Câu hỏi : Vậy xin hỏi Bộ Tài chính, số chênh lệch thu – chi của Quỹ chưa phân phối có cộng vào dư nguồn không? Dư nguồn ở đây là dư nguồn vốn hay bao gồm cả các khoản thu của quỹ (thu phí cho vay, thu phí nhận ủy thác, thu lãi tiền gửi của quỹ...) và tổng nguồn được sử dụng có bao gồm chi phí của quỹ (chi từ thu nhập của Quỹ) không? Do đó, để phản ánh đúng số liệu tại Mẫu số 01 Thông tư 137/2017/TT-BTC. Rất mong Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn.
Nội dung: Thực hiện Thông tư số 137/2017/TT-BTC, nội dung đối chiếu số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ dành cho cơ quan xét duyệt quyết toán đối với đơn vị trực thuộc, cơ quan thẩm định quyết toán chi tổng hợp số liệu, không phải đối chiếu số liệu. Theo đó, số liệu được thuyết minh theo Mẫu biểu 1b. Các chỉ tiêu tại Mẫu 1b lấy theo Báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu B02/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ) hoặc Mẫu số B05/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đơn giản) ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Như vậy, phải phản ánh đầy đủ các số liệu tại các chỉ tiêu (Hoạt động hành chính, sự nghiệp; Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Hoạt động tài chính…) hay chỉ phản ánh chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị (không bao gồm Hoạt động hành chính, sự nghiệp…). 2. Chỉ tiêu tại mục VI “Thặng dư/thâm hụt trong năm (50=09+12+22+32-40)” của Mẫu B02/BCTC được sử dụng để thực hiện các nội dung tại chỉ tiểu 51,52,53 hay như thế nào. Tổng số tiền tại chỉ tiêu 50 có bằng chỉ tiêu 51,52,53 cộng lại hay không? 3. Trường hợp đơn vị có thu hội phí thì khoản này hạch toán vào thu nhập khác –TK 711 có đúng không? 4. Đối với báo cáo quyết toán Quỹ ngoài ngân sách nhà nước theo Mẫu số 01 Thông tư 137/2017/TT-BTC thì tại ghi chú: (1) Đối với các quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) là số dư Quỹ. (2) - Đối với các quỹ bảo hiểm: phạm vi bao gồm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ quy định, thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ. - Đối với các quỹ khác: phạm vi bao gồm vốn thu hồi nợ vay, NSNN cấp, vốn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, thu tài chính quỹ. (3) - Đối với các Quỹ Bảo hiểm: phạm vi bao gồm chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi phí hoạt động quản lý và đầu tư của hệ thống Bảo hiểm xã hội VN. - Đối với các Quỹ khác: phạm vi bao gồm cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất; tài trợ không hoàn lại; chi tài chính Quỹ, bao gồm cả chênh lệch thu lớn hơn chi Quỹ (nếu có). Vậy xin hỏi Bộ Tài chính, số chênh lệch thu – chi của Quỹ chưa phân phối có cộng vào dư nguồn không? Dư nguồn ở đây là dư nguồn vốn hay bao gồm cả các khoản thu của quỹ (thu phí cho vay, thu phí nhận ủy thác, thu lãi tiền gửi của quỹ...) và tổng nguồn được sử dụng có bao gồm chi phí của quỹ (chi từ thu nhập của Quỹ) không? Do đó, để phản ánh đúng số liệu tại Mẫu số 01 Thông tư 137/2017/TT-BTC. Rất mong Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: 1. Về nội dung đối chiếu số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Mục III Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm: - Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt/thẩm định quyết toán áp dụng chung cho năm 2017 (báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán HCSN quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC) và từ năm 2018 trở đi 2017 (báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán HCSN quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Số liệu chi tiết theo Mẫu biểu 3a ban hành kèm theo Thông tư này đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017; theo Mẫu biểu 1b ban hành kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC đối với xét duyệt/thẩm định quyết toán từ năm ngân sách 2018. Theo đó, đối với năm 2017 nội dung đối chiếu thực hiện theo Mẫu biểu 3a là Biểu "Đối chiếu số liệu thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ”; từ năm 2018 trở đi nội dung đối chiếu theo Mẫu biểu 1b là Biểu "Đối chiếu số liệu kết quả hoạt động năm”. - Tại Mẫu biểu 1b cột nội dung hướng dẫn: "Chỉ tiêu theo Báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu B02/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ) hoặc Mẫu số B05/BCTC (đối với đơn vị lập báo cáo tài chính đơn giản) ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC” - Theo Mẫu B02/BCTC ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, kết quả hoạt động bao gồm hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Theo Mẫu B05/BCTC ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, kết quả hoạt động bao gồm hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và hoạt động khác. Do đó, từ năm 2018 trở đi, đối chiếu số liệukết quả hoạt động năm tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị xét duyệt để phản ánh đầy đủ các hoạt động phát sinh tại đơn vị bao gồm các hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Trường hợp doanh thu của đơn vị trong năm 2018 chỉ gồm hoạt động NSNN cấp (kinh phí được giao tự chủ của cơ quan hành chính; kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ) thì kết quả thặng dư/thâm hụt là của hoạt động NSNN cấp. 2. Chỉ tiêu tại mục VI “Thặng dư/thâm hụt trong năm (50=09+12+22+32-40)” của Mẫu B02/BCTC phản ánh kết quả thặng dư/thâm hụt của tất cả các hoạt động phát sinh trong năm. Chỉ tiêu 50 - thặng dư (thâm hụt) lũy kế không bằng chỉ tiêu 51 + 52 + 53, do: - Chỉ tiêu 51 chỉ áp dụng cho các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đang thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động (không tính vào quỹ bổ sung thu nhập như quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP); - Chỉ tiêu 52 chỉ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện trích lập các quỹ theo quy định (cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP, kinh phí tiết kiệm được chi thu nhập tăng thêm, khen thưởng, phúc lợi; không trích lập các quỹ); - Chỉ tiêu 53- kinh phí cải cách tiền lương: Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính theo từng năm (Ví dụ: năm 2019 thực hiện theo Thông tư số 46/2019/TT-BTC). Theo đó, thặng dự chỉ tiêu 50 trên Báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu biểu B02/BCTC ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC là thặng dư của tất cả các hoạt động phát sinh trong năm của đơn vị, không phải là cơ sở để trích nguồn cải cách tiền lương trên số thặng dư đó. Ngoài ra, còn một số nghiệp vụ kế toán khác dẫn đến chỉ tiêu 50 không bằng chỉ tiêu 51+52+53. 3. Đối với số thu hội phí tại các Hội nghề nghiệp, đơn vị hạch toán vào Tài khoản 531- Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; chi phí được hạch toán vào Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang hoặc Tài khoản 642 – Chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. 4. Đối với báo cáo quyết toán Quỹ ngoài ngân sách nhà nước theo Mẫu biểu số 01 Thông tư số 137/2017/TT-BTC: a) Theo Mẫu biểu số 01 Thông tư số 137/2017/TT-BTC cột “Tổng sử dụng nguồn vốn trong năm (3)”. Nội dung ghi chú hướng dẫn đối với cột này như sau: “(3) - Đối với các Quỹ Bảo hiểm: phạm vi bao gồm chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi phí hoạt động quản lý và đầu tư của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Đối với các Quỹ khác: phạm vi bao gồm cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất; tài trợ không hoàn lại; chi tài chính Quỹ, bao gồm cả chênh lệch thu lớn hơn chi Quỹ (nếu có).” Như vậy, đối với các quỹ khác: tổng sử dụng nguồn vốn trong năm bao gồm cả số chênh lệch thu lớn hơn chi của Quỹ (nếu có) được sử dụng để trích các Quỹ theo chế độ quy định (kể cả đã phân phối và chưa phân phối). Do đó, số chênh lệch thu lớn hơn chi của Quỹ chưa phân phối không cộng vào số dư nguồn đến 31/12/... (Dư nguồn không bao gồm chênh lệch thu lớn hơn chi của Quỹ chưa phân phối). Ví dụ: Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹtheo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BTC ngày 16/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đối với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá thì số trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹ được tổng hợp vào tổng sử dụng nguồn vốn trong năm. b) Theo Mẫu biểu số 01 Thông tư số 137/2017/TT-BTC cột số liệu“Dư nguồn đến 31/12/...” là cột 10 = số liệu tại cột 1 (Dư nguồn đến 31/12... (năm trước) + số liệu tại cột 6 (Tổng nguồn vốn phát sinh trong năm) - số liệu tại cột 8 (Tổng sử dụng nguồn vốn trong năm). Số liệu tại cột 6 phản ánh toàn bộ nguồn thu của Quỹ theo chế độ quy định đối với từng Quỹ. Trường hợp theo chế độ quy định Quỹ có các khoản thu như: thu phí cho vay, thu phí nhận ủy thác, thu lãi tiền gửi của quỹ...thì phản ánh vào cột này. Số liệu cột tổng nguồn được sử dụng phản ánh toàn bộ chi phí của Quỹ theo chế độ quy định đối với từng Quỹ. Trường hợp theo chế độ quy định có chi phí hoạt động quản lý Quỹ thì số liệu cột tổng nguồn được sử dụng bao gồm chi phí hoạt động quản lý Quỹ.
CÁC CÂU HỎI KHÁC