Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 17/07/2000

 

 

 

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộivà dự toán ngân sách nhà nước năm 2001

 

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2000 đã có những chuyểnbiến tích cực.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếukém, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộinăm 2000, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, các địa phươngtập trung thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trongNghị quyết tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ năm 2000. Đồng thời tiếnhành triển khai xây dựng kế hoạch năm 2001 với yêu cầu và nội dung chủ yếu nhưsau:

I. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁTTRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2001

Việcxây dựng và thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2001 sẽ là bước mở đầu thuận lợiđể đạt được mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành,các địa phương cần quán triệt phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 - 2005của cả nước và thể hiện cụ thể, thiết thực vào kế hoạch năm 2001 của ngành, địaphương. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1.Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2000, bảo đảm nền kinh tếphát triển ổn định và bền vững, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triểncao hơn trong những năm sau.

a)Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Có giải pháphỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng.Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khuyến khích áp dụng rộng rãi các tiếnbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư cho khâu giống,nhất là giống thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến và các làngnghề ở nông thôn. Chủ động đối phó với tình hình diễn biến xấu của thời tiết.

b)Duy trì phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, trên cơ sở tiếp tục đầu tưchiều sâu và đổi mới thiết bị, công nghệ, ưu tiên đầu tư phát triển các sảnphẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có khả năng xuất khẩu, công nghiệp chếbiến phục vụ nông nghiệp. Chú trọng phát triển các loại hình doanh nghiệp vừavà nhỏ thu hút nhiều lao động; tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụhàng hoá để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá cácdoanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp cổ phầnhoá đi vào sản xuất ổn định.

c)Phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó chú trọng dịch vụ vận tải, bưu chínhviễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng. Tập trung tháo gỡ vướng mắc để pháttriển thị trường nội địa, nhất là thị trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.Thực hiện các giải pháp nâng cao sức mua của nhân dân.

2.Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, thu hút vốn ODA; duy trì tốc độ tăng trưởng cao trongxuất khẩu, hạn chế nhập siêu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, đặc biệtlà các sản phẩm nước ta có tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

3.Sử dụng có hiệu quả tài chính quốc gia. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nướcđể góp phần lành mạnh hoá tài chính, tiền tệ; triệt để tiết kiệm đi đôi vớinâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Củng cố và nâng cao chất lượnghoạt động của hệ thống ngân hàng.

Huyđộng tối đa các nguồn vốn trong nước, tăng nhanh khả năng giải ngân và thu hútvốn nước ngoài để có nguồn tập trung đầu tư vào các dự án có hiệu quả, tác độngđến nhiều ngành kinh tế, có tỷ lệ xuất khẩu cao; ngân sách nhà nước hỗ trợ chocác vùng còn khó khăn, giành phần đáng kể cho giáo dục, đào tạo, khoa học môitrường, văn hoá và xã hội.

4.Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển hệ thống dạy nghề.Triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở, trước hết ở nhữngvùng có điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, nhanh chóng ápdụng các kết quả đã nghiên cứu vào sản xuất. Tăng cường công tác bảo vệ và cảithiện môi trường.

5.Giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc, trước hết là việc làm cho ngườilao động. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng dần mứcsống các tầng lớp dân cư. Có cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển và nângcao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và tổ chức thựchiện tốt việc xã hội hoá các lĩnh vực trên.

6.Củng cố quốc phòng và an ninh, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với phát triểnkinh tế - xã hội.

7.Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp và đổi mới bộ máy Nhà nước ở các ngành,các cấp.

II. NHIỆM VỤ VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCNĂM 2001

1.Dự toán thu ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ cáckhoản thu theo quy định của các Luật thuế và chế độ thu hiện hành, thực hiệncác biện pháp cải tiến quản lý thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậuvà gian lận thương mại; thực hiện đầy đủ các cơ chế đã ban hành về khuyến khíchsản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường; phải tính đến yếu tốthực hiện tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Dự toán thu phải đảmbảo tích cực, vững chắc, phấn đấu mức động viên thu ngân sách nhà nước năm 2001đạt 18 - 19% so GDP.

2.Dự toán chi ngân sách nhà nước phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, bảo đảmmối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, thanh toánnợ đến hạn.

Vốnngân sách nhà nước chi đầu tư tập trung cho các công trình hạ tầng cơ sở khôngcó khả năng sinh lời và không thu hồi được vốn, ưu tiên cho các công trìnhtrọng điểm của nhà nước, các công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong nămvà công trình đã đủ thủ tục.

Chihỗ trợ sản xuất kinh doanh tập trung cho các lĩnh vực: sản xuất các sản phẩmtrọng điểm, ngành trọng điểm; nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sảnphẩm nông nghiệp xuất khẩu; cải tạo và nhân giống cây, giống con; chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi; cải cách và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợcho hoạt động xuất khẩu, mở rộng và tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thịtrường.

Ngânsách nhà nước sẽ ưu tiên bố trí để thực hiện bù trượt giá và cải cách tiền lươngcủa các đối tượng hưởng lương, trợ cấp cho người có công với cách mạng, trợ cấpxã hội thuộc ngân sách nhà nước; thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo; bảođảm cho các sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ môi trường theoNghị quyết Trung ương II, sự nghiệp văn hoá thông tin theo Nghị quyết Trung ươngV, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trongcác lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao để huy động thêm nguồnlực xã hội, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực này, góp phầnthay đổi cơ cấu chi ngân sách nhà nước.

Thựchiện cơ chế quản lý tài chính - ngân sách mới đối với một số đơn vị sự nghiệpcó thu; chuyển một số đơn vị hành chính, sự nghiệp đủ điều kiện để thực hiệntheo cơ chế tự trang trải kinh phí. Kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học, ytế, đào tạo của doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí sản xuất kinhdoanh theo chế độ quy định, không bố trí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (trừ trườnghợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định riêng).

Bốtrí dự phòng và chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của các cấp ngân sách theođúng quy định hiện hành.

3.Cân đối ngân sách nhà nước trên cơ sở nguồn thu thuế và phí phải bảo đảm chi thườngxuyên ở mức hợp lý, trả các khoản nợ đến hạn, có tích lũy cho đầu tư pháttriển.

Bộichi ngân sách nhà nước dưới 5% GDP, phù hợp với khả năng vay trong nước và vay ưuđãi ngoài nước. Không vay thương mại nước ngoài, không phát hành và hạn chế vayngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi.

4.Về dự toán ngân sách địa phương:   

Dựtoán ngân sách của các địa phương được xây dựng theo nguyên tắc ổn định trong 3năm (2000 - 2002), trong đó số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sáchđịa phương dự kiến tăng 3% so mức bổ sung năm 2000 (không bao gồm các khoản đãbổ sung có mục tiêu, giải quyết những khó khăn trong năm 2000). Bố trí nhiệm vụchi ngân sách năm 2001 cần ưu tiên các nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng, cảitạo giống cây, giống con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tiếptục thực hiện cơ chế bố trí chi đối với một số mục tiêu tương ứng với toàn bộhoặc một phần từ các khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất,tiền sử dụng đất,... theo các quy định hiện hành. Thực hiện chuyển một số chươngtrình mục tiêu vào nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Việcthưởng vượt thu năm 2001 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

III. Tiến độ xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện

1. Về tiến độ

Trongtháng 7 năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn khung kế hoạch năm 2001 chocác Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Trướcngày 30 tháng 8 năm 2000, các Bộ, ngành, Tổng công ty 91, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2001 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp trình Chính phủ.

BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức làm việc với các Bộ, ngành, địa phươngđể kịp tổng hợp kế hoạch trình các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thờidự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách để trình ủy ban Thườngvụ Quốc hội.

2. Về phân công thực hiện

a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, xây dựngcác phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ, ngành, cácđịa phương xây dựng kế hoạch năm 2001; tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợpkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001; chủ trì phối hợp với Bộ Tàichính dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản;chủ trì cùng Bộ Tài chính, các Bộ và các địa phương liên quan đánh giá kết quảthực hiện các chương trình mục tiêu giai đoạn 1996 - 2000; đề xuất nhiệm vụ chươngtrình mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005, chương trình mục tiêu thực hiện trước đâynhưng từ năm 2001 đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương,các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết địnhtrong tháng 8 năm 2000.

b)Bộ Tài chính: Hướng dẫn các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đánh giátình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2000; xây dựng dự toán ngânsách và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2001cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương; xác định tỷ lệ phân chia cácnguồn thu và số bổ sung cho ngân sách các tỉnh, thành phố trình cấp có thẩmquyền quyết định; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan cóliên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2001; làm việcvới các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương về dự toán ngân sách; chủ trì,phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những đơn vịsự nghiệp có thu thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới trong 3 năm 2001 -2003; những đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện phương thức tự trang trảikinh phí, bao gồm cả tiền lương.

c)Các Bộ, cơ quan Nhà nước phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xâydựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vựcmình phụ trách. Các Bộ, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương,địa phương liên quan về nhiệm vụ và dự toán kinh phí năm 2001 để thực hiện cácchương trình thuộc lĩnh vực phụ trách đối với những chương trình mục tiêu đượctiếp tục thực hiện quản lý theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia tronggiai đoạn 2001 - 2005.

CácBộ, cơ quan Nhà nước theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồnlực có thể khai thác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề xuất cácgiải pháp, các cơ chế chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sungcác chế độ, chính sách hiện hành làm căn cứ xây dựng kế hoạch và dự toán ngânsách, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, các cơ quan cóliên quan trước thời điểm lập dự toán ngân sách.

d)y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầutư, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành khác xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trìnhcấp có thẩm quyền quyết định./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 17/07/2000
Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2001
Số kí hiệu 13/2000/CT-TTg Ngày ban hành 17/07/2000
Loại văn bản Chỉ thị Ngày có hiệu lực 17/07/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Thủ tướng Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

17/07/2000

Lịch sử hiệu lực:

Chỉ thị 13/2000/CT-TTg

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
17/07/2000 Văn bản được ban hành 13/2000/CT-TTg
17/07/2000 Văn bản có hiệu lực 13/2000/CT-TTg
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh