Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 14/09/2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày15/6/2000 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctiền tệ và hoạt động Ngân hàng

 

Căn cứ Điều 42 của Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt độngngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định như sau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục I

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1.Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đượcquy định tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệutội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập hồ sơ chuyểncho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khiphát hiện hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, vi phạm nhiều lần hoặc táiphạm, để quyết định xử lý hành chính hay hình sự đối với hành vi ấy, người cóthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần trao đổi với Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp.

Nhữnghành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã chuyển sang Cơquan Điều tra, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ áncủa cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngàynhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự, người có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính phải xem xét để xử phạt vi phạm hành chínhtheo Nghị định số 20/2000/NĐ-CP.

2.Các vi phạm khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như hành vi trốn thuế, lậuthuế, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng...thìxử lý theo quy định khác của pháp luật (xử phạt vi phạm về thuế theo quy địnhcủa pháp luật về thuế, xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của Pháp lệnhChống tham nhũng...).

3.Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt độngngân hàng theo quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, bao gồm:

a)Các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng pháttriển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Chính sách và tổ chức tín dụng phi ngânhàng);

b)Các tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân;

c)Các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (gồm chi nhánhNgân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh; tổ chức tín dụng phi ngân hàng);

d)Văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài đặt tại Việt Nam;

đ)Các tổ chức tín dụng hợp tác;

e)Tổng Công ty Vàng bạc Đá quý Việt Nam;

g)Các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

h)Các tổ chức không phải tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngân hàng;

i)Cá nhân thuộc các tổ chức trên;

k)Tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ vàhoạt động ngân hàng.

Mục II

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:

Cáctình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng khi xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau:

1.Về tình tiết giảm nhẹ: để xác định được tình tiết giảm nhẹ như việc tự ngănchặn, làm giảm bớt thiệt hại hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệthại, phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên nếu là tổ chức hoặc của cơquan, đơn vị quản lý người vi phạm nếu là cá nhân.

2.Về tình tiết tăng nặng "Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm":

Viphạm nhiều lần tức là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực màtrước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.

Táiphạm tức là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính và đã bị xử phạt nhưng chưahết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại vi phạm hànhchính trong cùng lĩnh vực đó.

Mục III

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Khixử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủtục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các điều 45, 47, 48, 49, 50,51, 52, 53, 54, 55, 56, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Do tính chất đặcthù của hoạt động ngân hàng nên không áp dụng thủ tục quy định tại điều 46,Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định về thủ tục đơn giản. Ngân hàng Nhànước Việt Nam hướng dẫn thêm một số nội dung như sau:

1. Tạm đình chỉ ngay vi phạm hành chính:

Ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra lệnh tạm đình chỉ ngay vi phạmhành chính đang diễn ra, khi phát hiện có vi phạm hành chính.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính:

a.Sau khi ra lệnh tạm đình chỉ vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạtphải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo lên cấp có thẩm quyềntheo quy định tại khoản 3 và khoản 7 điều 13, khoản 3 điều 14 Nghị định số91/1999/NĐ-CP ngày 4-9-1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh trangân hàng.

b.Việc lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng đối với mọi trường hợp viphạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

c.Biên bản phải được lập thành ít nhất là 2 bản theo mẫu 1a đính kèm theo Thông tưnày và phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức viphạm ký; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại, thì họ cũng phải ký vàobiên bản. Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người vi phạm, đại diện tổchức vi phạm phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người làm chứng, người bị thiệthại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

d.Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 1 bản. Nếu vượt quáthẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì họ phải gửi biên bản đó đến ngườicó thẩm quyền xử lý trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày lập biênbản vi phạm hành chính.

3. Quyết định xử phạt:

a.Quyết định xử phạt được lập thành ít nhất là 5 bản theo mẫu 1b đính kèm theoThông tư này (đối với hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo) hoặc được lậpthành ít nhất là 7 bản theo mẫu 1c đính kèm theo Thông tư này (đối với hìnhthức xử phạt chính: phạt tiền); địa chỉ gửi theo quy định tại "nơinhận" ghi tại quyết định.

b.Thời hạn ra quyết định xử phạt là 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày lập biênbản vi phạm hành chính; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phải thẩm tra,xác minh thêm thì có thể kéo dài thời hạn trên nhưng không quá 30 ngày kể từngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu một người hoặc một tổ chức cùng thựchiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngânhàng, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt hành chính đốivới từng hành vi vi phạm theo hình thức, mức phạt đã quy định đối với từng hànhvi vi phạm.

c.Nếu các hành vi vi phạm hành chính của một người hoặc một tổ chức đếu xảy racùng một thời điểm, cùng một sự việc, cùng một người có thẩm quyền xử phạt; thìchỉ cần ra một quyết định xử phạt, quyết định xử phạt này phải ghi rõ từng hànhvi vi phạm bị xử phạt, hình thức, mức phạt đối với từng hành vi. Nếu phạt tiền,được cộng các mức phạt tiền của từng hành vi vi phạm thành số tổng cộng (mứcphạt chung) của quyết định xử phạt, để tổ chức vi phạm, người vi phạm thi hành.Mức phạt chung này không phải là mức phạt của người có thẩm quyền quy định tạiđiều 10 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP. Mức phạt đối với từng hành vi vi phạm phảicăn cứ vào quy định đối với từng hành vi vi phạm tại các điều thuộc chương IIINghị định số 20/2000/NĐ-CP.

d.Nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính, thì mỗitổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt như sau:

Mộthành vi vi phạm hành chính mà nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện, thì mỗi tổchức, cá nhân đó đều bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm đó.

Mộtvụ việc mà nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính giống nhau, nhưnggiữa họ lại không có sự liên quan với nhau trong quá trình diễn ra hành vi viphạm, thì mỗi tổ chức, cá nhân đều bị xử phạt bằng quyết định xử phạt riêng.Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân mà người có thẩmquyền xử phạt quyết định mức phạt cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân có hànhvi vi phạm.

đ.Người có thẩm quyền xử phạt không được chia một hành vi vi phạm thành nhiềuhành vi vi phạm nhỏ để xử phạt nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền xử phạt củacấp mình.

e.Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết địnhquy định ngày có hiệu lực khác.

g.Thời hạn gửi quyết định xử phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thutiền phạt là 3 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

4. Thủ tục phạt tiền:

a.Tất cả các trường hợp phạt tiền đều phải thực hiện theo thủ tục quy định tạiđiểm 2 và điểm 3 mục III chương I của Thông tư này. Tổ chức, cá nhân bị phạttiền trực tiếp nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Khobạc Nhà nước. Nghiêm cấm người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trực tiếpthu tiền phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trongquyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

b.Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện kiểm sát nhândân cùng cấp trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày có quyết địnhphạt tiền.

5. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép:

a.Thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt độngngân hàng thuộc Thông đốc Ngân hàng Nhà nước và Giám đốc Chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tổ chức tín dụng và tổchức khác có hoạt động ngân hàng mà Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương được quyền cấp giấy phép). Căn cứ kết luậnthanh tra, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước hoặc Chánh thanh tra chi nhánhNgân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cấp có thẩmquyền áp dụng hình thức xử phạt này.

b.Người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt: tên, loại, sốgiấy phép, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép. Trong trường hợp tước quyềnsử dụng giấy phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạtngười có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sửdụng giấy phép đó.

c.Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung tráipháp luật, thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo ngay cấp có thẩm quyềnđể thu hồi theo quy định của pháp luật.

6. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

a.Người ra quyết định xử phạt phải lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện viphạm hành chính theo mẫu 1d đính kèm Thông tư này. Biên bản phải có chữ ký củangười tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vàngười làm chứng.

Trongtrường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngaytrước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứngkiến; nếu người bị xử phạt hoặc đai diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phảicó hai người làm chứng.

b.Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm sátnhân dân cùng cấp trong thời hạn 3 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày có quyếtđịnh xử phạt.

c.Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo điều52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

7. Chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự:

Việcchuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với viphạm có dấu hiệu tội phạm. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệutội phạm để xử lý hành chính.

 

Chương II

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH

CHÍNH VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠMHÀNH CHÍNH

Mục I

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

1.Chỉ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điều 10Nghị định số 20/2000/NĐ-CP mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đốivới đoàn thanh tra: trong quá trình thanh tra nếu phát hiện có vi phạm hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì người có thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính là thanh tra viên là trưởng đoàn thanh tra; nếu trưởngđoàn thanh tra không phải là thanh tra viên thì báo cáo với người ký quyết địnhthanh tra quyết định.

Đốivới những hành vi vi phạm hành chính có hình thức xử phạt và mức phạt tiền vượtquá thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo và chuyển giao hồsơ lên cấp có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt theo quyđịnh tại điểm 3 (b) mục III chương I Thông tư này.

2.Các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước, cơquan bảo vệ pháp luật trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức tíndụng, hoặc tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định số20/2000/NĐ-CP, nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ vàhoạt động ngân hàng nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình phải chuyểngiao hồ sơ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để xem xét, xử phạt theo quy định tạiNghị định số 20/2000/NĐ-CP.

Mục II

Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:

1.Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào từng loại vi phạm được quy định tạichương III Nghị định số 20/2000/NĐ-CP để quyết định áp dụng hình thức xử phạt,kể cả hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khác quy định tại điều 9 Nghịđịnh này, tương ứng với mức độ, tính chất hành vi vi phạm.

2.Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tìnhtiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt khung phạt tiền đã quy định.

3.Đối với hình thức xử phạt chính quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định số20/2000/NĐ-CP chỉ được áp dụng một trong hai hình thức: cảnh cáo hoặc phạttiền, không được áp dụng cả hai hình thức xử phạt chính đối với một hành vi viphạm.

4.Khi áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản2 và khoản 3 điều 9 Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, người ra quyết định xử phạtkhông được áp dụng độc lập, mà phải áp dụng kèm theo một trong hai hình thức xửphạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

 

Chương III

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG

NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

1.Nghị định số 20/2000/NĐ-CP, từ điều 12 đến điều 38 quy định 9 nhóm hành vi, mỗinhóm có một số hành vi vi phạm cụ thể. Khi xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần căn cứ vào các văn bản pháp luậthiện hành: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, các Nghị định hướngdẫn thi hành 2 Luật Ngân hàng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để xácđịnh các dấu hiệu cấu thành, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính.

2.Vi phạm hành chính về kế toán, thống kê quy định như sau:

Ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điều 10 Nghị định số20/2000/NĐ-CP, được xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê trong lĩnhvực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định tại điều 24 Nghị định này. Việc xácđịnh hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khác thực hiện theo quyđịnh tại Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7-9-1999của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê; các vănbản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực kế toán, lĩnh vực thống kê.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân tronghệ thống thanh tra Ngân hàng nắm vững và thực hiện nghiêm túc việc xử phạt viphạm hành chính.

2.Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình phải kiểm tra, phát hiện và yêu cầu người có thẩm quyền xửphạt nghiêm minh các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt độngngân hàng.

3Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời phảnánh về Ngân hàng Nhà nước Trung ương ( qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) đểtrình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định./.

(Mẫu 1a)

................1.................             Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Số:        /BB-VPHC                Độc lập Tự do Hạnh phúc

.......(2).................,ngày ....... tháng ....... năm .......

BIÊN BẢN

Về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ vàhoạt động Ngân hàng

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2000/TT-NHNN3,

ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam)

Hôm nay, vào hồi .....giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm..............................................

Tại............................................................................................................................(3)

Chúng tôi gồm:

Ông (Bà):......................................................................................................................

Chức vụ (hoặc nghềnghiệp):......................................................................................

Đơn vị:..........................................................................................................................

Lập biên bản về viphạm hành chính của:                                                      

......................................................................................................................................

..................................................................................................................................(4)

Đã vi phạm hành chínhngày ..... tháng ..... năm ....., tại........................................(5)

.......................................................................................................................................

Hành vi vi phạm (6):

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Biên bản được lậpthành 2 bản và giao cho bên vi phạm giữ 1 bản.

Chữ ký của người viphạm hoặc Chữ ký của người lập biên bản đại diện tổ chức vi phạm

 Chữ ký của ngườilàm chứng                        Chữ ký của người bị thiệt hại

Ghi chú: (1) Ghi tên cơ quan lập biênbản;

             (2) Địa danh;

             (3), (5) Địa điểm xảy ra vi phạm;

             (4) Ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức vi phạm hoặc họ tên, chức vụ (hoặcnghề nghiệp), địa chỉ của người vi phạm:

(6) Ghi rõ hành vi viphạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếucó); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người làmchứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõhọ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

(Mẫu 1b)

...............1.................  Cộnghoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Số:        /QĐ-XPHC               Độc lập Tự do Hạnh phúc

(2).................,ngày ....... tháng ....... năm .......  

QUYẾT ĐỊNH CỦA ... (3)

Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiềntệ và hoạt động Ngân hàng

(Phạt cảnh cáo)

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2000/TT-NHNN3,

ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam)

................................(4)

Căn cứ Điều 60,Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/12/1997;

Căn cứ Điều 127,Luật các tổ chức tín dụng, ngày 12/12/1997;

Căn cứ Pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính, ngày 06/7/1995

Căn cứ Nghị địnhcủa Chính phủ số 20/2000/NĐ-CP, ngày 15/6/2000 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

Căn cứ biên bản viphạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng số ... /BB VPHClập ngày ... tháng ... năm ... về vi phạm hành chính.

của...............................................

......................................................

...........................(5).

Xét tính chất và mứcđộ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:

aPhạt chính:Phạt cảnh cáo

Đối với tổ chức (hoặccá nhân)....................................................................................

Chức vụ (hoặc nghềnghiệp) của cá nhân vi phạm....................................................

Địa chỉ..........................................................................................................................

Đã vi phạm..............................................................................................................(6)

báp dụng biệnpháp xử lý bổ sung:

..................................................................................................................................(7)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Điều 3: Tổ chức hoặc cá nhân có tênghi tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nếu cá nhân, tổ chứcbị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định củapháp luật.

Tổ chức, cá nhân bị xửphạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạttrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Cơ quan xử phạt (8)

(Ghi rõ họ tên, cấpbậc, chức vụ của người ra quyết định, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vàđóng dấu)

 Nơinhận:

Tổ chức, (cá nhân) bịxử phạt để thi hành;

Tổ chức quản lý ngườivi phạm;

Cơ quan, tổ chức cấptrên của tổ chức bị xử phạt (để biết);

Chánh Thanh tra Ngânhàng Nhà nước;

Thủ trưởng Ngân hàngNhà nước cùng cấp;

Lưu.

 Ghi chú:

(1), (3) Tên đơn vị cóngười ra Quyết định xử phạt;

(2) Địa danh;

(4) Ghi chức vụ, têncơ quan của người ra quyết định xử phạt;

(5) Ghi rõ ngày thánglập biên bản, tên, địa chỉ, chức vụ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địachỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính và những tình tiết liênquan đến việc giải quyết vụ vi phạm;

(6) Ghi rõ điều,khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng;

(7) Ghi rõ hình thứcxử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phụchậu quả ... (nếu có);

(8) Ghi tên cơ quan raquyết định xử phạt.

 (Mẫu 1c)

................1.................             Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Số:        /QĐ-XPHC               Độc lập Tự do Hạnh phúc

(2).................,ngày ....... tháng ....... năm .......  

QUYẾT ĐỊNH CỦA ... (3)

Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiềntệ và hoạt động Ngân hàng

(Phạt tiền)

(Ban hành kèm theo Thông tư số:09/2000/TT-NHNN3,

ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam)

.................................(4)

Căn cứ Điều 60,Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/12/1997;

Căn cứ Điều 127,Luật các tổ chức tín dụng, ngày 12/12/1997;

Căn cứ Pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính, ngày 06/7/1995;

Căn cứ Nghị địnhcủa Chính phủ số 20/2000/NĐ-CP, ngày 15/6/2000 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

Căn cứ biên bản viphạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng số ... /BB VPHClập ngày ... tháng ... năm ... về vi phạm hành chính.của...............................................

......................................................

...........................(5).

Xét tính chất và mứcđộ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:

aPhạt chính:Phạt tiền ...................đồng

(Viết bằng chữ)............................................................................................................

Đối với tổ chức (hoặccá nhân)...................................................................................

Chức vụ (hoặc nghềnghiệp) của cá nhân vi phạm....................................................

Địa chỉ..........................................................................................................................

Đã vi phạm..............................................................................................................(6)

báp dụng biệnpháp xử lý bổ sung:

..................................................................................................................................(7)

Điều 2:

aTổ chức (hoặc cánhân) .......... có trách nhiệm nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước ......theo tài khoản số ..... trước ngày .....

bQuá thời hạn trên màkhông thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Điều 4: Tổ chức hoặc cá nhân có tênghi tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nếu cá nhân, tổ chứcbị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định củapháp luật.

Tổ chức, cá nhân bị xửphạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạttrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Cơ quan xử phạt (8)

(Ghi rõ họ tên, cấpbậc, chức vụ của người ra quyết định, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vàđóng dấu)

 Nơinhận:

Tổ chức, (cá nhân) bịxử phạt để thi hành;

Tổ chức quản lý ngườivi phạm;

Cơ quan, tổ chức cấptrên của tổ chức bị xử phạt (để biết);

Chánh Thanh tra Ngânhàng Nhà nước;

Thủ trưởng Ngân hàngNhà nước cùng cấp;

Kho bạc ...... (để thutiền);

Viện Kiểm sát ....(mức phạt từ 2 triệu đồng trở lên);

Lưu.

 Ghi chú:

(1), (3) Tên đơn vị cóngười ra Quyết định xử phạt;

(2) Địa danh;

(4) Ghi chức vụ, têncơ quan của người ra quyết định xử phạt;

(5) Ghi rõ ngày thánglập biên bản, tên, địa chỉ, chức vụ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địachỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính và những tình tiết liênquan đền việc giải quyết vụ vi phạm;

(6) Ghi rõ điều,khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng;

(7) Ghi rõ hình thứcxử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phụchậu quả ... (nếu có);

(8) Ghi tên cơ quan raquyết định xử phạt.

 (Mẫu 1d)

................1.................             Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Số:        /BB-VPHC                Độc lập Tự do Hạnh phúc

..........(2).................,ngày ....... tháng ....... năm .......

BIÊN BẢN

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Ban hành kèm theo Thông tư số:09/2000/TT-NHNN3,

ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam)

Hôm nay, vào hồi .....giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm..............................................

Tại.................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

Ông (Bà):......................................................................................................................

Chức vụ:.......................................................................................................................

Đơn vị:..........................................................................................................................

Lập biên bản tịch thu tangvật, phương tiện vi phạm hành chính của (3):         

.......................................................................................................................................

Người chứng kiến:         .............................................................................................(4)

......................................................................................................................................

Tang vật, phương tiệnbị tịch thu gồm: ...................................................................(5)

1..................................................................................................................................

2..................................................................................................................................

Biên bản được lậpthành ...... bản và giao cho bên vi phạm giữ 1 bản.

Chữ ký của người viphạm hoặc Chữ ký của người tiến hành đại diện tổ chức vi phạm tịch thu tangvật, phương tiện vi phạm

Chữ ký của ngườilàm chứng

Người làm chứng thứ1                        Người làm chứngthứ 2                                 

 Ghi chú:(1) Ghi tên cơquan lập biên bản;

             (2) Địa danh;

(3) Ghi rõ tên, địachỉ tổ chức vi phạm hoặc họ, tên, chức vụ, địa chỉ, nghề nghiệp của người viphạm;

             (4) Ghi rõ tên, địa chỉ của người chứng kiến;

(5) Ghi rõ tên, số lượng,chủng loại vật bị tịch thu, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vậtđó.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
09_2000_tt-nhnn3-doc-368363859835699.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 14/09/2000
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng
Số kí hiệu 09/2000/TT-NHNN3 Ngày ban hành 29/08/2000
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 14/09/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Ngân hàng nhà nước Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

14/09/2000

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 09/2000/TT-NHNN3

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
29/08/2000 Văn bản được ban hành 09/2000/TT-NHNN3
14/09/2000 Văn bản có hiệu lực 09/2000/TT-NHNN3
01/04/2005 Văn bản hết hiệu lực 09/2000/TT-NHNN3
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh