Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 21/09/2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, bao gồm: tiêu chí, quy trình, tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh); cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cấp huyện (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị học tập là các cơ quan, đoàn thể mà trong đó mọi người được tạo điều kiện thuận lợi và có nhu cầu tự học, học tập thường xuyên, học cách học cùng nhau nhằm mở rộng hiểu biết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Công dân học tập là công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là thành viên) trong cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (sau đây gọi chung là đơn vị), có ý thức tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng thích ứng với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại.

3. Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập là các nội dung, yêu cầu được thiết lập để đánh giá việc triển khai học tập suốt đời của các đơn vị và đánh giá năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức, người lao động trong xã hội học tập.

Điều 3. Mục đích

1. Tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị.

3. Là căn cứ để xem xét đánh giá kết quả công tác hằng năm của đơn vị và các thành viên trong đơn vị.

Điều 4. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập

1. Đề cao trách nhiệm tự đánh giá, xếp loại của các đơn vị và trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, xếp loại của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư này.

2. Đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch, khách quan.

Điều 5. Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập

1. Các tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 30 điểm).

a) Đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên (tối đa 10 điểm);

b) Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập (tối đa 10 điểm);

c) Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên (tối đa 10 điểm).

2. Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên (tối đa 30 điểm).

a) 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (tối đa 10 điểm);

b) 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi (tối đa 05 điểm);

c) 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước (tối đa 10 điểm);

d) 100% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 05 điểm).

3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 40 điểm).

a) 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập (tối đa 25 điểm), gồm:

- Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội;

- Có cam kết học tập suốt đời để phát triển bản thân;

- Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;

- Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường;

- Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;

- Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề;

- Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới;

- Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp.

b) Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 10 điểm);

c) Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác (tối đa 05 điểm).

Điều 6. Đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập

1. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập phải căn cứ vào kết quả đạt được của các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100.

3. Xếp loại

a) Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85 điểm đến 100 điểm;

b) Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;

c) Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm;

d) Loại chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Điều 7. Quy trình đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập

1. Các đơn vị tổ chức tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập về sở giáo dục và đào tạo (đối với các đơn vị cấp tỉnh); phòng giáo dục và đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện). Thời gian gửi báo cáo tự đánh giá, xếp loại chậm nhất trong Quý I của năm sau.

2. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị và tổng hợp kết quả trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và công bố công khai.

3. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được thực hiện định kỳ một năm một lần.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập của địa phương;

b) Căn cứ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập quy định trong Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại Đơn vị học tập cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương;

c) Bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra, thanh tra, tổng kết việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.

2. Sở giáo dục và đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Hội khuyến học cấp tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này;

b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị trên địa bàn;

c) Tổng hợp và báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo các đơn vị cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập;

b) Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị cấp huyện trên địa bàn.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2020.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 21/09/2020
quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập
Số kí hiệu 22/2020/TT-BGDĐT Ngày ban hành 06/08/2020
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 21/09/2020
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giáo dục và Đào tạo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

21/09/2020

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/08/2020 Văn bản được ban hành 22/2020/TT-BGDĐT
21/09/2020 Văn bản có hiệu lực 22/2020/TT-BGDĐT
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Luật Giáo dục

  • Ngày ban hành: 14/06/2019
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2020
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh