Câu hỏi : Hiện nay Chính phủ đã đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số. Đứng dưới góc độ là người dân, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ vấn đề sau: - Tại sao chính quyền không cấp các giấy tờ cho công dân dưới dạng điện tử đã được ký số mà vẫn cấp dưới dạng bản in và ký đóng dấu đỏ? - Những giấy tờ cấp cho công dân đã được ký số thì có giá trị pháp lý như văn bản giấy không? Nếu có Chính phủ cần hướng dẫn và phổ biến người dân và doanh nghiệp biết để thay đổi các quy trình nội bộ của họ.
Nội dung: Hiện nay Chính phủ đã đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số. Đứng dưới góc độ là người dân, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ vấn đề sau: - Tại sao chính quyền không cấp các giấy tờ cho công dân dưới dạng điện tử đã được ký số mà vẫn cấp dưới dạng bản in và ký đóng dấu đỏ? - Những giấy tờ cấp cho công dân đã được ký số thì có giá trị pháp lý như văn bản giấy không? Nếu có Chính phủ cần hướng dẫn và phổ biến người dân và doanh nghiệp biết để thay đổi các quy trình nội bộ của họ.
Người gửi : Vũ Tuấn Linh
Địa chỉ : Quế Võ, Bắc Ninh
Trả lời của: Nguồn Bộ Thông tin và Truyền thông
Nội dung: Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia có ý kiến như sau: Ngày 27/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, theo đó, giá trị pháp lý của chữ ký số đã được khẳng định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định. 1. Việc cấp giấy tờ cho công dân dưới dạng điện tử đã được ký số tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành tùy thuộc vào từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy ứng dụng chữ ký số thông qua ban hành quy định trong các văn bản chuyên ngành. 2. Những giấy tờ điện tử được ký bởi chữ ký số tuân theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 130/NĐ-CP có giá trị pháp lý như văn bản giấy. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội.
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : .
Đơn vị trả lời : Nguồn https://thuvienphapluat.vn/