Câu hỏi : Người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Nội dung: Đảm bảo an toàn lao động là một trong những điều kiện để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy công ty phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đó là: Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động… Và theo đó Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại Khoản 2 Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. - Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; - Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động; - Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; - Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; - Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp không đảm bảo an toàn cho người lao động, công ty có thể bị xử phạt theo Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : Trần Hữu Mạnh
Đơn vị trả lời : Nguồn thuvienphapluat.vn