Câu hỏi : Theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC thì phạm vi điều chỉnh là "Thông tư này điều chỉnh đối với kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định của Luật Xây dựng; kinh phí để thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất." Vậy cho tôi hỏi là khi thực hiện công việc thuê phát dọn rừng, cải tạo đường băng cản lửa phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (dự toán khoản 600 triệu đòng) có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 92/2017/TT-BTC để thực hiện quy định và lập và phân bổ dự toán không? Xin cám ơn.
Nội dung: Theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC thì phạm vi điều chỉnh là "Thông tư này điều chỉnh đối với kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định của Luật Xây dựng; kinh phí để thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất." Vậy cho tôi hỏi là khi thực hiện công việc thuê phát dọn rừng, cải tạo đường băng cản lửa phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (dự toán khoản 600 triệu đòng) có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 92/2017/TT-BTC để thực hiện quy định và lập và phân bổ dự toán không? Xin cám ơn.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: 1. Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/09/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất quy định: - Khoản 1 Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh: 1. Phạm vi điều chỉnh a) Thông tư này điều chỉnh đối với kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định của Luật Xây dựng; kinh phí để thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất. b) Thông tư này không điều chỉnh đối với: - Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; - Xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có; - Các dự án sử dụng vốn đầu tư công; - Các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tính chất đặc thù đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật riêng. - Điều 2 quy định về nguồn kinh phí: Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí sau: 1. Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 2. Nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên. 2. Hiện nay, trong lĩnh vực lâm nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2018/TT-BTC ngày 30/07/2018 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện CTMT Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020: - Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình theo Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. b) Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí sau không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này: Nguồn vốn đầu tư phát triển; Các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính đã có thỏa thuận khác về nội dung và mức chi. 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình - Khoản 1 và điểm a, b Khoản 2 Điều 5 quy định về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng: “1. Đối tượng hỗ trợ, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung hỗ trợ như sau:a) Thuê, khoán, hợp đồng bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư vùng đệm; thuê người bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh. Ban quản lý rừng đặc dụng xác định diện tích rừng cần thuê, khoán, hợp đồng bảo vệ; b) Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng gồm: trang thiết bị dự báo, cảnh báo cháy rừng, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng và các công trình, trang thiết bị khác phục vụ quản lý bảo vệ rừng;” Như vậy, đơn vị thực hiện công việc thuê phát dọn rừng, cải tạo đường băng cản lửa phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC. Trường hợp nếu đơn vị thực hiện công việc thuê phát dọn rừng, cải tạo đường băng cản lửa phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện CTMT Phát triển lâm nghiệp bền vững thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2018/TT-BTC.
CÁC CÂU HỎI KHÁC