Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1987

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Về kế hoạch hoá và kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương

________________________

Thi hành Quyết định số 147/HĐBT ngày 22/9/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương và đời sống CNVC, các lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội, Liên Bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước - Tài chính - Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn việc kế hoạch hoá và kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương như sau:

I/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

A/ VỀ KẾ HOẠCH HOÁ QUỸ TIỀN LƯƠNG

1/ Quỹ lương kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh được xác định tương ứng với khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch và mức chi phí tiền lương trong đơn vị sản phẩm hoặc định mức biên chế. Sau khi trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xét duyệt, đơn vị phải đăng ký quỹ lương kế hoạch với Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.

Phương pháp xây dựng và thẩm quyền xét duyệt quỹ lương kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn tại các Thông tư số 03 TTLB ngày 22/2/1986 và số 12/TTLB ngày 5/10/1986 của Liên Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

Trường hợp đơn vị được làm thử cách hạch toán thu nhập bao gồm cả tiền lương và lợi nhuận sẽ có hướng dẫn riêng.

2/ Quỹ lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng hạn mức kinh phí do Ngân sách Nhà nước hoặc các tổ chức cơ quan cấp trên cấp phát phải xác định theo chế độ tiền lương của Nhà nước và định mức biên chế được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

Hàng quý, trên cơ sở số lao động thực tế có mặt trong giới hạn kế hoạch biên chế được duyệt, các đơn vị lập kế hoạch quỹ tiền lương cùng với dự toán kinh phí, đăng ký biên chế và quỹ tiền lương này với cơ quan tài chính cùng cấp duyệt làm căn cứ để Ngân hàng Nhà nước cấp phát.

3/ Các cơ quan quản lý cấp trên (Bộ, Tổng cục hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và tổng hợp kế hoạch lao động - tiền lương của các đơn vị cơ sở thuộc quyền gửi cho Liên Bộ theo đúng quy định để tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng.

B/ VỀ KIỂM SOÁT CHI TIÊU QUỸ TIỀN LƯƠNG

1/ Ngân hàng Nhà nước và cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương của các đơn vị sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp thuộc kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh hạch toán kinh tế, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước.

2/ Căn cứ để kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương là kế hoạch quỹ tiền lương của các đơn vị cơ sở được cơ quan có thẩm quyền duyệt và theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

3/ Mọi khoản tiền mà đơn vị dùng để chi trả tiền lương đều phải lĩnh từ tài khoản tại Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước dành ưu tiên tiền mặt để các đơn vị nhận tiền lương theo đúng lịch đã thoả thuận. Các đơn vị không được giữ lại tiền mặt thu tại đơn vị để toạ chi tiền lương.

4/ Các đơn vị cơ sở rút tiền lương từ Ngân hàng theo những nguyên tắc và cách tính sau đây:

a- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh:

- Số tiền lương được rút phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả cuối cùng của việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. So với mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; 1: 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh thực hiện đạt 100% thì được rút 100% quỹ lương. Kế hoạch sản xuất kinh doanh thực hiện vượt hoặc hụt bao nhiêu % thì quỹ lương được tăng hoặc giảm theo tỷ lệ tương ứng.

- Trên cơ sở quỹ lương kế hoạch của đơn vị đã đăng ký Ngân hàng Nhà nước tiến hành tạm ứng tháng, thanh toán quý và quyết toán năm theo cách tính:

Quỹ tiền lương đơn vị được nhân theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

=

Mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm

x

Số lương sản phẩm thực hiện trong kỳ kế hoạch

Trường hợp đơn vị thực hiện định mức biên chế thì theo cách tính:

Quỹ tiền lương đơn vị được nhân theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

=

Quỹ tiền lương kế hoạch của đơn vị

x

Hệ số hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Các trường hợp chi vượt quỹ tiền lương so với mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc chi tiêu quỹ tiền lương không đúng với chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước, thủ trưởng đơn vị phải tự chịu trách nhiệm và xử lý hậu quả.

Trường hợp chi vượt quỹ lương kế hoạch quý, có thể dùng phần tiền lương tiết kiệm của quý trước (nếu có) để bù và phấn đấu thực hiện vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh quỹ sau để giữ được mức tiền lương đã được duyệt cả năm.

Khi quyết toán năm, nếu chi vượt quỹ lương so với mức độ thực hiện kế hoạch năm, đơn vị phải bồi hoàn phần chi vượt đó cho Ngân sách (Ngân sách Trung ương nếu là đơn vị do Trung ương quản lý; Ngân sách địa phương nếu là đơn vị do địa phương quản lý) bằng cách trích từ quỹ khen thưởng hoặc quỹ phúc lợi để bồi hoàn. Nếu trích từ các quỹ này vẫn không đủ, phải trừ vào quỹ lương kế hoạch của quý tiếp sau.

Khi quyết toán năm, nếu đơn vị chi tiêu quỹ lương chưa đủ so với mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh thì được rút tiếp để chi.

b/ Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp:

Quỹ lương thực chi phải phù hợp với hạn mức kinh phí được duyệt cấp cho mục tiền lương.

c/ Đối với tiền công của số lao động thuê ngoài:

Trường hợp có nhu cầu phải thuê lao động ngoài lực lượng lao động thường xuyên hiện có, tiền công của số lao động này phải được tính toán voà mức chi phí tiền lương của đơn vị sản phẩm hoặc quỹ tiền lương kế hoạch và hạch toán vào giá thành sản phẩm.

II/ VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH LẠI KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG

VÀ CHI TIÊU QUỸ TIỀN LƯƠNG NĂM 1987 A/ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH

1/ Về chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh làm căn cứ để tính quỹ tiền lương:

- Đối với sản xuất công nghiệp: tính quỹ lương theo một phương pháp thống nhất trên tổng khối lượng sản xuất của đơn vị bao gồm: Sản xuất chính (phần Nhà nước cân đối vật tư và phần đơn vị  tự cân đối), sản xuất phụ và các dịch vụ khác.

- Đối với XDCB, chỉ tính trên khối lượng phù hợp với nguồn đầu tư của kế hoạch 1987, bao gồm vốn của Ngân sách Trung ương, vốn của Ngân sách địa phương và vốn tự có của đơn vị; không bao gồm phần khối lượng vượt lên mà không có nguồn vốn để thanh toán.

- Đối với các ngành nông lâm nghiệp, phân nuôi trồng mới và chăm sóc kiến thiết cơ bản lấy từ nguồn vốn đầu tư, cũng áp dụng cách tính tương tự như đối với xây dựng cơ bản.

- Đối với ngành thương nghiệp, cung ứng vật tư, xác định quỹ tiền lương theo định mức biên chế được duyệt với doanh số theo giá kế hoạch đầu năm 1987, loại trừ yếu tố thay đổi giá mua các thời kỳ trong năm.

Ngành ăn uống công cộng và dịch vụ, tính quỹ lương trên thu nhập ròng bằng cách lấy doanh số thực thu trừ đi chi phí vật chất (giá trị nguyên liệu và chi phí vật chất khác).

- Đối với các đơn vị sản xuất mà quỹ tiền lương không xác định được theo khối lượng sản xuất kinh doanh như dự trữ vật tư Nhà nước, Nhà xuất bản ... thì xác định quỹ tiền lương theo định mức biên chế được duyệt và chế độ tiền lương của Nhà nước.

2/ Quỹ tiền lương kế hoạch năm 1987 của các đơnvị phải tách làm 2 phần theo 2 thời kỳ: 9 tháng đầu năm và quý IV.

a/ Quỹ tiền lương 9 tháng đầu năm 1987 dựa theo mức lương cũ: xác định bằng cách nhân mức chi phí tiền lương đã được duyệt đầu năm với khối lượng sản xuất kinh doanh thực hiện của 9 tháng đầu năm.

Đối chiếu với quỹ tiền lương thực tế đã chi 9 tháng đầu năm (những đơn vị làm định mức biên chế thì so sánh quỹ tiền lương thực tế đã chi 9 tháng đầu năm), nếu còn thừa được chuyển sang sử dụng vào quỹ IV/1987; nếu đã chi vượt, phải trừ vào quỹ lương quý IV/1987.

Phần thu nhập đơn vị bù thêm vào đơn giá lấy từ nguồn khác ngoài giá thành thì được hạch toán riêng nhưng vẫn phải tổng hợp vào quỹ tiền lương của 9 tháng đầu năm.

b/ Kế hoạch quỹ tiền lương của quý IV/1987: được xác định theo Quyết định số 147-HĐBT và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của quý IV/1987 như sau:

- Tính kế hoạch khối lượng sản xuất kinh doanh quý IV/1987:

Kế hoạch khối lượng sản xuất kinh doanh quý IV/1987

=

Kế hoạch khối lượng sản xuất kinh doanh cả năm 1987 được duyệt

-

Khối lượng sản xuất kinh doanh thực hiện 9 tháng đầu năm 1987.

- Định mức lao động phải được rà soát theo yêu cầu quán triệt Quyết định số 140/HĐBT ngày 15/9/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và triệt để tiết kiệm. Đặc biệt là phải rà soát lại chặt chẽ định mức đối với lao động quản lý, lao động phụ trợ. Số lao động tính theo định mức so với số lao động hiện sử dụng, thời gian làm thêm giờ, hệ số không ổn định trong sản xuất đều phải được rà soát lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của quý IV/1987 có phần được cải thiện hơn trước.

- Mức tiền lương và các loại phụ cấp được tính toán lại theo Quyết định 147/HĐBT ngày 22/9/1987, điện số 1071/V5 ngày 5/10/1987 và Quyết định số 286/HĐBT ngày 6/10/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 07 LĐTBXH-TT ngày 5/10/1987 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

- Tạm thời trong tháng 10/1987, kỳ 1 các cơ sở được ứng trước bằng 60% và đến kỳ 2 nếu đã tính toán và xét duyệt xong thì Ngân hàng ứng tiếp 40%, nếu chưa tính toán và xét duyệt xong thì Ngân hàng ứng tiếp 30% của quỹ lương tháng 10 do các đơn vị xây dựng và đề nghị còn lại 10% sẽ quyết toán theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của quý 4/1987.

B/ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.

Các đơnvị xác định quỹ tiền lương thực hiện 9 tháng đầu năm và quỹ tiền lương mới của quý IV/1987 theo định mức biên chế được duyệt. Đơn vị là Bộ, Tổng cục áp dụng định mức biên chế của kế hoạch 1987 theo Quyết định 173/HĐBT ngày 31/12/1986 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 01/UBTH ngày 15/1/1987 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Các đơn vị địa phương áp dụng định mức biên chế của UBND tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương duyệt.

Trường hợp có số lao động dôi ra ngoài định mức biên chế được duyệt, phải xin hạn mức kinh phí cấp riêng và phải có kế hoạch và biện pháp để sắp xếp những cán bộ nhân viên đó vào công việc khác thích hợp.

III/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1/ Các Bộ, Tổng cục, UBND các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị cơ sở xác định lại quỹ tiền lương theo Thông tư này, kiểm tra và xét duyệt việc tính toán kế hoạch sản xuất kinh doanh và quỹ tiền lương của quỹ IV/1987 của các đơn vị thuộc quyền.

2/ Liên Bộ tổ chức việc kiểm tra Nhà nước, kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng đình chỉ những văn bản của các ngành các địa phương tự ý quy định trái với các quyết định về chế độ tiền lương chung của Nhà nước và yêu cầu những đơn vị tính quỹ lương chưa đúng phải tính lại; phối hợp với cơ quan chủ quản xét duyệt hoặc kiểm tra quỹ lương kế hoạch của những đơn vị hạch toán toàn ngành như đường sắt, bưu điện, hàng không dân dụng ... và những đơn vị sản xuất những sản phẩm trọng yếu nhất của nền kinh tế quốc dân do Nhà nước định giá và trợ giá.

3/ Ngân hàng Nhà nước và cơ quan Tài chính các cấp một mặt tôn trọng quyền tự chủ tài chính của đơn vị cơ sở, mặt khác bảo đảm giữ nghiêm chính sách chế độ của Nhà nước về tiền lương, tiền thưởng, tiến hành sự kiểm soát bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động của các đơn vị và trên cơ sở sổ sách, chứng từ, nếu phát hiện những vi phạm, phải kịp thời bàn với đơn vị áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả. Trường hợp đơn vị tái phạm nhiều lần, làm thiệt hại lớn đến tài sản Nhà nước, phải báo cáo với cơ quan chủ quản và những cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo chế độ hiện hành.

4/ Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong địa phương mình, báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản của mình những kết quả và những điều cần kiến nghị để tổng hợp trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.

5/ Các đơn vị cơ sở phải đề cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự trang trải chi phí, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, cải tiến các mặt quản lý để tạo ra những điều kiện tăng thu nhập chính đáng cho CNVC. Đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, hạch toán kinh tế trung thực, chính xác sẵn sàng cung cấp tình hình số liệu, chứng từ và sổ sách cho các cơ quan Tài chính, Ngân hàng khi tiến hành kiểm tra. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu gặp khó khăn mắc mứu gì, yêu cầu đơn vị kịp thời phản ánh cho Liên Bộ biết để cùng nghiên cứu giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1987, những quy định trước đây của Liên Bộ trái với Thông tư này, nay hết hiệu lực thi hành.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
08-tt-lb-doc-1818519271708324.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1987
Về kế hoạch hoá và kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương
Số kí hiệu 08/TT-LB Ngày ban hành 13/10/1987
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 01/10/1987
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lao động-TB&XH;Bảo hiểm xã hội Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Hoàng Quy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Trưởng Nguyễn Kỳ Cầm Ngân hàng nhà nước Chưa xác định Lữ Minh Châu Các Bộ, cơ quan ngang bộ Phó chủ nhiệm Đậu Ngọc Xuân
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/10/1987

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 08/TT-LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
13/10/1987 Văn bản được ban hành 08/TT-LB
01/10/1987 Văn bản có hiệu lực 08/TT-LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh