thanh tra, tổng hợp, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi Nhàgiáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú làm uỷ viên.

5. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú cấp Bộ, ngành (gọi tắt là Hội đồng cấpBộ).

Hội đồng cấpBộ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú đối với các nhà giáo đượcHội đồng cấp dưới ở các trường học, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành đề nghị, doBộ trưởng ra quyết định thành lập.

Thành phầnHội đồng cấp Bộ gồm:

Bộ trưởnghoặc Thứ trưởng thường trực làm Chủ tịch, chủ tịch công đoàn ngành hoặc Vụ trưởngVụ TCCB (ở những ngành không có công đoàn ngành dọc) làm Phó Chủ tịch, Thủ trưởngcác cơ quan chức năng có liên quan, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi,Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú làm uỷ viên.

6. Hộiđồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương.

Hội đồng xéttặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú Trung ương được thành lập vàhoạt động theo quy định tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 26-4-1986 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ).

7. Một sốquy định chung đối với Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưutú các cấp:

a.Số giáoviên giỏi, giảng viên giỏi, Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú tham gia Hội đồngmỗi cấp phải bằng 1/3 tổng số thành viên của Hội đồng mỗi cấp.

b. Các cuộchọp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi ít nhất có sự tham dự của 2/3 số thànhviên của Hội đồng có trong quyết định.

c. Các nhàgiáo được Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệuNhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú phải có số phiếu tán thành ít nhất bằng 2/3tổng số thành viên Hội đồng có trong quyết định.

d. Hội đồngxét tặng danh hiệu nhà giáo ở mỗi cấp có một tổ thư ký hoặc ban thư ký giúpviệc, do Chủ tịch Hội đồng ra quyết định thành lập.

IV. Quytrình xét chọn danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú các cấp.

Quy định qua4 bước sau:

Bước1: Cán bộ, giáo viên giớithiệu và bỏ phiếu tín nhiệm.

Bước2: Hội đồng sơ duyệt.

Bước3: Công bố kết quả sơ duyệtvà tổ chức thăm dò dư luận.

Bước4: Hội đồng xét duyệt và bỏphiếu tán thành.

Cụ thể là:

1. Đốivới Hội đồng cấp cơ sở.

a. Bước 1:Giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm.

Họp toàn thểcán bộ giáo viên trong đơn vị nghiên cứu quán triệt Thông tư hướng dẫn xét tặngdanh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú lần thứ 8.

Trên cơ sởnắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáoviên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn.

Toàn thể cánbộ, giáo viên trong đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, sosánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệmđược công bố công khai trong đơn vị.

Các nhà giáođược Hội đồng cấp cơ sở đưa vào danh sách xét chọn là những người phải đạt từ60% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên trở lên.

Đối với cáctrường cao đẳng, đại học có quy mô lớn thì tổ chức cho cán bộ, giảng viên bỏphiếu tín nhiệm tại các khoa.

b. Bước 2:Hội đồng sơ duyệt.

Họp Hội đồngxem xét, trao đổi thành tích công lao của từng người, xem xét những ý kiến đónggóp, đánh giá của cán bộ, giáo viên ở bước 1, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếusơ duyệt.

c. Bước 3:Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận.

Hội đồngcông bố kết quả sơ duyệt trong toàn đơn vị, tổ chức thăm dò dư luận trong cánbộ cốt cán, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Thăm dò dư luậntrong đại diện học sinh, cha mẹ học sinh (hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh)đối với trường mầm non, trường phổ thông, trong đại diện học sinh, sinh viênđối với trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trunghọc chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học.

Đối với cáctrường cao đẳng, đại học có quy mô lớn, thì tổ chức thăm dò dư luận ở các khoa.

d. Bước 4:Hội đồng bỏ phiếu tán thành.

Trên cơ sởdanh sách đã sơ duyệt và kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét và bỏphiếu tán thành. Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơ duyệthoặc Hội đồng ấn định đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu nhấtđịnh khi sơ duyệt. Kết quả bỏ phiếu tán thành được công bố trong toànđơn vị.

Các nhà giáocó số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng (tổng số thành viên theoquyết định thành lập Hội đồng) trở lên được hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào danhsách đề nghị lên Hội đồng cấp trên.

Hồ sơ củaHội đồng cấp cơ sở gửi lên Hội đồng cấp trên được quy định như sau:

Các trườngthuộc giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường bổ túcvăn hoá, trung tâm dạy nghề thuộc huyện (quận, thị xã), hồ sơ gửi lên Hội đồngcấp huyện.

Các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông,trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chính trị trực thuộc các tỉnh, thànhphố, hồ sơ gửi lên Hội đồng cấp tỉnh.

Các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc Bộ, hồ sơ gửilên Hội đồng Bộ chủ quản (kèm theo ý kiến của UBND tỉnh, thành phố nơi trườngđóng).

Các trườngthành viên thuộc Đại học quốc gia, Đại học khu vực , hồ sơ gửi lên Hội đồngĐHQG, Hội đồng ĐH KV.

Các trườngĐảng, đoàn thể ở Trung ương hồ sơ gửi về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đốivới Hội đồng cấp huyện, Hội đồng đại học khu vực, Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồngcấp Bộ và Hội đồng của ĐHQG:

a. Bước 1:Lập danh sách và hồ sơ.

Trên cơ sởdanh sách đề nghị của Hội đồng cấp dưới, kiểm tra và lập danh sách những ngườiđủ tiêu chuẩn (có đủ 60% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, có số phiếután thành đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng trở lên của mỗi cấp) trình Hộiđồng.

Lập hồ sơgửi tới mỗi thành viên của Hội đồng để nghiên cứu trước.

b. Bước 2:Hội đồng sơ duyệt.

Họp Hội đồngđối chiếu với tiêu chuẩn để xem xét, so sánh, trao đổi thành tích, công lao củatừng nhà giáo trong danh sách.

Hội đồng bỏphiếu sơ duyệt.

c. Bước 3:Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận.

Hội đồngcông bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận theo quy định như sau:

Hội đồng cấphuyện.

Công bố kếtquả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở, bằng công vănthông báo lấy ý kiến.

Hội đồng củaĐại học khu vực.

Công bố kếtquả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc Đại họckhu vực bằng niêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.

Hội đồng cấptỉnh.

Công bố kếtquả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện(quận, thị xã) bằng công văn thông báo lấy ý kiến.

Hội đồng cấpBộ.

Công bố kếtquả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc Bộbằng công văn thông báo lấy ý kiến.

Hội đồng củaĐại học quốc gia.

Công bố kếtquả sơ duyệt và lấy ý kiến thăm dò với các trường, đơn vị trực thuộc ĐH QG bằngniêm yết công khai và công văn thông báo lấy ý kiến.

d. Bước 4:Hội đồng bỏ phiếu tán thành.

Trên cơ sởdanh sách đã sơ duyệt, kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp xem xét, cân nhắcvà bỏ phiếu tán thành. Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách đã bỏ phiếu sơduyệt hoặc Hội đồng ấn định đưa vào danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếunhất định khi sơ duyệt.

Các nhà giáocó số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng (tổng số thành viên theoquyết định thành lập Hội đồng) trở lên mới được đưa vào danh sách đề nghị lênHội đồng cấp trên.

Hoàn chỉnhhồ sơ cá nhân, hồ sơ của Hội đồng đề nghị lên Hội đồng cấp trên.

V. Hồ sơđề nghị tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân-Nhà giáo ưu tú.

1. Hồ sơcá nhân được quy định như sau:

a. Bản khaithành tích Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M1A)

b.Bản khaithành tích Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M1B)

c. Bản khaisáng kiến, giáo trình, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học của Nhà giáonhân dân (theo mẫu M2A).

d. Bản khaikinh nghiệm, cải tiến, sáng kiến của Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục mầm non,tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, giáo dục thườngxuyên (theo mẫu M2B1).

đ. Bản khaicải tiến, sáng kiến, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học của Nhà giáo ưutú thuộc giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (theomẫu M2B2).

e. Đối vớidanh hiệu Nhà giáo nhân dân:

Kèm theo bảnkhai theo mẫu M2A có 1 bản tóm tắt nội dung sáng kiến, giải pháp, công trìnhnghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo được Hội đồng khoahọc cấp Bộ công nhận và xếp hạng và đã được phổ biến áp dụng từ sau năm đượcphong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, kèm theo ý kiến đánh giá, xác nhận của Hộiđồng khoa học cấp Bộ ( theo mẫu M2A1 ).

g. Đối vớidanh hiệu Nhà giáo ưu tú:

Bản khaikinh nghiệm, cải tiến, sáng kiến, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa họctheo mẫu M2B1, M2B2 phải có ý kiến xác nhận của Hội đồng khoa học Sở Giáo dụcvà Đào tạo hoặc Hội đồng khoa học trường trực thuộc Bộ.

2. Hồ sơcủa Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên gồm có:

a. Danh sáchđề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M3A)

b. Danh sáchđề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M3B)

c. Biên bảnkiểm phiếu bầu Nhà giáo nhân dân (theo mẫu M4A)

d. Biên bảnkiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú (theo mẫu M4B)

đ. Tờ trìnhđề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú có ý kiến xácnhận của UBND cùng cấp (theo mẫu M5).

e. Báo cáoquá trình tổ chức xét chọn danh hiệu nhà giáo (theo mẫu M6)

g. Biên bảnthăm dò dư luận.

h. Quyếtđịnh thành lập Hội đồng.

i. Hồ sơ cánhân của các nhà giáo được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo (mẫu M1A, M1B,M2A, M2A1, M2B1, M2B2 ).

(Các biểumẫu hồ sơ đính kèm theo Thông tư này)

VI. Thờigian tiến hành.

Để kịp trìnhChính phủ và Chủ tịch nước ra quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà giáocông bố vào trước ngày Nhà giáo Việt nam 20-11, việc xét tặng danh hiệu vinh dựnhà giáo của các địa phương và bộ, ngành phải đảm bảo thời gian theo quy địnhsau:

Ngày 05-6-2002là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp tỉnh, đơn vị và trường trực thuộc Bộ nộp hồsơ lên Hội đồng cấp Bộ.

Ngày 05-7-2002là hạn cuối cùng của Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng ĐHQG nộp hồ sơ lên Hội đồng xéttặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - Nhà giáo ưu tú Trung ương.

(tại Vănphòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội - Tel: 8-692013).

Thông tư nàycó hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Đề nghị cácBộ, ngành, các địa phương nắm vững tinh thần hướng dẫn của Thông tư này để vậndụng và có văn bản hướng dẫn riêng phù hợp với ngành và địa phương, chỉ đạo cáccấp thực hiện đúng các nội dung và tiến độ thời gian nêu trên để việc xét tặngdanh hiệu vinh dự Nhà giáo lần thứ 8 đạt kết quả tốt.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502293862509_133545620683_01.2002.TT.BGDDT.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 29/01/2002
Hướng dẫn xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú lần thứ tám
Số kí hiệu 01/2002/TT-BGDĐT Ngày ban hành 14/01/2002
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 29/01/2002
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lĩnh vực Giáo dục, Đào tạo
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Trưởng Nguyễn Minh Hiển
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

29/01/2002

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 01/2002/TT-BGDĐT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/01/2002 Văn bản được ban hành 01/2002/TT-BGDĐT
29/01/2002 Văn bản có hiệu lực 01/2002/TT-BGDĐT
13/04/2006 Văn bản hết hiệu lực 01/2002/TT-BGDĐT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh