Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Chưa có hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/2024

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ LĨNH VỰC THỦY LỢI, CUNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thủy lợi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là PPP) lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP), bao gồm: cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế; hướng dẫn một số nội dung về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi; phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư; mẫu hợp đồng dự án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn.

Điều 3. Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn

1. Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn là dự án đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP).

2. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật PPP.

3. Lựa chọn dự án PPP có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá các nội dung sau đây:

a) Khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư tư nhân;

b) Dự án thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, cung cấp đồng thời nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cho tưới, tiêu và mang lại giá trị kinh tế cao như cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp; tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; kết hợp phát điện; phát triển du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác; nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước; kết hợp giao thông);

c) Dự án cấp nước sạch nông thôn tập trung ở khu vực phục vụ có dân cư tập trung, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;

d) Dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn tập trung có khả năng phân chia rủi ro giữa Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân và các bên có liên quan;

đ) Dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn khác do nhà đầu tư quan tâm.

Điều 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế dự án PPP lĩnh vực thủy lợi và cung cấp nước sạch nông thôn

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn thuộc cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 83a Luật Xây dựng (được bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng).

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Xây dựng (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng).

Chương II

NỘI DUNG TRONG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Điều 5. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội

1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm: giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV); tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR); tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR). Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thực hiện theo quy định tại mục IV Phần D mẫu số 01 Phụ lục II và mục IV Phần D mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

2. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án thủy lợi bao gồm các nhóm dưới đây:

a) Nhóm lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền, tùy thuộc vào từng loại hình công trình thủy lợi, các loại lợi ích bao gồm: lợi ích của dự án mang lại cho tưới, tiêu đối với sản xuất nông nghiệp như tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, giảm thiệt hại, giảm chi phí; lợi ích mang lại của công trình khi kết hợp phát điện; lợi ích về cấp nước thô cho sinh hoạt và công nghiệp; lợi ích của dự án mang lại khi tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị (trừ vùng nội thị); lợi ích tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; lợi ích mang lại từ các hoạt động kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí; lợi ích về nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ và kết hợp giao thông thủy.

b) Nhóm lợi ích có thể định lượng nhưng không định giá được, tùy thuộc vào từng loại hình công trình thủy lợi, các lợi ích bao gồm: lợi ích từ kết hợp phát điện giúp cải thiện về môi trường do giảm phát thải khí nhà kính nếu sản xuất điện từ than đá hoặc khí thiên nhiên; lợi ích về cải thiện môi trường nước, sinh thái trong khu vực dự án; lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.

c) Nhóm lợi ích chỉ có thể định tính, bao gồm: góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án.

3. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án cấp nước sạch nông thôn bao gồm các nhóm dưới đây:

a) Nhóm lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền, bao gồm: lợi ích kinh tế mang lại của dự án do cải thiện sức khỏe cho người dân trong khu vực dự án (giảm chi phí khám chữa bệnh, giảm số ca mắc tiêu chảy, giảm tỷ lệ nhập viện); lợi ích mang lại do tiết kiệm thời gian nghỉ lao động, nghỉ học, ngày ốm của các hộ sử dụng nước; lợi ích mang lại do tăng năng suất làm việc của người dân trong khu vực dự án, lợi ích về thời gian như tiết kiệm thời gian mỗi ngày lấy nước của mỗi hộ gia đình so với khi chưa có công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn; lợi ích mang lại khác về sức khỏe như tăng tuổi thọ trung bình so với khi sử dụng nước chưa có dự án.

b) Nhóm lợi ích có thể định lượng nhưng không định giá được, bao gồm: lợi ích do cải thiện về môi trường do giảm thiểu được tác động xấu do điều kiện cấp nước, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.

c) Nhóm lợi ích chỉ có thể định tính, bao gồm: lợi ích do cải thiện trình độ giáo dục, nhận thức khi người dân được tiếp cận nước sạch nông thôn; lợi ích vô hình khác như giải trí và nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập được cải thiện trong khu vực, tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng nước; lợi ích mang lại do sử dụng nước sạch tác động trong quá trình chuyển hóa và phát triển của con người, đặc biệt đối với trẻ em.

4. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có thể bổ sung các lợi ích khác ngoài các lợi ích nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này, đảm bảo phù hợp với loại hợp đồng, tính chất đặc thù của từng lĩnh vực, dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có thể đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

Điều 6. Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn

1. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào dự án

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu có tính đến yếu tố lạm phát được xác định theo công thức:

i = iv + f

Trong đó:

i: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

iv: lãi vay huy động vốn đầu tư, được xác định trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của ít nhất 03 ngân hàng thương mại; lãi suất vốn vay của dự án tương tự để làm cơ sở lập phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có). Lãi vay huy động vốn đầu tư được xác định tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

f: tỷ lệ lạm phát, được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình của 10 năm gần nhất theo công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam và xem xét loại trừ các năm có CPI biến động lớn (theo phương pháp thống kê).

2. Căn cứ quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án lập mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo trong khung lợi nhuận sau đây:

a) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối đa không vượt quá mức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (i) quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu không thấp hơn lãi vay huy động vốn đầu tư (iv) quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Chỉ số đánh giá chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn do doanh nghiệp dự án cung cấp

1. Chỉ số đánh giá chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án thủy lợi và cấp nước sạch nông thôn cung cấp bao gồm mức độ đáp ứng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với các quy định chuyên ngành về thiết kế, xây dựng, khai thác, bảo trì và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp theo quy định hiện hành.

a) Mức độ đáp ứng yêu cầu về thiết kế công trình thủy lợi thực hiện theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05: 2022 về công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế ban hành kèm theo Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đối với công trình cấp nước sạch nông thôn thực hiện theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023 về Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế.

b) Mức độ đáp ứng chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật PPP và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

c) Mức độ đáp ứng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp của dự án thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn thực hiện theo hợp đồng dự án PPP.

2. Căn cứ vào tính chất đặc thù của từng dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn, cơ quan ký kết hợp đồng và nhà đầu tư có thể thống nhất bổ sung các chỉ tiêu chất lượng công trình phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Điều 8. Thời gian trích khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi và cấp nước sạch nông thôn

1. Đối với loại hợp đồng BOT, thời gian trích khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi và cấp nước sạch nông thôn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính).

2. Đối với các loại hợp đồng còn lại, trong trường hợp cần tính toán thời gian trích khấu hao, thời gian trích khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi và cấp nước sạch nông thôn được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư công trình của nhà đầu tư.

Chương III

NỘI DUNG VỀ TIÊU CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ MẪU HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Mục 1. TIÊU CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Điều 9. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu (sau đây gọi là HSDT) thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu (sau đây gọi là HSMT) bao gồm:

1. Đánh giá HSDT đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật PPP và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP.

a) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (sau đây gọi là HSĐXKT): Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

b) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP;

Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

Nhà đầu tư có HSĐXKT được đánh giá hợp lệ và đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

c) Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.

d) Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại:

Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại khoản 1 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT- BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT).

Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật PPP:

a) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSDT: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và khoản 5 Điều 29 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP;

b) Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

c) Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trong đó tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt theo quy định tại mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này và Điều 12 Thông tư này.

3. Đánh giá HSDT đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật PPP.

a) Đánh giá tư cách hợp lệ của nhà đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật PPP và khoản 5 Điều 29 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP;

b) Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 10. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

1. Phương pháp đánh giá

a) Đối với nhà đầu tư độc lập: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT;

b) Đối với nhà đầu tư liên danh: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 và khoản 3.2 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

2. Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 4.1 mục 4 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

2. Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại

1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp sau đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại:

a) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP), các nội dung khác như thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

Trường hợp các nhà đầu tư đề xuất giá trị phần vốn góp của nhà nước bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo kết quả đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được. HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá đạt nhiều hơn được xếp thứ nhất.

b) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi/giá nước sạch, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian thực hiện hợp đồng và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi/giá nước sạch thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi/giá nước sạch của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất cùng một mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi/giá nước sạch thấp nhất, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo kết quả đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được. HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá đạt nhiều hơn được xếp thứ nhất.

c) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất mức nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo kết quả đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chuẩn chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được. HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá đạt nhiều hơn được xếp thứ nhất.

d) Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên mời thầu nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính - thương mại theo quy định tại điểm 2.2.2 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.

Mục 2. MẪU HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Điều 13. Mẫu hợp đồng dự án

1. Hợp đồng BLT áp dụng cho các dự án PPP lĩnh vực thủy lợi thực hiện theo cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, được ký kết giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Mẫu hợp đồng BLT thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng BOT áp dụng cho các dự án PPP lĩnh vực cung cấp nước sạch nông thôn thực hiện theo cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, được ký kết giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Mẫu hợp đồng BOT thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với các loại hợp đồng còn lại, bên mời thầu có thể tham khảo các nội dung phù hợp tại Phụ lục IV và Phụ lục V Thông tư này để xây dựng mẫu loại hợp đồng trong HSMT đảm bảo phù hợp với loại hợp đồng, tính chất đặc thù của từng dự án và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên có thể đề xuất hiệu chỉnh, bổ sung nội dung hợp đồng đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT và không trái với quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giá nước sạch trong hợp đồng dự án PPP

1. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giá nước sạch được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật PPP. Nguyên tắc điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giá nước sạch thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Giá.

2. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Thủy lợi (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 73 Luật Giá).

3. Giá nước sạch được xác định và điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt và quy định của pháp luật có liên quan.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công cụ thể cho các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn đối với các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư và quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn thuộc phạm vi quản lý.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xem xét, xử lý./.

Hiệu lực: Chưa có hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/2024
hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn
Số kí hiệu 26/2023/TT-BNNPTNT Ngày ban hành 22/12/2023
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/07/2024
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực
Hiệu lực:

Chưa có hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/07/2024

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 26/2023/TT-BNNPTNT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
22/12/2023 Văn bản được ban hành 26/2023/TT-BNNPTNT
01/07/2024 Văn bản có hiệu lực 26/2023/TT-BNNPTNT
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

  • Ngày ban hành: 18/06/2020
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2021

THỦY LỢI

  • Ngày ban hành: 19/06/2017
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2018
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh