Câu hỏi : Đối với sử dụng nguồn cải cách tiền lương tại các xã, phường, thị trấn
Nội dung: Đối với sử dụng nguồn cải cách tiền lương tại các xã, phường, thị trấn cho tôi hỏi vấn đề sau: - Đối tượng nào được sử dụng nguồn 14 ( cải cách tiền lương) để chi chênh lệch lương cơ sở khi tăng lương theo quy định ( từ 1.210.000 đến 1.390.000 – chênh lệch 180.000 đồng). các đối tượng: Cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách), cán bộ khu phố ấp (Bí thư, trưởng khu phố, Trưởng ban CT mặt trận KP, Phó trưởng KP), Phụ cấp Ban bảo vệ dân phố, Phụ cấp đội dân phòng, Phụ cấp Lực lương thường trực, Phụ cấp đại biểu HĐND, Phụ cấp cấp ủy, tổ bảo vệ nhân dân tự quản…, những thành phần trên, thành phần nào được sử dụng nguồn 14? - Nguồn 14 theo dõi chung hay phải tách ra 14 khoán và 14 không khoán? - Trong nguồn 14 khoán khi đối chiếu tại kho bạc lại tách ra theo từng khoản (từng sự nghiệp), tương tự 14 không khoán cũng vậy cũng tách và theo dõi từng khoản, nên đơn vị gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn này vì có những khoản tiết kiệm được nguồn 14 thì có để chi, nhưng có những khoản không tiết kiệm được nên khi chi nguồn này đơn vị phải điều chuyển nguồn CCTL từ khoản này sang khoản khác rất mất thời gian ). Để thuận lợi cho công việc, cũng như theo dõi nguồn đúng quy định đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi, cũng như đối chiếu tại kho bạc có cần phải tách ra đến từng khoản hay không?
Người gửi : .
Trả lời của: Nguồn thuvienphapluat.vn
Nội dung: - Theo các Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với các các bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ năm 2016 đến nay, mức lương cơ sở của các các bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau: + Năm 2016: 1.210.000 đồng/tháng (Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016). + Năm 2017: 1.300.000 đồng/tháng (Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017). + Năm 2018: 1.390.000 đồng/tháng (Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2019). + Năm 2019: 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019). - Đối tượng (cấp xã) áp dụng các Nghị định này bao gồm: Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. - Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: “Cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm: 1. Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã); 2. Công chức cấp xã; 3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. - Cũng theo quy định của các Nghị định nêu trên, nguồn kinh phí để thực hiện mức lương cơ sở bao gồm nguồn cải cách tiền lương của năm thực hiện và năm trước còn dư (nếu có). - Theo quy định tại Thông tư số 46/2019/TT-BTC ngày 23/7/2019 hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20/5/2019 của Chính phủ): + Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1: “Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện: 1. Điều chỉnh mức lương cơ sở đối với các đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2019/NĐ-CP). 2. Điều chỉnh quỹ phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”. + Tại gạch đầu dòng thứ 2 tiết a Khoản 1 Điều 2: “Riêng biên chế cán bộ, công chức cấp xã được xác định trong định biên theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”. - Theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước: + Tại Phụ lục II. Danh mục tài khoản kế toán, các tài khoản dự toán kinh phí chia thường xuyên của đơn vị được theo dõi chi tiết theo Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán và Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - giao khoán. + Tại Phụ lục III.11. Danh mục mã nguồn ngân sách nhà nước: Mã nguồn 14 - Kinh phí thực hiện chính sách tiền lương. Căn cứ các quy định nêu trên, Kho bạc Nhà nước xin trả lời các câu hỏi của độc giả như sau: 1. Các đối tượng (bao gồm các khoản lương, phụ cấp lương, các khoản tính theo lương theo quy định) được sử dụng nguồn 14 (cải cách tiền lương) để chi chênh lệch lương cơ sở khi tăng lương theo quy định (câu hỏi của độc giả là từ 1.210.000 đồng đến 1.390.000 đồng, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tiền lương cơ sở đã là 1.490.000 đồng/tháng) bao gồm: - Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã. - Công chức cấp xã. - Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Lưu ý: Số cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố nằm trong định biên được cấp có thẩm quyền quyết định. 2. Nguồn 14 - Kinh phí thực hiện chính sách tiền lương, khi hạch toán tại Kho bạc được theo dõi riêng từ nguồn khoán và không khoán. 3. Về theo dõi nguồn kinh phí thực hiện chính sách tiền lương chi tiết từng khoản: Tại Mẫu biểu số 49 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định: “Trường hợp theo quy định phải giao tiết kiệm chi thường xuyên 10% để thực hiện cải cách tiền lương, thì bổ sung thêm chỉ tiêu tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương theo từng lĩnh vực và nhiệm vụ chi”. Theo quy định trên, khi được giao tiết kiệm chi thường xuyên 10% để thực hiện cải cách tiền lương thì phải hạch toán chi tiết từng khoản theo quy định phân bổ giao dự toán ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 324/2016/TT-BTC.
CÁC CÂU HỎI KHÁC