Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/2000

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phân loại tập hợp các máy móc, thiết bị củathiết bị toàn bộ,

thiết bị đồng bộ theo Biểu thuế nhập khẩu

 

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 37/1999/TT-BTC về việc hướng dẫncách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuếnhập khẩu. Theo quy định tại điểm 2 mục II, Thông tư số 37/1999/TT-BTC thì việctính thuế nhập khẩu hàng hoá là thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ sẽ khôngtheo nguyên tắc chung mà phân loại theo máy chính. Tuy nhiên trong quá trìnhthực hiện đã phát sinh một số vướng mắc.

Để việc phân loại và tính thuế nhập khẩu hàng hoá là thiết bị toànbộ, thiết bị đồng bộ được thuận lợi, phù hợp dần với thông lệ quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, Nghị định số 94/1998/NĐ-CPngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày20/05/1998 của Quốc hội;

Sau khi tham khảo ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành có liên quan,Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại tập hợp các máy móc thiết bị của thiết bịtoàn bộ, thiết bị đồng bộ (gọi tắt là tập hợp các máy móc) theo Biểu thuế nhậpkhẩu như sau:

 

1. Khái niệm, nguyên tắc phân loại và phạm vi áp dụng:

1.1.Hàng hóa nhập khẩu là một tập hợp các máy móc (của thiết bị toàn bộ, thiết bịđồng bộ) thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máychính để tính thuế nhập khẩu. Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu caohơn mức thuế nhập khẩu của các máy móc thiết bị khác trong tập hợp các máy mócnhập khẩu thì các doanh nghiệp được lựa chọn việc áp dụng cách phân loại theomáy chính hoặc phân loại theo từng máy.

Trườnghợp ngoài tập hợp các máy móc, thiết bị , hàng hoá nhập khẩu còn bao gồm cả vậttư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì chỉ ápdụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu cho tập hợp cácmáy móc thiết bị thuộc các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhậpkhẩu hiện hành; không áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuếnhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu là các vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụliệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô (những mặt hàng này thực hiện theo nguyêntắc: phân loại đúng vào mã số quy định cho mặt hàng đó tại biểu thuế nhập khẩuhiện hành).

1.2.Tập hợp các máy móc được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính gồm ítnhất là từ hai máy, thiết bị trở lên thuộc một hoặc nhiều nhóm, phân nhóm hàngcủa các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Tậphợp các máy móc này có thể là một tổ hợp (Ví dụ: tổ hợp các máy móc thiết bịtruyền hình gồm thiết bị thu, thiết bị truyền, camera..., tổ hợp sản xuất thuốclá điếu gồm máy chế biến lá thuốc lá, máy vê thuốc, kèm thiết bị đóng gói...)hoặc chúng có thể là một dây chuyền (Ví dụ: dây chuyền may quần áo gồm máy may,máy vắt sổ, máy thùa khuyết, máy đính cúc, máy thiết kế mẫu, bàn may, máy cắt,máy phát điện...). Các máy móc khác nhau của tập hợp các máy móc này có tínhchất bổ trợ gắn kết với nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằm thực hiện cácchức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống.

1.3.Tập hợp các máy móc được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính nêu tạiđiểm 1.1 và 1.2 có thể là:

1.3.1.Được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặcnhiều khu vực hoặc từ nhiều nước khác nhau, nhập về cùng chuyến hoặc không cùngmột chuyến nhưng tập hợp các máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo thành một tổ hợphoặc một dây chuyền với một chuỗi các máy móc, thiết bị liên kết với nhau, cótính chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằm thực hiện các chứcnăng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống.

1.3.2.Vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng 3 điềukiện:

Máychính phải là máy được nhập khẩu;

Tậphợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước tạothành một tổ hợp hoặc một dây chuyền với một chuỗi các máy móc, thiết bị liênkết với nhau, có tính chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằmthực hiện các chức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống;

Đốitượng sử dụng tập hợp các máy móc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua máymóc do trong nước sản xuất phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề loại máy móc tự sản xuất hoặc mua trong nước, tên đơn vị sản xuất hoặc đơnvị cung cấp máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Trườnghợp kê khai sai thì ngoài việc bị truy thu thuế nhập khẩu theo đúng mã số củatừng máy móc thiết bị quy định của Biểu thuế nhập khẩu tại thời điểm truy thucòn bị xử phạt hành chính hoặc truy cuứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiệnhành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản có liên quan.

2. Thủ tục hồ sơ để phân loại và tính thuế nhập khẩu theo máychính:

2.1.Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư thiết bị toàn bộ hoặc thiết bịđồng bộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ghi rõ tên máy móc thiếtbị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước.

2.2.Cơ quan quản lý chuyên ngành của đơn vị sử dụng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bịđồng bộ nêu rõ máy chính của tập hợp các máy móc nhập khẩu. Ví dụ: cơ quan xácnhận thiết bị đồng bộ của dây chuyền sản xuất dệt may là Bộ Công nghiệp, cơquan xác nhận máy chính của thiết bị toàn bộ nhà máy chế biến rau quả hộp là BộNông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trườnghợp có vướng mắc trong việc xác nhận máy chính thì cơ quan quản lý chuyên ngànhcó ý kiến với Bộ Tài chính để trao đổi với các Bộ, Ngành có liên quan việc xácđịnh máy chính của các máy móc, thiết bị này.

2.3.Hợp đồng nhập khẩu hoặc Hợp đồng nhập khẩu ủy thác nhập khẩu, Bảng kê chi tiếtlô hàng nhập khẩu (Packing list) và các chứng từ khác (nếu có) ghi rõ tên củacác loại máy móc thiết bị nhập khẩu.

3. Tổ chức thực hiện

3.1.Căn cứ vào hồ sơ quy định tại Điểm 2 và kết quả kiểm tra hàng hoá thực nhậpkhẩu, hoặc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước (nếu có) cơ quanHải quan sẽ tính thuế thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo máy chính củalô hàng và mở sổ theo dõi hàng thực nhập phù hợp với Danh mục hàng hoá cần nhậpkhẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tưduyệt. Các hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quanphê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt thì phải phânloại và tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng đó.

3.2.Trường hợp nghi ngờ việc xác nhận máy chính không chính xác, cơ quan Hải quannơi làm thủ tục nhập khẩu vẫn thực hiện tạm tính thuế theo loại máy chính đãđực xác nhận và phản ánh ngay cho cơ quan xác nhận biết đồng thời báo cáo Tổngcục Hải quan để giải quyết. Trường hợp còn vướng mắc, Tổng cục Hải quan sẽ phốihợp với Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan để có biện pháp xử lý kịpthời.

Trườnghợp phát hiện của cơ quan Hải quan là đúng, hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính lạithuế. Nếu số tiền thuế nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp theo mứcthuế tính lại, đơn vị sử dụng máy sẽ được hoàn thuế hoặc khấu trừ vào số phảinộp của lô hàng sau. Nếu số tiền thuế đã nộp ít hơn số thuế phải nộp theo mứcthuế tính lại, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện truy thu thuế.

Việcthực hiện truy thu, truy hoàn hoặc khấu trừ thuế được thực hiện theo quy địnhcủa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướngdẫn thực hiện Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu.

3.3.Các trường hợp kê khai nhập khẩu tập hợp các máy móc của thiết bị đồng bộ hoặcthiết bị toàn bộ để được tính và nộp thuế nhập khẩu theo máy chính nhưng thựctế không sử dụng các máy, móc thiết bị này thành một tổ hợp hoặc dây chuyền màsử dụng theo từng máy riêng lẻ, thì ngoài việc truy thu thuế nhập khẩu theođúng mức thuế nhập khẩu quy định cho từng máy, đơn vị còn bị xử lý hành chínhhoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của Luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản có liên quan.

3.4.Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để xử lý cụ thể việc ápdụng nguyên tắc phân loại theo máy chính cho các trường hợp nhập khẩu tập hợpmáy móc của thiết bị toàn bộ, thiết bộ đồng bộ nhưng ngoài các máy móc thiết bịthuộc các nhóm hoặc phân nhóm hàng của các chưoưng 84, 85, 86, 88, 89, 90 cònbao gồm cả các máy móc, thiết bị thuộc các chương khác của biểu thuế nhập khẩuhiện hành (Ví dụ: thiết bị toàn bộ đường ống dẫn khí).

3.5.Thông tư này hướng dẫn cách phân loại hàng hoá nhập khẩu là tập hợp máy móc củathiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/01/2000 thựchiện theo nguyên tắc phân loại của Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Hộiđồng hợp tác Hải quan Thế giới), thay thế cho điểm 2 mục II phần Anguyên tắcphân loại hàng hoá của biểu thuế thuế nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư số37/1999/TT-BTC ngày 7/4/1999 về việc hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theoDanh mục Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu và công văn số 5262TC/TCT ngày 19/10/1999 về việc xử lý thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bịđồng bộ của Bộ Tài chính.

3.6.Tập hợp các máy móc thiết bị thuộc các nhóm hàng, phân nhóm hàng của các chương84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành nếu được áp dụngnguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu theo quy định tại Thôngtư này thì cũng được coi là thiết bị đồng bộ để làm căn cứ xác định đối tượngkhông chịu thuế Giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng.

3.7.Các trường hợp vướng mắc phát sinh trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành,phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xem xét giảiquyết từng trường hợp cụ thể./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/2000
hướng dẫn phân loại tập hợp các máy móc thiết bị của thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ theo biểu thuế nhập khẩu
Số kí hiệu 99/2000/TT-BTC Ngày ban hành 12/10/2000
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/01/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Vũ Văn Ninh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/2000

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 99/2000/TT-BTC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
12/10/2000 Văn bản được ban hành 99/2000/TT-BTC
01/01/2000 Văn bản có hiệu lực 99/2000/TT-BTC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh