Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 30/03/1999

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH 

Về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học

_______________________ 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lí Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơcấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáodục và đào tạo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thếcho Quyết định số 3857/GD-ĐT ngày 14/12/1994 và Quyết định số 1600/GD-ĐT ngày19/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các quy định trước đây trái vớiQuyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3.Các ông (bà) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương),Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các SởGiáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TIỂU HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BGDĐT

ngày 15/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1.Thi tốt nghiệp tiểu học nhằm thực hiện đánh giá một cách khách quan kết quả họctập, rèn luyện của học sinh, kết quả đào tạo của các trường tiểu học theo mụctiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượnghọc tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.

Điều 2.Kết quả thi tốt nghiệp tiểu học là căn cứ để cấp bằng tốt nghiệp tiểu học vàxét tuyển vào lớp 6 Trung học cơ sở.

 

Chương II

ĐIỀU KIỆN DỰ THI

Điều 3.Những đối tượng sau được dự thi tốt nghiệp tiểu học:

1.Học sinh lớp 5 học hết chương trình tiểu học ở mọi loại hình trường, lớp tiểuhọc.

2.Thí sinh tự do: bao gồm học sinh thi lại và học sinh học hết chương trình tiểuhọc ở các lớp học gia đình.

Hồsơ của thí sinh tự do phải gửi đến trường đăng kí dự thi trước ngày thi 30ngày. Hồ sơ gồm:

a)Đơn xin dự thi có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn).

Họcsinh đã bị xử lí kỉ luật về thi tốt nghiệp tiểu học muốn dự thi phải được UBNDxã (phường, thị trấn) xem xét và đề nghị Phòng GD-ĐT cho phép;

b)Giấy xác nhận học hết chương trình tiểu học của Hiệu trưởng trường tiểu học(đối với học sinh học ở lớp học gia đình)

Họcsinh thi lại phải có học bạ chính;

c)Giấy khai sinh hợp lệ và tính đến năm dự thi có tuổi dưới 15;

Họcsinh từ 15 tuổi trở lên muốn dự thi phải được Phòng Giáo dục - Đào tạo đưa vàodanh sách đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo cho phép.

Điều 4.Giáo viên phụ trách lớp chịu trách nhiệm hoàn thành việc đánh giá xếp loại, ghihọc bạ và lập hồ sơ riêng cho từng học sinh lớp mình trước ngày thi 10 ngày.

Điều 5.Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm lập hồ sơ của học sinh đang học và thísinh tự do để xuất trình với Hội đồng coi thi.

Hồsơ của thí sinh dự thi phải đầy đủ, chính xác. Học sinh có hồ sơ đặc biệt (hồihương, Việt kiều, di dân...) hoặc không đúng với quy định chung phải được PhòngGiáo dục - Đào tạo xem xét và quyết định bằng văn bản cho dự thi.

 

Chương III

ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP VÀ XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP

Điều 6.Những đối tượng sau được công nhận tốt nghiệp tiểu học:

1.Học sinh học lớp 5 cuối năm đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.

2.Học sinh thi tốt nghiệp tiểu học đạt một trong hai điều kiện sau:

a)Điểm trung bình cộng các môn thi đạt 5,0 trở lên, không có môn thi nào điểm dưới2,0.

b)Điểm trung bình cộng các môn thi đạt từ 4,5 đến 4,9, không có môn thi nào điểmdưới 2,0; xếp loại học lực chung các môn ở lớp 5 từ Khá trở lên.

3.Học sinh diện ưu tiên:

a)Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh mất sức lao động từ 81 % trở lên,con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81 %trở lên.

b)Học sinh dân tộc ít người;

c)Học sinh học tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... (theo quy địnhcủa UBND tỉnh);

Thitốt nghiệp tiểu học đạt điểm trung bình cộng các môn thi không dưới 4, không cómôn thi nào điểm dưới 2,0; xếp loại học lực chung các môn ở lớp 5 từ Trung bìnhtrở lên.

Điều 7.Những đối tượng sau được xét đặc cách tốt nghiệp tiểu học:

1.a) Học sinh bị ốm không thể tham dự kì thi, có giấy chứng nhận của cơ quan y tếtừ cấp xã, phường trở lên cấp;

b)Học sinh đang trên đường đến phòng thi mà bị sự cố bất ngờ như tai nạn xe cộ,bão lụt, hoả hoạn, địch hoạ, cảm nặng không thể đến dự thi;

c)Học sinh có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) mất trongngày thi, có đơn của gia đình xin phép không đến thi;

d)Học sinh cùng gia đình đi vùng kinh tế mới theo kế hoạch của địa phương vào trướcngày thi không quá 10 ngày.

Nhữnghọc sinh này phải có giấy xác nhận và đề nghị của nhà trường do Hiệu trưởng kíđược xếp loại cả năm về hạnh kiểm từ Khá tốt trở lên, về học lực chung các mônở lớp 5 từ Trung bình trở lên.

2.Học sinh bị ốm hoặc có sự cố đột xuất xảy ra trong lúc đang thi, không thể tiếptục thi được nữa, phải có xác nhận của Hội đồng coi thi và cán bộ y tế phục vụkì thi, đạt đủ điều kiện xếp loại cả năm về hạnh kiểm từ Khá tốt trở lên và họclực chung các môn ở lớp 5 từ Trung bình trở lên. Nếu học sinh đã thi xong mônnào thì điểm bài thi môn đó phải đạt từ 5,0 trở lên.

Điều 8.Ngoài các quy định chung về thi tốt nghiệp tiểu học trong Quy chế này Bộ Giáodục và Đào tạo có quy định riêng đối với những học sinh theo học các chươngtrình thí điểm của Bộ về tiếng nước ngoài.

Điều 9.Học sinh tốt nghiệp tiểu học được xếp thành 3 loại:

1.Loại Giỏi: Thuộc một trong hai diện sau:

a)Học sinh học lớp 5 cuối năm đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.

b)Điểm trung bình cộng các môn thi đạt từ 9,0 trở lên, không có môn thi nào điểmdưới 8, xếp loại học lực chung các môn ở lớp 5 từ Khá trở lên

2.Loại Khá: Điểm trung bình cộng các môn thi đạt từ 7,0 đến 8,9; không có môn thinào điểm dưới 6, xếp loại học lực chung các môn ở lớp 5 từ Trung bình trở lên.

3.Loại Trung bình: Những học sinh còn lại.

Nhữnghọc sinh được xét đặc cách tốt nghiệp không xếp loại và được ghi rõ trong Bằngtốt nghiệp tiểu học.

Điều 10.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1.Học sinh có quyền khiếu nại về kết quả bài thi. Học sinh xin khiếu nại phải cóđơn gửi đến nơi dự thi chậm nhất là 10 ngày sau khi công bố kết quả thi tốtnghiệp tiểu học.

2.Hội đồng phúc khảo được thành lập theo đơn vị huyện (quận) và làm việc theonguyên tắc như Hội đồng chấm thi. Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ:

a)Tổ chức chấm lại bài thi.

b)Đối chiếu điểm chấm lại với điểm chấm lần đầu, nếu có thay đổi (tăng hoặc giảm)từ 1 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm chấm lần đầu.

c)Thông báo công khai danh sách học sinh được chấm lại bài thi, kết quả chấm lạivà danh sách tốt nghiệp bổ sung.

Cácđơn khiếu nại khác có liên quan đến kì thi do Phòng Giáo dục - Đào tạo xem xétgiải quyết. Trường hợp Phòng Giáo dục - Đào tạo không đủ thẩm quyền giải quyếtthì chuyển Sở Giáo dục - Đào tạo giải quyết.

 

Chương IV

CHƯƠNG TRÌNH THI, MÔN THI, NGÀY THI VÀ ĐỀ THI

Điều 11.

1.Chương trình thi là chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Học sinh học chương trình nào thi theo chương trình đó, trọng tâm là chươngtrình lớp cuối bậc tiểu học.

2.Môn thi: Tiếng Việt và Toán.

Thờigian làm bài (không kể thời gian chép đề) cho mỗi môn thi là 90 phút.

3.Ngày thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn định hằng năm và được quy định trong biênchế năm học.

4.Hội đồng ra đề thi

SởGiáo dục - Đào tạo đề nghị UBND tỉnh (thành phố) ra quyết định thành lập Hộiđồng ra đề thi. Thành phần Hội đồng ra đề thi bao gồm:

Chủtịch Hội đồng: Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo

PhóChủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Tiểu học

Thưkí Hội đồng: Cán bộ Phòng Tiểu học

CácUỷ viên: mỗi môn một hoặc hai cán bộ chuyên môn của Phòng Tiểu học có năng lựcchuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao.

Cánbộ in ấn đề.

Hộiđồng ra đề thi có nhiệm vụ ra đề thi (chính thức và dự bị) và làm hướng dẫnchấm; tổ chức in ấn, đóng gói, niêm phong, bảo quản, phân phối đề thi.

Chủtịch Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác làm đề thi,xét duyệt, quyết định chọn các bộ đề thi.

Cácuỷ viên chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng về tính chính xác,tính khoa học, tính sư phạm và tính bí mật của đề thi.

Cácthành viên trong Hội đồng ra đề thi là những người không có con, em ruột, cháuruột (con của anh em ruột, con của con trai, con gái) dự kì thi năm đó.

5.Ra đề thi

Đềthi ra cho từng loại chương trình thực hiện trong phạm vi địa phương. Đề thiphải phù hợp với thực tế, phù hợp với yêu cầu trung bình của chương trình, đảmbảo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học.

Việclàm đề thi phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, chính xác, nghiêm túc, an toàn trongmọi khâu (chuẩn bị ra đề, in ấn, bảo quản, phân phối, vận chuyển...). Đề thi đượcin riêng, không cùng tờ giấy thi của học sinh.

Nộidung của hướng dẫn chấm phải rõ ràng, cụ thể từng mức độ; biểu điểm đánh giáđúng trình độ học lực của học sinh. Điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm.

6.In ấn đề thi và hướng dẫn chấm

Đềthi và hướng dẫn chấm sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi kí duyệt, phải đượcin thử. Sau khi đọc, soát kĩ bản in thử 3 lần thì tiến hành in chính thức vàchỉ in đủ số lượng quy định. Việc in ấn phải làm xong từng đề. Các bản có liênquan đến đề thi như giấy nến, tờ in hỏng, tờ in thừa,... phải được niêm phongbảo quản trong hòm, tủ, không được đốt huỷ.

7.Vào bì và niêm phong đề thi

Đềthi từng môn, hướng dẫn chấm từng môn phải được vào bì và niêm phong riêng theoquy định của Hội đồng ra đề thi sao cho đảm bảo được nguyên tắc an toàn và bímật.

8.Phân phối, giao nhận đề thi

SởGiáo dục - Đào tạo sử dụng phương tiện riêng có công an bảo vệ đưa đề thi chínhthức và đề thi dự bị tới từng Phòng Giáo dục - Đào tạo. Các Hội đồng coi thinhận đề thi chính thức tại Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo dục - Đào tạocó thể sử dụng phương tiện riêng có công an bảo vệ để đưa đề thi tới những Hộiđồng coi thi xa, đi lại khó khăn. Khi giao nhận đề thi và hướng dẫn chấm thi,phải lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, hiện trạng các bì và có chữ kícủa cả hai bên.

SởGiáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo cần bố trí thời gian chuyển đềthi sao cho bì đề thi phải về tới các Hội đồng coi thi chậm nhất là một ngày trướcngày thi.

9.Việc thi đề dự bị do Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định. Hội đồng coithi sẽ nhận đề thi dự bị do Phòng Giáo dục - Đào tạo giao.

SởGiáo dục - Đào tạo tổ chức tập huấn về hướng dẫn chấm thi cho Chủ tịch và cáctổ trưởng bộ môn của Hội đồng chấm thi và giao bì hướng dẫn chấm cho các Hộiđồng chấm thi sau khi thi xong.

SởGiáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có đề thi chính thức, đềthi dự bị để trực thi. Các đề trực thi được mở cùng lúc với giờ mở đề tại cácHội đồng coi thi.

 

Chương V

TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO KÌ THI

Điều 12:Việc tổ chức coi thi và chấm thi được tiến hành tại các trường tiểu học có họcsinh dự thi.

1.Thành phần của Hội đồng coi thi:

Chủtịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó ở trường sở tại

MộtPhó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu phó ở trường khác

MộtThư kí Hội đồng: Thư kí Hội đồng nhà trường hoặc tổ trưởng chuyên môn trường sởtại

CácUỷ viên Hội đồng: gồm những giáo viên sở tại không dạy lớp 5 và 2 giáo viên ởtrường khác đến. Số lượng Uỷ viên tuỳ thuộc vào số phòng thi, sao cho mỗi phòngthi có 2 người coi thi (không kể giám thị biên). Một số giám thị biên có thể dogiáo viên đang dạy lớp 5 đảm nhiệm.

2.Thành phần của Hội đồng chấm thi:

Chủtịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó ở trường sở tại

MộtPhó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu phó ở trường khác

MộtThư kí Hội đồng: Thư kí Hội đồng nhà trường hoặc tổ trưởng chuyên môn trường sởtại

CácUỷ viên Hội đồng: gồm những giáo viên đang dạy lớp 5 (hoặc đã dạy lớp 5) của trườngsở tại và 2 giáo viên ở trường khác đến. Số lượng Uỷ viên tuỳ thuộc vào số bàithi, sao cho mỗi bài thi có 2 người chấm.

Nơivùng sâu, vùng xa có quá ít học sinh, Phòng Giáo dục - Đào tạo xem xét đề nghịUBND huyện (quận) ra quyết định lập Hội đồng coi thi và chấm thi ghép trường,nhưng phải đảm bảo học sinh không đi quá xa (dưới ba km).

Điều 13.Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã), Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện (quận, thịxã) chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo kì thi tốt nghiệp tiểu học tại địa phươngtheo đúng Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học.

PhòngGiáo dục - Đào tạo đề nghị UBND huyện (quận, thị xã) ra quyết định thành lậpcác Hội đồng coi thi và chấm thi, Hội đồng phúc khảo, Ban Chỉ đạo và kiểm trathi tốt nghiệp tiểu học ở các huyện (quận, thị xã).

Thànhphần Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tiểu học ở huyện (quận, thị xã):

TrưởngBan: Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo

PhóBan: 1 cán bộ thanh tra chuyên môn

CácUỷ viên: từ 3 đến 5 người là cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục - Đào tạo,một số Hiệu trưởng có năng lực.

Nhữngthành viên của Ban chỉ đạo và kiểm tra không tham gia trong Hội đồng coi thi vàchấm thi.

Điều 14.Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố), Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh (thành phố)chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công việc của kì thi tốt nghiệp tiểuhọc (chuẩn bị, ra đề thi, hướng dẫn coi thi, chấm thi, xét khen thưởng, kỉluật...).

SởGiáo dục - Đào tạo đề nghị UBND tỉnh (thành phố) ra quyết định thành lập Hộiđồng ra đề thi, Ban Chỉ đạo và kiểm tra kì thi tốt nghiệp tiểu học của tỉnh.

Thànhphần Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tiểu học ở tỉnh (thành phố):

TrưởngBan: Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo phụ trách tiểu học

HaiPhó Ban: Trưởng hoặc Phó Phòng Tiểu học và Trưởng hoặc Phó Ban thanh tra củaSở.

CácUỷ viên: có từ 5 đến 7 người là cán bộ chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo,một số Trưởng hoặc Phó Phòng Giáo dục - Đào tạo.

Nhiệmvụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi, các Hộiđồng coi thi và chấm thi được thực hiện theo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ làmcông tác thi tốt nghiệp tiểu học do Bộ ban hành.

Trướcngày thi 30 ngày, Hiệu trưởng các trường phải báo cáo về Phòng Giáo dục - Đàotạo dự kiến số học sinh dự thi để Phòng Giáo dục - Đào tạo chuẩn bị tổ chức kìthi.

Điều 15.Uỷ ban nhân dân cấp trên có trách nhiệm chỉ thị cho Uỷ ban nhân dân cấp dưới vàcác ngành hữu quan (Y tế, Công an, Điện lực, Bưu điện) giúp đỡ và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho ngành giáo dục tổ chức tốt kì thi tốt nghiệp tiểu học ở địaphương.

 

Chương VI

DUYỆT KẾT QUẢ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ THI

Điều 16.Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm duyệt kết quả và cấp Bằng tốtnghiệp tiểu học cho học sinh. Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thi, danh sách họcsinh tốt nghiệp cùng với điểm các bài thi được thông báo công khai tại trườnghọc sinh dự thi. Chậm nhất là 10 ngày sau ngày hết hạn khiếu nại, danh sách họcsinh tốt nghiệp bổ sung được thông báo tại Phòng Giáo dục - Đào tạo. Chậm nhấtlà 45 ngày sau ngày thi, các Phòng Giáo dục - Đào tạo phải hoàn thành việc cấpBằng cho học sinh được công nhận tốt nghiệp.

Điều 17.Bảng ghi tên, ghi điểm của học sinh dự thi sau khi đã được duyệt chính thứcphải lưu trữ không kì hạn tại Sở Giáo dục - Đào tạo (1 bản); Phòng Giáo dục -Đào tạo (1 bản); trường (1 bản). Toàn bộ bài thi của học sinh, các biên bản coithi, chấm thi, được lưu trữ ít nhất là 2 năm tại Phòng Giáo dục - Đào tạo.

Bằngtốt nghiệp tiểu học là loại văn bằng quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịutrách nhiệm in và chuyển đến Sở Giáo dục - Đào tạo.

Bằngtốt nghiệp tiểu học chỉ cấp một lần. Trừ trường hợp mất mát do hoả hoạn, địchhoạ, lũ lụt... Phòng Giáo dục - Đào tạo có thể xét cấp lại một lần nếu học sinhlàm đơn và có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn).

 

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỈ LUẬT

Điều 18.Những cán bộ, giáo viên làm công tác thi, phục vụ thi có nhiều thành tích trongkì thi tốt nghiệp tiểu học được Phòng Giáo dục - Đào tạo đề nghị cấp trên xétkhen thưởng theo các hình thức cấp giấy khen, bằng khen.

Điều 19.Những cán bộ, giáo viên làm công tác thi, người phục vụ thi, học sinh đi thi viphạm quy chế thi của Bộ, tuỳ theo mức độ vi phạm mà Phòng Giáo dục - đào tạo xửlí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên xử lí kỉ luật theo các hình thức quyđịnh cho các đối tượng như sau:

1.Đối với cán bộ, giáo viên, người phục vụ:

a)Khiển trách: Hình thức kỉ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

Chépsai đề thi bị phát hiện sau khi có hiệu lệnh làm bài

Khôngphát hiện được việc chép sai đề thi của người coi thi

Làmngơ trước việc học sinh vi phạm quy chế thi.

b)Cảnh cáo: Hình thức kỉ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

Tựchữa học bạ, sổ điểm, bảng ghi tên, ghi điểm

Đánhmất, làm thất lạc hoặc thiếu hồ sơ của học sinh

Chépsai, sót đề thi có ảnh hưởng đến bài làm của học sinh

Cộngsai, sót điểm, vào nhầm điểm, nhầm phách

Hướngdẫn hoặc đưa bài làm cho học sinh

Duyệtđề, ra đề không phù hợp với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng.

c)Hạ chức vụ, hạ lương, chuyển công tác: Hình thức kỉ luật này áp dụng cho các trườnghợp vi phạm sau:

Hướngdẫn hoặc chuyển bài làm cho cả phòng thi

Rasai đề thi, ra đề thi ngoài chương trình

Làmlộ đề thi.

d)Buộc thôi việc hoặc truy tố trước pháp luật: Hình thức kỉ luật này áp dụng chonhững trường hợp vi phạm sau:

Nhậnhối lộ của học sinh, phụ huynh

Cốtình làm lộ đề thi, bán đề thi, đáp án

Cóhành động chống phá kì thi.

2.Đối với học sinh dự thi:

a)Cảnh cáo trước toàn Hội đồng coi thi: Hình thức kỉ luật này áp dụng cho nhữngtrường hợp vi phạm sau:

Mangtài liệu vào phòng thi bị phát hiện, nhưng chưa sử dụng

Chépbài của người khác; cho bạn chép bài hoặc hướng dẫn bài cho bạn đã được ngườicoi thi nhắc nhở 3 lần.

Nhậnbài giải sẵn của người khác, nhưng chưa sử dụng.

b)Huỷ kết quả thi: Hình thức kỉ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạmsau:

Đãsử dụng tài liệu mang vào phòng thi hoặc bài giải sẵn của người khác

Lấybài thi của người khác thay cho bài thi của mình

Khôngnộp bài thi

c)Đình chỉ thi các môn còn lại hoặc không cho dự thi một năm: Hình thức kỉ luậtnày áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

Cóhành động chống phá kì thi

Nhờngười vào thi thay.

Saukhi có quyết định xử lí kỉ luật, đương sự có quyền khiếu nại với cơ quan quyếtđịnh kỉ luật và cơ quan quản lí cấp trên. Trong khi chờ đợi giải quyết, đươngsự phải thi hành hình thức kỉ luật ghi trong quyết định./.

 

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 30/03/1999
Về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học
Số kí hiệu 12/1999/QĐ-BGDĐT Ngày ban hành 15/03/1999
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 30/03/1999
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giáo dục và Đào tạo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiển
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

30/03/1999

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 12/1999/QĐ-BGDĐT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
15/03/1999 Văn bản được ban hành 12/1999/QĐ-BGDĐT
30/03/1999 Văn bản có hiệu lực 12/1999/QĐ-BGDĐT
17/01/2005 Văn bản hết hiệu lực 12/1999/QĐ-BGDĐT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh