Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/02/2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 28/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm kể từ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp rừng thuộc sở hữu của chủ rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp thì thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững do chủ rừng quyết định.”.

b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 3 như sau:

“4. Điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững:

a) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng của khu rừng và chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững để phù hợp với yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung phải điều chỉnh. Trình tự, thủ tục điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 11, Điều 12a, Điều 13 Thông tư này;

b) Trường hợp chủ rừng có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững hàng năm thuộc phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh thì chủ rừng tự phê duyệt kế hoạch điều chỉnh đó nhưng không làm thay đổi mục tiêu quản lý rừng bền vững của phương án. Ngay sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững, chủ rừng phải gửi 01 bản chính tới cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án của chủ rừng.”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 4 như sau:

“a) Các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

1. Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác tự nguyện xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

2. Trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái thì chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 12a Thông tư này phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng.

3. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác quy định tại Điều này thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và khoản 3 Điều 8 Thông tư này. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức thực hiện theo Phụ lục II và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

“Điều 11. Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng trực thuộc các Bộ, ngành

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là Bộ, ngành chủ quản hoặc đơn vị, cơ quan chuyên môn có chức năng trực thuộc được Bộ, ngành ủy quyền.

2. Hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phương án của chủ rừng trực thuộc các Bộ, ngành khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng và các cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung phương án;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử. Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức kinh tế

1. Chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất thì chủ rừng tự phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để tổ chức thực hiện.

2. Sau khi phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phê duyệt, chủ rừng phải gửi 01 bản chính Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ rừng được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất.”.

7. Bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 như sau:

“Điều 12a. Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

4. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này, lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan về nội dung phương án quản lý rừng bền vững;

b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;

c) Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử. Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến bằng văn bản các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng về nội dung phương án;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định tại điểm b khoản này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử. Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Tiêu chí quản lý rừng bền vững

Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc, 36 tiêu chí và 139 chỉ số. Chi tiết Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”.

10. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1 như sau:

“1. Cục Lâm nghiệp:”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:

“c) Hằng năm trước ngày 25 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp) kết quả xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác để tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có hoạt động du lịch sinh thái phải xây dựng, đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Thông tư này.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 19 như sau:

“3. Hằng năm, trước ngày 20 tháng 12, chủ rừng là tổ chức báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chủ quản (nếu có) và chủ rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.”.

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 như sau:

“3. Có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Lâm nghiệp.”.

13. Bổ sung quy định về chuyển tiếp tại Điều 21 như sau:

“Đối với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc thẩm định nhưng chưa phê duyệt; phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đã nộp hồ sơ nhưng chưa thẩm định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững

1. Thay thế Phụ lục I. Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thay thế Phụ lục II. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững (áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thay thế Phụ lục III. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững (áp dụng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thay thế Phụ lục VI bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thay thế Phụ lục VII bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Thay thế Phụ lục VIII. Mẫu báo cáo kết quả thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (áp dụng đối với chủ rừng) bằng Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Thay thế cụm từ “bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này” bằng cụm từ “về sinh thái” tại điểm c khoản 4 Điều 5 và điểm b khoản 3 Điều 7.

8. Thay thế cụm từ “tại Phụ lục V” bằng cụm từ “của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản” vào sau cụm từ “Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định” tại điểm c khoản 4 Điều 6 và điểm d khoản 3 Điều 7.

9. Bãi bỏ Phụ lục IV. Rừng có giá trị bảo tồn cao và Phụ lục V. Cách tính sản lượng khai thác gỗ ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/02/2024
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững
Số kí hiệu 13/2023/TT-BNNPTNT Ngày ban hành 30/11/2023
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/02/2024
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/02/2024

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
30/11/2023 Văn bản được ban hành 13/2023/TT-BNNPTNT
01/02/2024 Văn bản có hiệu lực 13/2023/TT-BNNPTNT
Văn bản liên quan
Văn bản chỉ được bổ sung

Quy định về quản lý rừng bền vững

  • Ngày ban hành: 16/11/2018
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019
Văn bản căn cứ

Lâm nghiệp

  • Ngày ban hành: 15/11/2017
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản tiếng anh