Câu hỏi : Xin chào các anh chị trong Ban biên tập, hiện tại đơn vị tôi đang thực hiện đề án đào tạo nghề, Chúng tôi muốn tạm ứng kinh phí khuyến công một lần thì được bao nhiêu? Và cho tôi hỏi tạm ứng kinh phí khuyến công quốc gia một lần được pháp luật quy định như thế nào? Mong sớm nhận được hồi đáp từ anh chị, Cảm ơn Ban biên tập và chúc anh chị nhiều sức khỏe.
Nội dung: Xin chào các anh chị trong Ban biên tập, hiện tại đơn vị tôi đang thực hiện đề án đào tạo nghề, Chúng tôi muốn tạm ứng kinh phí khuyến công một lần thì được bao nhiêu? Và cho tôi hỏi tạm ứng kinh phí khuyến công quốc gia một lần được pháp luật quy định như thế nào? Mong sớm nhận được hồi đáp từ anh chị, Cảm ơn Ban biên tập và chúc anh chị nhiều sức khỏe.
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Tại khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BCT sửa đổi Điều 13 Thông tư 36/2013/TT-BCT quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia thì việc tạm ứng kinh phí một lần được quy định như sau: 1. Tạm ứng 30% kinh phí hỗ trợ của đề án a) Đối với các đề án hỗ trợ: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp; b) Hồ sơ tạm ứng: Hợp đồng thực hiện đề án; hợp đồng hỗ trợ giữa đơn vị thực hiện đề án và chủ đầu tư; hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (trường hợp chủ đầu tư thuê ngoài); Báo cáo tiến độ của đơn vị thực hiện đề án xác định đã thực hiện được trên 50% khối lượng công việc của hạng mục được hỗ trợ. 2. Tạm ứng 70% kinh phí hỗ trợ của đề án a) Đối với đề án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề Hồ sơ tạm ứng: Hợp đồng thực hiện đề án; kế hoạch tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề của đơn vị thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục 1 của Thông tư này. b) Đối với các đề án hỗ trợ hoạt động: Tư vấn, đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo, diễn đàn; tham quan khảo sát; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu; hỗ trợ các phòng trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp; đánh giá sản xuất sạch hơn. Hồ sơ tạm ứng: Hợp đồng thực hiện đề án; kế hoạch tổ chức thực hiện đề án của đơn vị thực hiện (đối với các hoạt động đào tạo, hội nghị, hội thảo, tham quan khảo sát; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu); c) Đối với các đề án hỗ trợ: Tổ chức hội chợ, triển lãm; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm; xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xây dựng cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử; in tờ rơi, tờ gấp; các hình thức thông tin đại chúng khác; lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Hồ sơ tạm ứng: Hợp đồng thực hiện đề án; hợp đồng hỗ trợ giữa đơn vị thực hiện với chủ đầu tư (đối với đề án hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp); d) Đối với các đề án hỗ trợ: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hồ sơ tạm ứng: Hợp đồng thực hiện đề án, báo cáo tiến độ của đơn vị thực hiện xác định giá trị khối lượng công việc đã thực hiện tương ứng trên 70% tổng vốn đầu tư của dự án. Như vậy, đơn vị anh sẽ được tạm ứng 70% kinh phí hỗ trợ của đề án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề.
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : Nguyễn thị Dịu
Địa chỉ : Sơn động
Đơn vị trả lời : Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang