Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 09/12/1999

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/ NĐ-CP

 ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người

và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển

___________________________

 

Thi hành Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Điều 10 và Điều 11 của Nghị định trên, cụ thể như sau:

I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ:

1. Trách nhiệm Cục Hàng hải Việt nam:

Cục Hàng hải Việt nam giúp Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ và đảm bảo an toàn hàng hải theo quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và cụ thể như sau:

1.1. Chỉ đạo tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải Việt nam củng cố hệ thống luồng lạch, phao tiêu, đèn biển đảm bảo an toàn hàng hải và xây dựng dự án treo tín hiệu báo bão trên các đèn biển phục vụ hoạt động nghề cá để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và triển khai thực hiện.

1.2. Chỉ đạo các đài thông tin duyên hải thực hiện chế độ trực canh và xử lý thông tin trên các tần số cấp cứu an toàn hàng hải theo quy định pháp luật Việt nam và Công ước Quốc tế.

1.3. Chỉ đạo thanh tra an toàn hàng hải Việt nam tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn kỹ thuật hàng hải đối với các phương tiện nghề cá tại các vùng nước cảng biển và khu vực hàng hải.

1.4. Phối hợp với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn thuỷ sản thực hiện tìm kiếm cứu nạn cho người và các phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

1.5. Phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xây dựng chương trình, giáo trình bồi dưỡng kiến thức hàng hải, luật hàng hải Quốc tế và các chương trình về đảm bảo an toàn hàng hải để tuyên truyền giáo dục cho ngư dân trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các lớp đào tạo bồi dưỡng do ngành Thuỷ sản tổ chức.

2. Trách nhiệm Cục Đăng kiểm Việt nam:

Cục Đăng kiểm Việt nam giúp Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đăng kiểm và cụ thể như sau:

2.1. Tổ chức thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét (bao gồm cả các phương tiện nghề cá được chế tạo từ vật liệu mới có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 mét ), các phương tiện nghề cá không phân biệt kích thước của nước ngoài vào hoạt động ở Việt nam; các phương tiện nghề cá không phân biệt kích thước của Việt Nam ra hoạt động ở nước ngoài.

2.2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thiết kế, đóng mới, sửa chữa, hoán cải, trong sử dụng cho các phương tiện nghề cá, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực tế của nghề cá Việt nam.

2.3. Thống nhất quản lý nghiệp vụ đăng kiểm trong cả nước; xây dựng tiêu chuẩn, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện nghề cá.

2.4. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn, biểu mẫu sử dụng trong hoạt động đăng kiểm phương tiện nghề cá để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

2.5. Phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Cục Hàng hải Việt nam trong công tác quản lý đăng ký và đăng kiểm phương tiện nghề cá.

3. Trách nhiệm Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp Bộ Thuỷ sản thực hiện chức năng quản lý Nhà nức về đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép hoạt động nghề cá cho phương tiện nghề cá của Việt nam, cụ thể như sau:

3.1. Tổ chức đăng ký và cấp giấy phép hoạt động nghề cá cho tất cả các phương tiện nghề cá và thuyền viên theo quy định tại Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

3.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá cuả Việt nam hoạt độngt trong nước có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở xuống (bao gồm cả các phương tiện nghề cá được chế tạo từ vật liệu mới có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở xuống).

3.3. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân nhằm đảm bảo an toàn khi hoạt động nghề cá trên biển.

3.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động của phương tiện nghề cá và thuyền viên.

3.5. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt nam xây dựng Quy trình, Quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng, chương trình đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện nghề cá.

3.6. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt nam tổ chức đào tạo đăng kiểm viên phương tiện nghề cá.

3.7. Xây dựng hệ thống tổ chức Đăng kiểm phương tiện nghề cá phù hợp với tổ chức chung của Đăng kiểm Việt nam trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt.

3.8. Phối hợp với các ngành, các tổ chức thực hiện công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

3.9. Chỉ đạo thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của người và phương tiện nghề cá.

3.10. Xây dựng các chế độ thống kê, báo cáo để quản lý công tác đăng ký và đăng kiểm phương tiện nghề cá và thuyền viên. Xuất bản Sổ đăng ký phương tiện nghề cá hai năm một lần và hàng năm có bổ sung.

3.11. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt nam và Cục Hàng hải Việt nam trong công tác quản lý đăng ký và đăng kiểm phương tiện nghề cá và đảm bảo an toàn hàng hải.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Giao Cục hàng hải Việt nam, Cục Đăng kiểm Việt nam, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ, thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho hai Bộ.

Giao Cục Đăng kiểm Việt nam và Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp triển khai thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện nghề cá theo đúng quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh những vấn đề còn tồn tại, yêu cầi hai Cục báo cáo kịp thời hai Bộ để giải quyết.

Việc sửa đổi và bổ sung nội dung thông tư này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định.

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 09/12/1999
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/ NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Số kí hiệu 600/1999/TTLT/BGTVT-BTS Ngày ban hành 09/12/1999
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 09/12/1999
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Giao thông vận tải Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giao thông vận tải Thứ trưởng Lã Ngọc Khuê Bộ Thủy sản Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Hồng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

09/12/1999

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 600/1999/TTLT/BGTVT-BTS

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
09/12/1999 Văn bản được ban hành 600/1999/TTLT/BGTVT-BTS
09/12/1999 Văn bản có hiệu lực 600/1999/TTLT/BGTVT-BTS
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh