Câu hỏi : Ai chịu trách nhiệm khi người nước ngoài không có giấy phép lao động?
Nội dung: Ai chịu trách nhiệm khi người nước ngoài không có giấy phép lao động?
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: Điều 169 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau: 1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; - Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này. 2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Như vậy, ngoài những trường hợp được miễn giấy phép lao động thì công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Như sau: 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây: a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật; b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực. 4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây: a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người; b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người; c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên. 5. Hình thức xử phạt bổ sung Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Như vậy, trường hợp làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị phạt như sau: - Đối với lao động nước ngoài: + Phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng; + Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất. - Đối với người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 30 đến 75 triệu đồng, tùy thuộc vào số người sử dụng.
CÁC CÂU HỎI KHÁC
 
Người gửi : Trần Hữu Mạnh
Đơn vị trả lời : Nguồn thuvienphapluat.vn