Câu hỏi : Xin cấp lý lịch tư pháp
Nội dung: Chào luật sư! Trong quá khứ tôi từng có tiền án, được hưởng án treo. Bây giờ đã đến thời hạn được đương nhiên xóa án tích. Tôi muốn xin lý lịch tư pháp để xem tôi đã được xóa án chưa để tôi bắt đầu làm giấy tờ di dân. Vậy cho tôi hỏi, giấy lý lịch tư pháp tôi có thể xin nhiều lần được không? Bây giờ xin 1 bản xem đã được xóa án chưa, và sau này xin thêm 1 bản để nộp khi phỏng vấn. Tôi sợ là lý lịch tư pháp không thể xin nhiều lần. Phiền luật sư tư vấn giúp tôi Chân thành cảm ơn!
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Pháp luật không hạn chế số lần xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp của môt công dân. Tuy nhiên, khi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp bạn phải nêu rõ lý do và mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp... Bạn tham khảo quy định về thủ tục cấp lý lịch tư pháp tại Hà Nội sau đây: "Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam Trình tự thực hiện: a) Công dân chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp, nhận phiếu hẹn trả kết quả b) Sở Tư pháp thụ lý , giải quyết và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn Cách thức thực hiện: - Trực tiếp tại Sở Tư pháp (số 1B Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội). - Hoặc ủy quyền cho người khác: Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. - Gửi yêu cầu tới Sở Tư pháp bằng đường bưu điện, công văn, điện thoại, fax…. (đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan , tổ chức theo quy định của Luật) Thành phần hồ sơ: - Đơn yêu cầu (theo mẫu quy định ) - Phiếu yêu cầu xác minh Lý lịch Tư pháp (theo mẫu quy định); - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải chứng minh mối quan hệ (băng bản sao giấy khai sinh; chứng nhân kết hôn….) Công văn, yêu cầu….đối với các cơ quan , tổ chức theo quy định của Luật (Đối với những giấy tờ trên, trường hợp không có bản sao công dân có thể photo và xuất trình bản chính để đối chiếu) Số lượng hồ sơ: 02 bộ Thời hạn giải quyết: - Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. - Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 20 ngày .Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân; cơ quan, Tổ chức; cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: phòng Lý lịch Tư pháp - Cơ quan phối hợp: Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) - Công an Thành phố Hà Nội Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2 Lệ phí: 100.000 đồng (Một trăm nghìn đồng)/lần cấp/người. Đối với công dân Việt Nam cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là Chương trình 135) thì mức phí là 50.000đồng/lần cấp/người. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp - Đơn yêu cầu cấp phiếu Lý lịch Tư pháp (dùng cho trường hợp ủy quyền) - Phiếu xác minh Lý lịch tư pháp. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Lý lịch tư pháp 2009 - Nghị định số 111/2010/NĐ – CP của Chính Phủ hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp - Thông tư 13/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp"
CÁC CÂU HỎI KHÁC