Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/11/2018

BỘ KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 13/2018/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 13/2014/TTLT-BKHCN-BYTNGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y TẾ

Căn cứ Luật năng lượng nguyên t ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYTngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Thông tư liên tịch này quy định các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ sử dụng trong y tế và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân; yêu cầu đi với phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ (tiêm, truyền, uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ) và kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ; yêu cầu đi với việc lắp đặt, vận hành thiết bị bức xạ; yêu cầu kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế; yêu cầu về ứng phó sự cố bức xạ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 2 như sau:

“4. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y sỹ, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việtrong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.”

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 2 như sau:

“6. Thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Thiết bị X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón); thiết bị X-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động; thiết bị X-quang đo mật độ xương; thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình; thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 2 như sau:

“7. Thiết bị xạ trị là các thiết bị phát bức xạ ion hóa được sử dụng trong y tế để điều trị bệnh, ví dụ như thiết bị X-quang xạ trị, máy gia tốc tuyến tính, thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị áp sát, thiết bị Gamma Knife, thiết bị Cyber Knife, thiết bị X Knife, thiết bị Tomotherapy, thiết bị xạ trị Proton và các thiết bị khác.”

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 2 như sau:

“8. Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là thiết bị hoặc hệ thiết bị được sử dụng trong chuyên ngành y học hạt nhân để chụp ảnh từ bên trong cơ thể nhờ bức xạ phát ra từ thuốc phóng xạ mà người bệnh được tiêm, truyền, uống hoặc để ghi đo hoạt độ phóng xạ, ví dụ như thiết bị Rectilinear Scanner, Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT, PET/MRI, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạmáy xạ ký, máy đo độ tập trung phóng xạ và các thiết bị khác.”

6. Bổ sung Khoản 9 trong Điều 2 như sau:

“9. Mức điều tra là giá trị liều hiệu dụng hoặc suất liều bức xạ tại các vị trí làm việc của nhân viên bức xạ y tế, xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ; mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích tại các khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ trong cơ sở y học hạt nhân. Các giá trị này được thiết lập dựa trên số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt từ cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự và khi bị vượt quá trong quá trình hoạt động phải tiến hành điều tra xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 10 như sau:

“c) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình chụp can thiệp/chụp mạch) không vượt quá 10 µSv/h;”

8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 như sau:

“2. Cơ sở y tế không được sử dụng người dưới 18 tuổi để vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khvực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.”

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 21 như sau:

“3. Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ I-131 được xuất viện về nhà khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người bệnh không vượt quá 1100 MBq. Khi cho người bệnh điều trị I-131 xuất viện, bác sỹ điều trị phải trực tiếp tư vấn và cung cấp văn bản hướng dẫn cho người bệnh về các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ cho người thân, đồng nghiệp và cộng đồng.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 3 Điều 25 như sau:

“d. Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra, thanh tra viên thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết khi được yêu cầu;”

11. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 29 như sau:

“c. Thanh tra, xử lý vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;”

12. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 29 như sau:

“c. Thanh tra, xử lý vi phạm; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế đối với các cơ sở y tế hoạt động trên địa bàn quản lý;”

13. Thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lc thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- C
c Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- C
ng thông tin điện tử Chính phủ, Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATBXHN (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ph
ạm Công Tạc

 

PHỤ LỤC

MỨC CHỈ DẪN TRONG CHIẾU XẠ Y TẾ (*)
(Kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bảng 1. Mức chỉ dẫn liều đối với chụp X-quang chẩn đoána

TT

Kiu chụp

Liều xâm nhập bề mặt trong 1 lần chụpb(mGy)

(1)

(2)

(3)

1

Chụp sọ

1.1

Tư thế sau - trước

PA

5

1.2

Tư thế nghiêng

LAT

3

2

Chụp ngực

2.1

Tư thế sau - trước

PA

0,4

2.2

Tư thế nghiêng

LAT

1,5

3

Chụp cột sống vùng ngực

3.1

Tư thế trước - sau

AP

7

3.2

Tư thế nghiêng

LAT

20

4

Chụp bụng, chụp tĩnh mạch, chụp đường tiết niệu và chụp túi mật

 

Tư thế trước - sau

AP

10

5

Chụp cột sống thắt lưng

5.1

Tư thế trước - sau

AP

10

5.2

Tư thế nghiêng

LAT

30

5.3

Hướng chụp khớp thắt lưng - đốt sống cùng

LSJ

40

6

Chụp khung chậu

 

Tư thế trước - sau

AP

10

7

Chụp khớp háng

 

Tư thế trước - sau

AP

10

8

Chụp răng

8.1

Chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt  răng

7

8.2

Tư thế trước - sau

AP

5

(*) Phụ lục này thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

a Áp dụng cho người trưởng thành.

Đo trong không khí với tia tán xạ ngược. Giá trị này áp dụng đối với tổ hợp phim - bìa tăng quang thông thường có độ nhạy 200. Với tổ hợp phim - bìa tăng quang có độ nhạy cao (400-600) giá trị này sẽ giảm khoảng 2 - 3 lần.

Bảng 2. Mức chỉ dn liu đi vi chụp X-quang vú a

TT

Liu mô trung bình trên một ln chụp theo hưng đỉnh - đáy b

1

Không sử dụng lưới chống tán xạ

1 mGy

2

Sử dụng lưới chống tán xạ

3 mGy

a Áp dụng cho người trưởng thành.

b Được xác định vi chiu dày vú ép là 45 mm gm 50% mô tuyến và 50% mô mỡ đi với thiết bị chụp X-quang vú sử dụng bia Mo, phin lọc Mo và hệ phim-bìa tăng quang.

Bảng 3. Mức chỉ dẫn liều đối vi chụp cắt lớp vi tính CT Scannera

TT

Kiu chụp

Liều trung bình cho một lần chụp với nhiều lát cắt b (mGy)

1

Chụp đầu

50

2

Chp ct sống thắt lưng

35

3

Chụp ổ bụng

25

a Áp dụng cho người trưởng thành.

b Đo trên trục quay trong phantom tương đương nước có độ dài 15 cm và đường nh 16 cm (đối với chụp sọ) và đường kính 30 cm (đối với chụp cột sống thắt lưng và chụp ổ bụng).

Bảng 4. Mức chỉ dẫn suất liều đối với soi chiếu X-quang a

TT

Kiểu soi chiếu

Suất liều bề mặt lối vào b (mGy/phút)

1

Bình thường

25

2

Mức caoc

100

a Áp dụng cho người trưởng thành.

b Đo trong không khí với tia tán xạ ngược.

c Áp dụng cho thiết bị có lựa chọn chế độ làm việc soi chiếu “mức cao” - “high level” như các thiết bị chụp X-quang can thiệp.

Bảng 5. Hoạt độ phóng xạ trong y học hạt nhân áp dụng cho người trưởng thành

TT

Phép kiểm tra

Hạt nhân phóng xạ

Dạng hóa chất

Hoạt độ lớn nhất thường dùng cho một kiểm tra (MBq)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Xương

1.1

Xạ hình xương

Tc-99m

Phosphonat và phosphat hp chất

600

1.2

Xạ hình xương bằng chụp cắt lớp đơn photon (SPECT)

Tc-99m

Phosphonat và phosphat hp chất

800

1.3

Xạ hình tủy xương

Tc-99m

Keo đánh dấu

400

2

Não

2.1

Xạ hình não (tĩnh)

Tc-99m

TcO4-

500

Tc-99m

Axit diethylene triamin penta axetic (DTPA), gluconat và glucoheptonat

500

2.2

Xạ hình não (SPECT)

Tc-99m

TcO4-

800

Tc-99m

DTPA, gluconat và glucoheptonat

800

Tc-99m

Exametazin

500

2.3

Lưu thông máu não

Xe-133

Trong dung dịch natri clorua đẳng trương.

400

Tc-99m

Hexametyl propylene amin oxym (HM-PAO).

500

2.4

Xạ hình dịch não tủy

In-111

DTPA

40

3

Tuyến lệ

3.1

Lưu thông tuyến lệ

Tc-99m

TcO4-

4

Tc-99m

Keo đánh dấu

4

4

Tuyến giáp

4.1

Xạ hình tuyến giáp

Tc-99m

TcO4-

200

I-123

I-

20

4.2

Điều trị di căn tuyến giáp (sau cắt bỏ)

I-131

I-

400

4.3

Xạ hình tuyến cận giáp

T1-201

Taliclorua

80

5

Phổi

5.1

Xạ hình thông khí phổi

Kr-81m

Khí

6000

Tc-99m

DTPA sol khí

80

5.2

Nghiên cứu thông khí phổi

Xe-133

Khí

400

Xe-127

Khí

200

5.3

Xạ hình tưới máu phi

Kr-81m

Dung dịch nước

6000

Tc-99m

Albumin của người (macroagregate hoặc microsphere)

100

5.4

Xạ hình tưới máu phổi (Với tĩnh mạch)

Tc-99m

Albumin của người (macroagregate hoặc microsphere)

160

5.5

Nghiên cứu tưới máu phổi

Xe-133

Dung dịch đng trương

200

Xe-127

Dung dịch clorua đẳng trương

200

5.6

Xạ hình phổi (SPECT)

Tc-99

Macroaggregated albumin (MAA)

200

6

Gan và lá lách

6.1

Xạ hình gan và lá lách

Tc-99m

Keo đánh dấu

80

6.2

Chụp hình chức năng hệ bài tiết mật

Tc-99m

Irninodiaxetat và dung môi tương đương

150

6.3

Xạ hình lá lách

Tc-99m

Tế bào hng cu biến tính được đánh dấu

100

6.4

Xạ hình gan (SPECT)

Tc-99m

Keo đánh dấu

200

7

H tim mch

7.1

Nghiên cứu dòng máu qua tim lần đầu.

Tc-99m

TcO4-

800

Tc-99m

DTPA

800

Tc-99m

Macroaggregated Globulin 3

400

7.2

Xạ hình bể máu ở buồng tim

Tc-99 m

Phức hợp albumin của người

40

7.3

Xạ hình hệ tim mạch /nghiên cứu thử

Tc-99 m

Phức hp albumin của người

800

Tc-99 m

Tế bào hồng cầu lành được đánh dấu

800

7.4

Xạ hình cơ tim/nghiên cứu th

Tc-99m

Phosphonat và phosphat hp chất

600

7.5

Xạ hình cơ tim

Tc-99m

Isonitril

300

T1-201

Taliclorua

100

7.6

Xạ hình cơ tim (SPECT)

Tc-99m

Phosphonat và phosphat hp chất

800

Tc-99m

Isonitril

600

8

Dạ dày, hệ tiêu hóa

8.1

Xạ hình dạ dày và tuyến nước bọt

Tc-99m

TcO4-

40

8.2

Xạ hình chẩn đoán túi thừa Meckel

Tc-99m

TcO4-

400

8.3

Xạ hình chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa (Chảy máu ruột non)

Tc-99m

Keo đánh dấu

400

Tc-99m

Tế bào hồng cầu lành đánh dấu

400

8.4

Xạ hình chức năng thực quản và trào ngược dạ dày - thc quản

Tc-99m

Keo đánh dấu

40

Tc-99m

Hợp chất không hấp thụ

40

8.5

Xạ hình co bóp làm trống dạ dày

Tc-99m

Hợp chất không hấp thụ

12

In-111

Hợp chất không hấp thụ

12

In-113m

Hp chất không hấp thụ

12

9

Thận, hệ thống tiết niệu và thượng thận

9.1

Xạ hình chức năng thận

Tc-99m

Acid dimercaptosuccinic

160

9.2

Xạ hình thận/thận đồ đồng vị

Tc-99m

DTPA, gluconat và Glucoheptonat

350

Tc-99m

Macroaggregated Globulin 3

100

I-123

O-iodohippurat

20

9.3

Xạ hình tuyến thượng thận

Se-75

Selenor cholesterol

8

10

Một số phép kiểm tra khác

10.1

Xạ hình áp xe và các khối u

Ga-67

xitrat

300

T1-201

Taliclorua

100

10.2

Xạ hình chẩn đoán khối u

Tc-99 m

Acid dimercaptosuccinic

400

10.3

Xạ hình khối thần kinh

I-123

Meta-iodo-benzyl guanidin

400

I-131

Meta-iodo-benzyl guanidin

20

10.4

Xạ hình bạch mạch

Tc-99m

Keo đánh dấu

80

10.5

Xạ hình áp xe

Tc-99m

Tế bào bạch cầu đánh dấu bởi exametazim

400

In-111

Tế bào bạch cầu đánh dấu

20

10.6

Xạ hình chẩn đoán tắc mạch

In-111

Tiu huyết cu đánh dấu

20

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/11/2018
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y TẾ
Số kí hiệu 13/2018/TT-BKHCN Ngày ban hành 05/09/2018
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/11/2018
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Khoa học và Công nghệ Y tế Lĩnh vực Khoa học, Công nghệ Y tế
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Khoa học và Công nghệ Thứ trưởng Phạm Công Tạc
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/11/2018

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 13/2018/TT-BKHCN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
05/09/2018 Văn bản được ban hành 13/2018/TT-BKHCN
01/11/2018 Văn bản có hiệu lực 13/2018/TT-BKHCN
Văn bản liên quan
Văn bản chỉ được bổ sung

Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế

  • Ngày ban hành: 09/06/2014
  • Ngày có hiệu lực: 25/07/2014
Văn bản căn cứ

Năng lượng nguyên tử

  • Ngày ban hành: 03/06/2008
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2009
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản tiếng anh