Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 03/09/1999

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị giatăng

đối với các hoạt động trong ngành vận tải đườngbộ

 _____________________________

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH ngày10/5/1997;

Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 củaChính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 28/1998/NĐ-CP;

Để việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng phù hợpvới dịch vụ kinh doanh vận tải bao gồm vận tải hành khách, vận tải hàng hoá đườngbộ, vận tải Taxi, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm thuế GTGT đối với các hoạtđộng này như sau:

 

I. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT

1. Đối tượng chịu thuế GTGT:

Các dịch vụ vận tải đường bộ bao gồm: vận tải chở hành khách, hànghoá, vận tải Taxi trên lãnh thổ Việt Nam.

Các dịch vụ khác của các cơ sở vận tải đường bộ.

2. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.

Các dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngoài lãnh thổ Việt Nam

3. Đối tượng nộp thuế GTGT:

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm các Côngty, đơn vị vận tải hạch toán độc lập, các chi nhánh, xí nghiệp, trạm... hạchtoán phụ thuộc các Công ty đơn vị hạch toán độc lập; các cá nhân, nhóm cá nhânkinh doanh.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

Thuế GTGT được xác định theo nguyên tắc sau đây:

Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT phải nộp đầu ra đầu vào.

Thuế GTGT đầu ra được xác định trên cơ sở giá chưa có thuế GTGT vàthuế suất ghi trên các hoá đơn GTGT về hàng hoá bán ra hoặc dịch vụ cung ứng.

Thuế GTGT đầu vào được xác định trên cơ sở số thuế GTGT ghi trêncác hoá đơn GTGT mua hàng hoá và dịch vụ.

Do đặc thù của dịch vụ vận tải đường bộ có nhiều đơn vị áp dụng phươngthức khoán cho người trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải (có thể là cá nhânlái xe hoặc một bộ phận trực thuộc của đơn vị), giá tính thuế GTGT và thuế GTGTđầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với từng trường hợp cụ thể nhưsau:

1.1 Các đơn vị vận tải trực tiếp ký hợp đồng vận chuyển cho kháchhàng: thuế GTGT đầu ra được căn cứ vào giá tính thuế GTGT và thuế suất. Giátính thuế là giá chưa có thuế GTGT và được căn cứ vào giá thực thanh toán trêncơ sở hợp đồng vận chuyển giữa Công ty và khách hàng. Trường hợp giá chủ hàngphải thanh toán cho đơn vị vận tải là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuếGTGT được xác định như sau:

Giá tính thuế = Giá ghi trên hợp đồng với khách hàng

1 + Thuế suất

Trong trường hợp có dịch vụ vận chuyển ngoài lãnh thổ Việt Nam màcó đủ cơ sở pháp lý cho việc tách riêng dịch vụ này thì đơn vị vận tải xuất chochủ hàng 2 hoá đơn: một hoá đơn GTGT ghi số cước thu được cho dịch vụ vận tảiquốc tế (vận chuyển ngoài lãnh thổ Việt Nam) nhưng vì dịch vụ vận chuyển nàykhông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên dòng thuế suất và thuế GTGT trên hoáđơn gạch chéo, một hoá đơn GTGT ghi số cước vận chuyển nội địa và thuế GTGT đầura. Điều kiện để được xuất hóa đơn GTGT ghi giá cước vận tải quốc tế là:

Có hợp đồng vận tải trong đó ghi rõ nơi đi là cửa khẩu biên giớiViệt nam, nơi đến tại tỉnh, thành phố nước ngoài.

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu nếu đơn vị vận tải có hàng hóa xuấtkhẩu hoặc bản sao tờ khai hàng hóa xuất khẩu của chủ hàng phù hợp với hợp đồngvận tải ký với chủ hàng.

Thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ để xác định thuế GTGT phải nộp:các khoản đơn vị vận tải trực tiếp chi căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào, cáckhoản lái xe chi căn cứ theo hoá đơn GTGT đầu vào của lái xe nộp về và định mứcchi tương ứng với doanh số vận tải. Về định mức chi phí đầu vào này do Giám đốcdoanh nghiệp (hoặc hội đồng quản trị) căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng phươngtiện giao cho lái xe và được công khai khi giao khoán cho người lái xe.

1.2 Trường hợp khoán tổng doanh số trong vận tải hành khách, hànghoá mà phương thức khoán về thu là tổng doanh số theo mức khoán, về chi làdoanh nghiệp vận tải trực tiếp chi và các chi phí của người nhận khoán đượctính theo định mức thì giá tính thuế GTGT về nguyên tắc căn cứ vào tổng doanhsố khoán. Nếu các chủ hàng yêu cầu xuất hoá đơn GTGT thì đơn vị vận tải xuấthoá đơn GTGT cho chủ hàng. Cuối tháng nếu số hoá đơn xuất cho chủ hàng chưa đủmức khoán thì đơn vị vận tải xuất tiếp một hoá đơn GTGT cho người nhận khoántheo số tiền chênh lệch còn lại để xác định thuế GTGT đầu ra của đơn vị vậntải, trường hợp nếu số tiền trên hoá đơn xuất cho chủ hàng lớn hơn mức khoáncho người nhận khoán thì doanh thu và thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải căncứ toàn bộ vào hoá đơn đã xuất cho chủ hàng.

Thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ xác định thuế GTGT phải nộp: đốivới các khoản chi do đơn vị vận tải trực tiếp chi căn cứ vào hoá đơn GTGT đầuvào, các khoản chi của người nhận khoán căn cứ hoá đơn GTGT đầu vào của ngườinhận khoán nộp về và theo định mức được phép chi (ví dụ nhiên liệu được khấutrừ căn cứ vào hoá đơn GTGT mua nhiên liệu, định mức tiêu hao nhiên liệu tươngứng với mức doanh số khoán). Định mức được phép chi này do Giám đốc doanhnghiệp (hoặc hội đồng quản trị) căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng phương tiệngiao cho lái xe và được công khai khi giao khoán cho lái xe.

Ví dụ: Công ty vận tải A khoán cho một lái xe B một tháng phải đảmbảo nộp về cho Công ty một khoản doanh số là 5 triệu đồng (toàn bộ khoản thu 5triệu đồng này đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT). Tất cả các khoản chi phí cholái xe B Công ty trực tiếp chi. Cuối tháng lái xe B nộp đầy đủ 5 triệu đồng choCông ty. Về nhiên liệu giả sử định mức tiêu hao cho 100 km là 20 lít xăng, giácước vận tải thông thường là 2000đ/km. Để đảm bảo khoản doanh số khoán trên,lái xe B phải sử dụng xe chạy một khoảng cách tối thiểu là:

5.000.000 đ: 2.000 đ/km = 2.500 km

Số nhiên liệu lái xe tối thiểu phải sử dụng cho xe chạy là:

(2.500 km: 100 km ) x 20 lít = 500 lít.

Giá mua xăng chưa có thuế GTGT là 4.000 đ/lít

Thuế GTGT của xăng là 5%.

Như vậy số nhiên liệu Công ty A mua được phép tính thuế GTGT đầuvào để được khấu trừ đối với khoản doanh thu 5 triệu đồng nói trên phải có đầyđủ hoá đơn GTGT đầu vào của việc mua nhiên liệu, đồng thời lượng nhiên liệutính khấu trừ tối đa không quá phần hoá đơn tương ứng để mua 500 lít xăng. Sốtiền tương ứng là: 500 lít x 4.000 đ/lít x 5% = 100.000 đồng.

Trường hợp trong tháng lái xe tìm được khách hàng vận chuyển vớidoanh số lớn hơn mức khoán và yêu cầu có hoá đơn GTGT. Giả sử ngoài doanh sốkhoán 5 tr.đ đã viết hoá đơn GTGT, còn doanh số 2 tr.đ nữa cũng yêu cầu viếthoá đơn GTGT thì Công ty vận tải A xuất hoá đơn GTGT và doanh số tháng này củalái xe B là 7 tr.đồng.

1.3 Trường hợp khoán mà người nhận khoán nộp về cho đơn vị mộtkhoản doanh số khoán gọn, người nhận khoán tự lo các chi phí như nhiên liệu,sửa chữa, tiền lương... mà trong phương thức khoán ghi cụ thể: doanh thu khoán,phần người nhận khoán được hưởng, phần nộp nghĩa vụ về đơn vị thì nguyên tắcchung về việc tính thuế GTGT đầu ra: Công ty tính thuế GTGT đầu ra trên cơ sởdoanh thu khoán người nhận khoán nộp về, người nhận khoán thuộc đối tượng nộpthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp căn cứ vào mức doanh số khoán được hưởng.

Thuế GTGT đầu vào tính đối với phần chi phí doanh nghiệp trực tiếpchi, không khấu trừ thuế đầu vào cho người nhận khoán.

Trường hợp nếu chủ hàng yêu cầu xuất hoá đơn GTGT thì lái xe chỉ đượcxuất một chứng từ vận chuyển nội bộ để chứng nhận lượng hàng đã vận chuyển.Chứng từ này được chuyển về trụ sở Công ty để thực hiện việc xuất hoá đơn GTGT.

Ví dụ: Một đơn vị vận tải A khoán cho lái xe B theo biểu khoán nhưsau:

Tổng thu 1 tháng: 20.000.000 đồng

Số lái xe được hưởng: 18.000.000 đồng

Số lái xe phải nộp về Công ty: 2.000.000 đồng

Như vậy đơn vị vận tải A phải kê khai nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ, giá tính thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải là khoản thu do láixe nộp khoán về là 2.000.000 đồng. Lái xe B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp, giá tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp của lái xe B là18.000.000 đồng.

1.4. Đối với vận tải Taxi: đặc điểm của vận tải taxi là quản lý đượcsố cước theo đồng hồ trên xe nhưng các đơn vị vận tải thường áp dụng mức khoáncho lái xe được hưởng tỉ lệ % trên số thực thu theo đồng hồ và lái xe tự lo cáckhoản nhiên liệu, tiền lương. Thuế GTGT đầu ra được xác định trên cơ sở toàn bộsố cước thu được căn cứ theo đồng hồ trên xe (không phải là số khoán do lái xenộp lại). Cuối tháng, căn cứ số thực thu theo đồng hồ được thể hiện trên lệnhđiều động xe của Công ty do lái xe kê để xác định doanh thu thực vận tải. Doanhthu này là căn cứ xác định thuế GTGT đầu ra đối với từng lái xe. Đơn vị vận tảiphải lập bảng kê chi tiết đối với từng lái xe làm căn cứ xác định tổng số thuếGTGT đầu ra trong tháng của đơn vị vận tải.

Khi vận chuyển, lái xe không trực tiếp xuất hoá đơn GTGT cho kháchhàng mà xuất vé nội bộ. Đối với khách cần hoá đơn GTGT thì khách chuyển chứngtừ nội bộ về trụ sở của Công ty để Công ty xuất hoá đơn GTGT. Việc xuất hoá đơnGTGT cho khách có thể cho một hoặc nhiều vé nội bộ. Trường hợp những tháng saukhách hàng có yêu cầu lấy hoá đơn GTGT của các vé nội bộ đã đi từ tháng trước,đơn vị vận tải vẫn xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng và ghi rõ điều chỉnh giảmtrên bảng kê của tháng xuất những hoá đơn GTGT này.

Thuế GTGT đầu vào căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu vào Công ty trựctiếp chi, nhiên liệu lái xe mua tính theo định mức được phép chi. Định mức đượcphép chi này do Giám đốc doanh nghiệp (hoặc hội đồng quản trị) căn cứ vào đặcđiểm cụ thể của từng phương tiện giao cho lái xe và được công khai khi giaokhoán cho lái xe.

Ví dụ 1: Một lái xe Taxi theo đồng hồ trên xe trong tháng 1 đã vậnchuyển tổng thu của khách hàng là 5.500.000 đồng số thu trên lái xe phải lậpbảng kê giả sử thu của 50 khách hàng, tương ứng với khoảng cách vận chuyển ghitrên đồng hồ là 5.000 km (bao gồm cả khoảng cách vận chuyển có khách và khôngcó khách).

Về việc xuất hoá đơn để xác định thuế GTGT đầu ra:

Cuối tháng 1 có 25 khách hàng yêu cầu hoá đơn GTGT, đơn vị vận tảicăn cứ vào bảng kê số thu của lái xe để xuất 25 hoá đơn GTGT cho 25 khách hàng(ví dụ là 3.000.000 đồng, thuế GTGT trên hoá đơn là 300.000 đồng). Số thu cònlại là 2.000.000 đồng đơn vị lập bảng kê để xác định số thuế GTGT đầu ra là200.000 đồng, như vậy thuế GTGT đầu ra của đơn vị vận tải tổng công trong thánglà 500.000 đồng. Nếu trong tháng 2 có khách hàng đã đi Taxi trong tháng 1(trong tổng số 2.000.000 đồng doanh thu của tháng 1 đơn vị vận tải đã lập bảngkê xác định thuế GTGT đầu ra của tháng 1) yêu cầu hoá đơn GTGT, đơn vị vận tảivẫn xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng và trong bảng kê tháng 2 ghi rõ phần điềuchỉnh giảm này.

Về việc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Định mức tiêu hao xăng cho 100 km là 7lít. Số xăng đầu vào đượctính để xác định thuế GTGT đầu vào của đơn vị vận chuyển căn cứ vào hoá đơnGTGT mua xăng nhưng lượng tối đa được phép khấu trừ là:

5.000 km x 7 lít = 350 lít

100 km

Giá mua xăng trên hoá đơn (chưa có thuế GTGT) là 4000 đ/lít, thuếGTGT của xăng là 5%, vì vậy tổng số thuế GTGT đầu vào của xăng được khấu trừ là350 lít x 4.000 đ/lít x 5% = 70.000 đồng.

1.5. Trong trường hợp đơn vị vận tải làm đại lý vận tải (bao gồmcả các khoản thu hộ, chi hộ chủ hàng) thì giá chưa có thuế GTGT là tổng cáckhoản thu của khách hàng và để làm căn cứ đơn vị vận tải trực tiếp xuất hoá đơncho khách hàng (bao gồm cả các khoản thu hộ) và xác định thuế GTGT đầu ra củađơn vị vận tải.

Thuế GTGT đầu vào của đơn vị vận tải căn cứ vào hoá đơn GTGT đầuvào của đơn vị vận tải, của lái xe nộp về được tính khâú trừ theo nguyên tắcchung nêu trên và chứng từ thuế GTGT đầu vào của các chứng từ chi hộ.

1.6. Đối với các hợp tác xã vận tải: Hợp tác xã vận tải là đối tượngnộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các xã viên của hợp tác xã là đối tượngnộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Do đặc thù của các hợp tác xã vận tảinên tính thuế GTGT đầu ra, đầu vào, thuế GTGT đầu vào tính khấu trừ được quiđịnh như sau:

a. Hợp tác xã vận tải trực tiếp ký hợp đồng vận tải sau đó tổ chứccho các xã viên tham gia vận tải, toàn bộ các chi phí cho hoạt động vận tải hợptác xã trực tiếp chi thì thuế GTGT đầu ra căn cứ vào toàn bộ các khoản thu củakhách hàng.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để xác định thuế GTGT phải nộp củahợp tác xã căn cứ vào các nguyên tắc chung đã nêu trên:

Ví dụ: Hợp tác xã vận tải A ký hợp đồng với khách hàng B một hợpđồng vận tải hàng hoá, tổng thu chưa có thuế GTGT là 10.000.000 đồng. Hợp tácxã A tổ chức cho các xã viên vận tải. Thuế GTGT đầu ra của hợp tác xã vận tảilà 10.000.000 đồng x 10% = 1.000.000 đồng và hợp tác xã xuất hoá đơn GTGT chokhách hàng B theo giá tính thuế và thuế GTGT đầu ra nêu trên. Thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ căn cứ vào các hoá đơn GTGT đầu vào của hợp tác xã và các xã viêntrực tiếp tham gia vận tải (xăng dầu, điện nước, điện thoại...). Các khoản chicó tính chất thay đổi theo doanh thu của các xã viên như nhiên liệu... phải căncứ vào định mức tiêu hao, định mức tiêu hao này do ban chủ nhiệm hợp tác xã căncứ đặc điểm cụ thể từng loại phương tiện công bố công khai trong toàn hợp tácxã.

b. Hợp tác xã vận tải làm dịch vụ giới thiệu khách hàng cho xãviên, chỉ hưởng một khoản hoa hồng của các xã viên nộp về: Hợp tác xã nộp thuếGTGT trên cơ sở doanh thu hoa hồng do các xã viên nộp về.

Ví dụ: Hợp tác xã vận tải A có khách hàng đến đề nghị vận tải mộtlô hàng, tổng giá trị thanh toán là 10.000.000 đồng. Hợp tác xã không trực tiếpký hợp đồng mà giao cho 3 xã viên có phương tiện vận tải B,C,D trực tiếp giaodịch với khách hàng và thu của 3 xã viên này một khoản hoa hồng là 1.000.000đồng. Như vậy hợp tác xã vận tải A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ, giá tính thuế GTGT trên hoá đơn GTGT là 1.000.000 đồng, hoá đơn GTGTvề khoản thu hoa hồng này của hợp tác xã được xuất cho 3 xã viên theo mức hoahồng thu cụ thể của từng xã viên. Thuế GTGT đầu vào của hợp tác xã A được khấutrừ là các hoá đơn GTGT đầu vào của hợp tác xã. Hoá đơn đầu vào của 3 xã viênkhông được tính khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của hợp tác xã A.

2. Phương pháp nộp trực tiếp trên GTGT:

a. Các cá nhân trực tiếp kinh doanh vận tải nộp thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp.

b. Trường hợp khoán như qui định tại điểm 1.3 mục II nêu trên thìlái xe nhận khoán là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Giátính thuế GTGT là mức khoán của lái xe nhận với đơn vị vận tải.

c. Trong hợp tác xã vận tải, trường hợp hợp tác xã chỉ làm nhiệmvụ giới thiệu khách hàng cho xã viên, hưởng một phần hoa hồng cho xã viên nộpvề thì xã viên là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp căn cứ vàodoanh thu được hưởng. Xã viên hợp tác xã tự kinh doanh nộp thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp. Nếu khách hàng cần hoá đơn thì hợp tác xã thay mặt xã viên cấphoá đơn bán hàng (cơ quan thuế cấp hoá đơn bán hàng để hợp tác xã lập hoá đơnthay cho xã viên).

Thuế GTGT đầu vào của các chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào củađối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không được tính khấu trừ khixác định thuế GTGT phải nộp.

Ví dụ: Cũng theo ví dụ tại trường hợp 1.6.b nêu trên, 3 xã viênB,C,D là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Doanh thu xác địnhthuế GTGT của 3 xã viên là 10.000.000 đồng. Nếu khách hàng có yêu cầu xuất hoáđơn, hợp tác xã vận tải A thay mặt 3 xã viên trên xuất hoá đơn bán hàng thôngthường cho khách hàng.

 

III - KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT

1. Kê khai nộp thuế GTGT của đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấutrừ:

1.1 Đối với các Công ty hạch toán độc lập kê khai nộp thuế GTGTtại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở. Nếu Công ty và các đơn vị này có cácchi nhánh, cửa hàng... hạch toán phụ thuộc cùng hoạt động kinh doanh tại địa phươngnơi Công ty, đơn vị đóng trụ sở thì thuế GTGT do Công ty, đơn vị kê khai nộptập trung thay cho các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc và các chi nhánh, cửahàng này hàng tháng phải lập bảng kê thuế GTGT và gửi về Công ty, đơn vị thựchiện tổng hợp kê khai nộp thuế vào NSNN.

Các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc hoạt động kinh doanh ở địa phươngkhác nơi Công ty đóng trụ sở thì chi nhánh, cửa hàng phải kê khai nộp thuế GTGTtại địa phương nơi kinh doanh (địa phương nêu tại Thông tư này được xác định làtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

1.2. Hoàn thuế GTGT: Các Công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ chịuthuế GTGT thuộc đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT, nếu phát sinh thuế đầuvào được khấu trừ lớn hơn thuế đầu ra thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT thìCông ty, đơn vị kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo chế độ gửi cơquan thuế xét giải quyết hoàn thuế cho Công ty, đơn vị.

2. Kê khai nộp thuế GTGT của đối tượng nộp thuế theo phưong pháptrực tiếp:

a. Các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp qui địnhtại tiết a điểm 2 mục II nêu trên trực tiếp kê khai nộp thuế với cơ quan thuếtrực tiếp quản lý thu thuế.

b. Các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp qui địnhtại tiết b điểm 2 mục II nêu trên phải kê khai nộp thuế GTGT: Về nguyên tắcchung đơn vị vận tải hoặc hợp tác xã có trách nhiệm lập bảng kê doanh thu thựchiện của từng cá nhân nhận khoán, từng xã viên để kê khai, nộp thuế tập trungcho các cá nhân nhận khoán và xã viên hợp tác xã. Nếu cá nhân nhận khoán hoặcxã viên hợp tác xã kê khai không sát doanh thu vận tải, cơ quan thuế được quyềnấn định doanh thu tính thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có sự thamgia ý kiến của Liên minh hợp tác xã và Sở Giao thông công chính của các tỉnh,thành phố.

3. Về hoá đơn chứng từ: Đơn vị vận tải trực tiếp xuất hoá đơn chokhách hàng theo từng trường hợp cụ thể : Nếu đơn vị vận tải thuộc đối tượng nộpthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì xuất hoá đơn GTGT, trong đó dịch vụ vậntải không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì dòng thuế suất và thuế GTGT gạchchéo. Nếu đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì xuất hoá đơnbán hàng thông thường. Đối với đơn vị vận tải hành khách nếu sử dụng vé thaycho hoá đơn thì phải đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện theo chế độ quiđịnh.

 IV. Tổ chức thực hiện

1. Cục đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Cục thuế cáctỉnh thành phố hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kê khai, tính thuế, nộp thuếGTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.Các nội dung khác không hướng dẫn tại Thông tư này vẫn được thực hiện theo quiđịnh tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số 175/1998/TT-BTCngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính. Các văn bản hướng dẫn thực hiện thuế GTGT đốivới các đơn vị đã ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãibỏ. Trong trường hợp có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chínhđể xem xét, xử lý cụ thể../.

 

 

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 03/09/1999
Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng đối với hoạt động trong ngành vận tải đường bộ.
Số kí hiệu 101/1999/TT-BTC Ngày ban hành 20/08/1999
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 03/09/1999
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phạm Văn Trọng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

03/09/1999

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 101/1999/TT-BTC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
20/08/1999 Văn bản được ban hành 101/1999/TT-BTC
03/09/1999 Văn bản có hiệu lực 101/1999/TT-BTC
01/01/2001 Văn bản hết hiệu lực 101/1999/TT-BTC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh