Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/12/1978

THÔNG TƯ

Về việc kiện toàn ban thuế nông nghiệp ở các xã thuộc tỉnh, thành phố miền Nam

________________________________

 Thu thuế nông nghiệp hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nặng nề và bức thiết. Kết quả thu góp phần bảo đảm nhu cầu tài chính Nhà nước, góp phần bảo đảm cho Nhà nước có lương thực để xây dựng và bảo vệ Tổ chức xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị số 243/CP ngày 26/9/1978 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách lương thực trước mắt đã đề ra: “Phải tăng cường bộ máy làm thuế nông nghiệp nhất là ở huyện và xã, tập trung lực lượng làm xong các sổ bộ thuế ở từng xã, ấp. Cần đặt rõ trách nhiệm cho các Chi bộ và chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong việc đảm bảo thu đủ thuế nông nghiệp theo chính sách và coi việc đóng thuế nông nghiệp là nghĩa vụ nhất thiết phải hoàn thành”.

Để thi hành chỉ thị nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiện toàn Ban thuế nông nghiệp xã và quy định chế độ chi tiêu để thực hiện công tác thuế nông nghiệp ở xã:

1/. Nhiệm vụ Ban thuế nông nghiệp xã và việc kiện toàn ban thuế nông xã:

Ban thuế nông nghiệp xã dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng tài chính huyện, là tổ chức tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã thi hành đúng dắn chính sách thuế nông nghiệp trong nhân dân ở xã. Nhiệm vụ cụ thể của Ban thuế nông nghiệp xã là giúp Uỷ ban nhân dân xã:

1. Tổ chức, hướng dẫn học tập tuyên truyền chính sách, điều lệ thuế nông nghiệp trong nhân dân ;

2.Tổ chức, hướng dẫn nhân dân kê khai diện tích, sản lượng, nhân khẩu nông nghiệp để tính thuế nông nghiệp hàng năm;

3. Tổ chức kiểm tra diện tích sản lượng, nhân khẩu của từng hộ đảm bảo kê khai chính xác và đúng chính sách; thực hiện tính thuế, lập bộ thuế và thống kê số liệu thuế nông nghiệp hàng năm;

4. Nắm tình hình sản xuất nông nghiệp; trong những năm có thiên tai, địch hoạ gây thiệt hại mùa màng, phải cùng với cán bộ thống kê xã xác định đúng mức độ thiệt hại mùa màng, tính miễn, giảm thuế, lập bộ miễn, giảm thuế và báo cáo lên cấp trên xét duyệt miễn, giảm thuế cho nhân dân;

5. Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc việc thu thuế nộp kho Nhà nước, cấp biên lai cho người nộp thuế, trong thời gian thu thuế phải chấp hành chế độ báo cáo định kỳ đối với huyện, sau khi thu thuế phải lập bảng quyết toán thu, nộp thuế để báo cáo lên huyện và báo cáo trước Hội đồng nhân dân xã trong phiên họp gần nhất.;

6. Quản lý sổ sách, chứng từ, tài liệu thống kê số liệu thuế nông nghiệp của xã.

Ngoài những hiệm vụ trên, Ban thuế nông nghiệp xã còn phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ mua lương thực xã dưới sự chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ và Uỷ ban nhân dân xã để tổ chức, vận động nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ nộp thuế, bán lương thực cho Nhà nước ở từng ấp và toàn xã.

Để ban thuế nông nghiêp xã thực hiện được những nhiệm vụ công tác nói trên các địa phương phải kiện toàn Ban thuế nông nghiệo xã theo điều 27 điều lệ thuế nông nghiệp ban hành theo Nghị định số 185/CP ngày 25/9/1976 của Họi đồng Chính phủ:

a. Chủ yếu là tăng cường chất lượng cán bộ ban thuế xã. Ban thuế xã phải bao gồm những Đảng viên, cán bộ thuộc thành phần nhân dân lao động, có đạo đức cách mạng, gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có tín nhiệm với nhân dân, tích cực công tác, có khả năng tính toán đơn giản và am hiểu tình hình ruộng đất.

Đối với đội ngũ cán bộ thuế nông nghiệp hiện đang công tác ở xã, Uỷ ban nhân dân xã và huyện phải đào tạo, bồi dưỡng nâng chất lượng lên kịp với các tiêu chuẩn trên. Cán bộ nào vừa qua tổ ra thiếu phẩm chất cách mạng, đã qua giáo dục mà không tiến bộ, đang làm cản trở việc thi hành chính sách thuế nông nghiệp thì phải kiên quyết đưa họ ra khỏi đội ngũ cán bộ thuế ở xã, ấp.

b. Đồng thời với việc tăng cuờng chất lượng, phải kiện toàn đủ số lượng cán bộ Ban thuế xã theo điều 27 điều lệ thuế nông nghiệp như sau:

+ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban thuế nông nghiệp xã;

+ Một đại diện Ban chấp hành nông hội xã làm phó ban;

+ Một cán bộ phụ trách nghiệp vụ thuế nông nghiệp làm phó ban kiêm thư ký;

+ Một cán bộ liên bộ xã làm uỷ viên ban;

+ Mỗi ấp có một cán  bộ phụ trách công tác thuế nông nghiệp của ấp làm uỷ viên Ban;

Riêng những xã lớn, có trên 2000 hộ nông nghiệp trở lên được cử thêm một cán bộ nghiệp vụ thuế nông nghiệp, cộng là hai cán bộ nghiệp vụ thuế nông nghiệp, một là Phó ban và một là thư ký ban thuế nông nghiệp xã. Đối với những ấp lớn, có từ trên 350 hộ nông nghiệp trở lên, được cử thêm một cán bộ  cộng là hai cán bộ phụ trách công tác thuế nông nghiệp của ấp, một là uỷ viên ban thuế xã.

Đối với các xã miền núi, do buôn làng chưa đảm nhiệm được công việc làm thuế nông nghiệp, nên không cần cử cán bộ thuế nông nghiệp ở từng  buôn, làng. Uỷ ban nhân dân xã sẽ tập trung một số cán bộ của xã cùng với cán bộ của buôn, làng trực  tiếp tổ chức, hướng dẫn nhân dân kê khai, tính thuế, lập bộ và  thu nộp thuế.

Đối với những xã đã cơ  bản hoàn thành hợp tác hoá, không dân cư cán bộ phụ trách thuế nông nghiệp ở ấp. Công tác thuế nông nghiệp ở đây sẽ do các kế  toán trưởng hợp tác xã và cán bộ thuế nông nghiệp xã giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

2. Về chế độ chi tiêu để thực hiện công tác thuế nông nghiệp ở xã:

Hiện  nay và một số năm trước mắt, khối lượng công việc cơ bản ban đầu của thuế nông nghiệp ở xã, ấp đang nhiều, chưa ổn định, do đó chưa thể quy định chế độ công tác và chế độ trợ cấp thường xuyên cho cán bộ thuế nông nghiệp xã và ấp. Nay Bộ Tài chính quy định tạm thời chế độ chi về các việc trên như sau:

a. Trợ cấp cán bộ thuế nông nghiệp xã và ấp:

+ Đối với Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, đại diện Ban chấp hành nông hội xã và cán bộ điền bộ xã tham gia Ban thuế nông nghiệp xã,  các địa phương cần bố trí số cán bộ nói trên là những cán bộ đã ở trong diện cán bộ chuyên trách và nữa chuyên trách của xã, đã được hưởng trợ cấp theo Thông tư số 196/BT ngày 8/9/1977 của Phủ Thủ tướng để thực hiện phân công hợp lý cán bộ xã và phát huy hiệu lực của bộ máy tổ chức của xã, đồng thời hạn chế số cán bộ xã thoát lý sản xuất không cần thiết và không tặng quá mức trợ cấp đã được qui định trong Thông tư số 196/BT của Phủ Thủ tướng,

+ Đối với cán bộ thuế nông nghiệp xã và ấp sẽ được hưởng trợ cấp trong những thời gian phải tập trung làm việc: mỗi cán bộ thuế nông  nghiệp xã được trợ cấp 30đ một tháng và mỗi cán bộ thuế nông nghiệp ấp được trợ cấp 25đ một thán làm việc.

Số tháng phải tập trung làm việc của cán bộ thuế nông nghiệp xã và ấp sẽ do Sở, Ty tài chính quy định cho sát yêu cầu công tác mỗi năm ở địa phương.

b. Kinh phí để thực hiện công tác thuế nông nghiệp của Uỷ ban nhân dân xã: mua giấy, bút, mực, dầu, đèn, động viên, khen thưởng v.v... chi bình quân một xã là 250đ một năm.

c. Những khoản chi nói trong điểm a và b ở trên là thuộc kinh phí sự nghiệp làm thuế nông nghiệp ghi vào dự toán của Sở, Ty tài chính, do ngân sách Nhà nước tỉnh, thành phố đài thọ và thông qua phòng tài chính các huyện để cấp phát cho các xã và cán bộ thuế nông nghiệp xã, ấp.

Để kiện toàn Ban thuế nông nghiệp xã, giúp Uỷ ban nhân dân xã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế nông nghiệp hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ các Sở, Ty tài chính và các huyện chấn chỉnh tổ chức ban thuế xã, bồi dưỡng cán bộ thuế nông nghiệp xã hiện có, tăng cường cán bộ mới, coi trọng chất hơn số lượng. Từng huyện phải xuất phát từ kết quả việc thi hành chính sách thuế nông nghiệp các năm vừa qua ở địa phương mà tiến hành kiểm tra lại đội ngũ cán bộ thuế nông nghiệp xã, ấp và có kế hoạch kiện toàn từng bước các ban thuế nông nghiệp xã. Danh sách cán bộ được cử vào ban thuế xã phải do cấp uỷ và uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm lựa chọn, xét duyệt và báo cáo uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định công nhận. Từ nay việc điều động, thay đổi cán bộ thuế nông nghiệp xã, ấp đều phải do uỷ ban nhân dân xã đề nghị uỷban nhân dân huyện chuẩn y.

Các Sở, Ty, Phòng tài chính huyện phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng  chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ ban thuế nông nghiệp xã. Hàng tháng hoặc quí Phòng tài chính huyện phải sinh hoạt với các ban thuế nông nghiệp xã để kiểm điểm công tác và chỉ đạo các ban thuế nông nghiệp xã nắm vững yêu cầu nhiệm vụ công tác, giúp uỷ ban nhân dân xã thi hành đúng đắn chính sách thuế nông nghiệp ở từng xã.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670352319_108487242082_24 TC.TNN.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/12/1978
Về việc kiện toàn Ban thuế nông nghiệp ở các xã thuộc tỉnh, thành phố miền Nam
Số kí hiệu 24 TC/TNN Ngày ban hành 26/12/1978
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 26/12/1978
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Nguyễn Ly
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

26/12/1978

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 24 TC/TNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
26/12/1978 Văn bản được ban hành 24 TC/TNN
26/12/1978 Văn bản có hiệu lực 24 TC/TNN
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 24 TC/TNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh