Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/03/2024

THÔNG TƯ

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUA BIÊN GIỚI

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh ký ngày 16 tháng 12 năm 1998;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia ký ngày 10 tháng 12 năm 2009;

Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ ký ngày 13 tháng 10 năm 2017;

Để thực hiện Hiệp định về tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26 tháng 11 năm 1999, được sửa đổi ngày 30 tháng 4 năm 2004;

Để thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ ký ngày 17 tháng 01 năm 2013;

Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994;

Để thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 23 tháng 4 năm 2009;

Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt

Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên ký kết là nước ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

2. Vận tải quá cảnh là hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.

3. Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không cùng nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.

4. Nước chủ nhà là quốc gia nơi thực hiện hoạt động vận tải.

5. Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN là viết tắt của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ.

6. Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.

7. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

8. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào là viết tắt của Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

9. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

10. Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam là viết tắt của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.

Điều 4. Quy định chung về vận tải đường bộ qua biên giới

1. Phương tiện vận tải không được phép vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.

2. Phương tiện vận tải được cấp phép khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định pháp luật của nước đó.

Chương II

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN TẢI ASEAN

Điều 5. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải bao gồm:

a) Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;

b) Phương tiện vận tải hàng hóa là xe cơ giới đường bộ được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa và phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.

3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Vương quốc Brunei: BRU;

b) Vương quốc Campuchia: KH;

c) Cộng hòa Indonesia: RI;

d) Liên bang Malaysia: MAL;

đ) Cộng hòa Philippines: RP;

e) Cộng hòa Singapore: SGP;

g) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;

h) Liên bang Myanmar: MYA;

i) Vương quốc Thái Lan: T;

k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

4. Phạm vi hoạt động của phương tiện vận tải

a) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hàng hóa theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận ASEAN;

d) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);

đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;

e) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;

g) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;

h) Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

6. Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 6. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe nội địa được các Bên công nhận theo Hiệp định về công nhận giấy phép lái xe nội địa được ký kết bởi các nước thành viên ASEAN tại Kua-la Lăm-pơ vào ngày 09 tháng 7 năm 1985.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 7. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hàng hóa

Danh sách các cặp cửa khẩu, tuyến đường vận tải hàng hóa ASEAN thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách

Danh sách các cặp cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách ASEAN thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH GMS

Điều 9. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải bao gồm:

a) Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;

b) Phương tiện vận tải hàng hóa là xe ô tô tải, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa.

2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.

3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia của quốc gia nơi xe đăng ký. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Vương quốc Campuchia: KH;

b) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN;

c) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;

d) Liên bang Myanmar: MYA;

đ) Vương quốc Thái Lan: T;

e) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

4. Phạm vi hoạt động của phương tiện

Phương tiện vận tải thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.

5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận GMS và sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải (sau đây gọi là sổ TAD);

d) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;

e) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.

6. Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 10. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu như sau:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe, đã được các Bên công nhận tại Hiệp định GMS. Tại thời điểm nhập cảnh vào Nước chủ nhà, giấy phép lái xe phải còn thời hạn ít nhất là hai tháng.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 11. Danh sách cửa khẩu

Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định GMS được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Danh sách tuyến đường

Danh sách các tuyến đường thực hiện Hiệp định GMS được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ BẢN GHI NHỚ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM

Điều 13. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào kính trước của phương tiện ký hiệu phân biệt quốc gia riêng biệt và phù hiệu CLV- CBT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Vương quốc Campuchia: KH;

b) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;

c) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN;

2. Phạm vi hoạt động của phương tiện

Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

3. Phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;

d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;

e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;

g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.

4. Phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;

d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;

e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;

g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.

5. Phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;

d) Phiếu gửi hàng hoặc chứng từ hải quan;

đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;

e) Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh;

g) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;

h) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.

6. Phương tiện phi thương mại qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;

d) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;

đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.

7. Các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

8. Mỗi Bên ký kết sẽ công nhận tất cả các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này được cấp bởi các Bên ký kết kia.

Điều 14. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng

Điều 15. Danh sách cửa khẩu và tuyến đường

1. Danh sách các cặp cửa khẩu cho vận tải liên quốc gia thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh sách các cặp cửa khẩu và tuyến đường cho vận tải quá cảnh thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Điều 16. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải bao gồm:

a) Phương tiện vận tải đường bộ là xe ô tô chở hàng, xe rơ moóc, xe đầu kéo, xe sơ mi rơ moóc dùng để vận chuyển hàng hoá; xe ô tô chở khách dùng để vận chuyển người và hành lý trong vận tải hành khách, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết;

b) Xe công vụ là xe của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan của Đảng và đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội các cấp đi công tác.

2. Chủ phương tiện vận tải hoặc cơ quan quản lý xe công vụ của một Bên ký kết hoạt động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ ba của cơ quan bảo hiểm nước đến.

3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia nơi phương tiện được đăng ký. Ký hiệu phân biệt được gắn phía trước và phía sau phương tiện ở vị trí dễ thấy. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN;

b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

4. Phạm vi hoạt động của phương tiện

a) Phương tiện vận tải hành khách định kỳ (theo tuyến cố định) khởi hành từ bến xe đầu tuyến và kết thúc tại bến xe cuối tuyến theo phương án khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được cơ quan quản lý tuyến thông báo khai thác tuyến theo quy định tại Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;

b) Phương tiện vận tải hành khách không định kỳ (theo hợp đồng và vận tải khách du lịch) được hoạt động qua các cặp cửa khẩu và tuyến đường được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này;

c) Phương tiện vận tải hàng hóa được hoạt động qua các cặp cửa khẩu và tuyến đường được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này.

d) Xe công vụ của một Bên ký kết khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải hoạt động theo tuyến đường, cửa khẩu mà Bên ký kết kia chỉ định, đồng thời phải tuân thủ các quy định về quản lý phương tiện nhập cảnh của nước đến.

5. Phương tiện vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy phép vận tải;

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

d) Danh sách hành khách đối với xe vận chuyển hành khách định kỳ theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với xe vận chuyển hành khách không định kỳ theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;

e) Hợp đồng vận chuyển hành khách (nếu là phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng) hoặc lộ trình du lịch mà công ty du lịch nước chủ nhà xác nhận (nếu là phương tiện vận chuyển hành khách du lịch);

g) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.

6. Phương tiện vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy phép vận tải;

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

d) Phiếu gửi hàng;

đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;

e) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;

g) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.

7. Xe công vụ phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy phép vận tải;

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;

đ) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.

8. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc phương tiện vận tải có kích thước và trọng lượng của hàng hóa vượt quá quy định, trước khi được cấp giấy phép đặc biệt loại D của Bên ký kết kia phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết cấp phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm theo quy định.

9. Các giấy tờ quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 17. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 18. Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu

1. Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu là Trạm Quản lý vận tải cửa khẩu được thành lập theo quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ Việt - Trung.

2. Trạm Quản lý vận tải cửa khẩu thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra Giấy phép vận tải của phương tiện, Ký hiệu phân biệt quốc gia, các giấy tờ có liên quan đến vận tải; đóng dấu của Trạm vào Giấy phép vận tải tại nơi quy định trên Giấy phép vận tải. Đối với Giấy phép vận tải loại A, E cấp cho phương tiện vận tải hành khách định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm thì không thực hiện đóng dấu trên Giấy phép vận tải;

b) Kiểm tra các phương tiện vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm của Việt Nam và Trung Quốc, duy trì trật tự thị trường vận tải tại cửa khẩu;

c) Thống kê số liệu, cập nhật và báo cáo về hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng khác tại cửa khẩu thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

Điều 19. Danh sách cửa khẩu

1. Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các phương tiện vận tải phải xuất và nhập cảnh tại cùng một cửa khẩu (không bao gồm phương tiện vận tải khách du lịch hoặc theo hợp đồng).

Điều 20. Danh sách tuyến đường

Các tuyến đường vận tải thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VI

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - LÀO

Điều 21. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải gồm ô tô, ô tô đầu kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc được kéo theo ô tô và các phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ; có hệ thống tay lái nằm phía bên trái theo chiều xe chạy và được phân loại như sau:

a) Phương tiện thương mại là phương tiện tham gia vào vận chuyển hành khách và hàng hoá có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hoá phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Phương tiện phi thương mại là phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động không vì mục đích kinh doanh, gồm: xe của các cơ quan, tổ chức đi công tác, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ) và xe của cá nhân đi việc riêng (là xe chở người dưới 09 chỗ và xe pick-up).

2. Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.

3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận giữa Việt Nam và Lào của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;

b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

4. Phương tiện thương mại phải có niên hạn sử dụng phù hợp với quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.

5. Phương tiện qua lại biên giới phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba phù hợp với luật pháp và các quy định của nước chủ nhà.

6. Phạm vi hoạt động của phương tiện

Các phương tiện vận tải được phép hoạt động qua lại các cặp cửa khẩu quy định tại Điều 23 của Thông tư này, trừ phương tiện vận tải khách du lịch chỉ được thực hiện qua các cặp cửa khẩu quốc tế quy định tại Điều 23 Thông tư này.

7. Phương tiện phi thương mại phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận;

d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;

đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.

8. Phương tiện vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch).

9. Phương tiện vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Vận đơn;

c) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;

d) Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật.

10. Ngoài Giấy phép liên vận, phương tiện vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm, hàng có trọng tải hoặc kích thước vượt quá quy định khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm theo quy định.

11. Các giấy tờ quy định tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 22. Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu như sau:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ đối tượng được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển;

c) Trong trường hợp hộ chiếu của lái xe và Giấy đăng ký phương tiện không do cùng một Bên ký kết cấp thì phải có thêm bản sao Hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên của lái xe với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng minh thư ngoại giao.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 23. Danh sách cửa khẩu

Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào được quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VII

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA

Điều 24. Quy định đối với phương tiện vận tải

1. Phương tiện vận tải là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc lưu thông trên đường bộ, có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp.

2. Phương tiện thương mại là những phương tiện tham gia vận chuyển người và hàng hoá có thu tiền, bao gồm:

a) Xe chở khách có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe);

b) Xe taxi có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái) và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;

c) Xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

3. Phương tiện phi thương mại là xe ô tô chở người có không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) và ô tô chở hàng hóa không thu tiền, bao gồm:

a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức đi công vụ;

b) Phương tiện cá nhân;

c) Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người hoặc hàng hóa có thu tiền;

d) Phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.

4. Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.

5. Phương tiện vận tải khi đi vào Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định về bảo hiểm phương tiện cơ giới bắt buộc đối với phương tiện cơ giới theo quy định của Bên ký kết đó.

6. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện đó. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Vương quốc Campuchia: KH;

b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

7. Các phương tiện vận tải quá cảnh và phương tiện vận tải qua lại biên giới khi tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Trọng tải xe tối đa cho phép phải tuân thủ theo các quy định luật pháp của Nước chủ nhà.

9. Phạm vi hoạt động của phương tiện

Các phương tiện được phép hoạt động qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.

10. Phương tiện thương mại vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận;

d) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng với vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách hành khách phải có xác nhận của bến xe (đối với phía Campuchia nếu chưa có bến xe thì xác nhận của nơi đón trả khách). Danh sách hành khách không áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe taxi;

đ) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch);

e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;

g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.

11. Phương tiện thương mại vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận;

d) Phiếu gửi hàng;

đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;

e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;

g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.

12. Phương tiện phi thương mại phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Giấy phép liên vận;

d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;

đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.

13. Các giấy tờ quy định tại khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 25. Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Điều 26. Danh sách cửa khẩu

Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia được quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đăng ký kinh doanh vận tải;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;

g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 05 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

i) Mẫu đề cương báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục XIX của Thông tư này; Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo tình hình tổ chức quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế của địa phương

a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;

g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 10 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo tình hình tổ chức quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế trên phạm vi toàn quốc

a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;

g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 15 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;

i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường bộ Việt Nam

a) Tổ chức quản lý hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;

b) Thông báo danh sách phương tiện được cấp Giấy phép vận tải, Giấy phép liên vận cho các nước theo quy định tại Điều ước quốc tế và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý;

c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền;

b) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư:

a) Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 26/2021/TT- BGTVT ngày 29 tháng 11năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

b) Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

c) Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; Thông tư số 47/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia;

d) Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ; Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2013/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ;

đ) Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng; Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng;

e) Thông tư số 05/2022/TT-BGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại thu hồi giấy phép của các Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Bãi bỏ Điều 1, Điều 3, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 16, Điều 18, Điều 21 và Điều 23 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái; Bãi bỏ Điều 1, Điều 2 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/03/2024
Về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới
Số kí hiệu 37/2023/TT-BGTVT Ngày ban hành 13/12/2023
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/03/2024
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Giao thông vận tải Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giao thông vận tải Thứ trưởng Lê Đình Thọ
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/03/2024

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 37/2023/TT-BGTVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
13/12/2023 Văn bản được ban hành 37/2023/TT-BGTVT
01/03/2024 Văn bản có hiệu lực 37/2023/TT-BGTVT
Văn bản liên quan
VB bị thay thế
Văn bản bị bãi bỏ một phần
Văn bản căn cứ

Luật điều ước quốc tế

  • Ngày ban hành: 09/04/2016
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2016
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh