Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/11/1986

THÔNG TƯ

Hướng dẫn hạch toán số tiền bù giá vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông

________________________

Thực hiện kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị (văn bản số 327/TLHN ngày 16/9/1986) và Quyết định số 117-HĐBT ngày 4/10/86 của Hội đồng Bộ trưởng về những biện pháp cấp bách về giá - lương - tiền, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 34 -TC/TNVT ngày 25/10/1986 hướng dẫn bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước cho công nhân, viên chức và hạch toán số tiền bù giá vào giá thành và phí lưu thông. Tiếp theo Thông tư trên, Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp hạch toán cụ thể khoản bù giá vào giá thành và phi lưu thông đói với các đơn vị sản xuất  kinh doanh nh sau:

1. Phương pháp hạch toán vào giá thành và phí lưu thông số tiền bù giá ở các đơn vị sản xuất  kinh doanh.

Về nguyên tắc, "6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước đối với các tổ chức sản xuất  kinh doanh dù ở địa phương bán theo giá lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và bù giá qua ngành hàng hoặc bù giá bằng tiền thay hiện vật bán  một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp và bù vào lương đều phải tính và hạch toán vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông".

Để thuận tiện cho công tác hạch toán, và đảm bảo sự thống nhất, Bộ Tài chính quy định số tiền bù giá 6 mặt hàng bán theo giá kinh doanh thương nghiệp và bù vào lương đêù phải tính và hạch toán vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông".

Để thuận tiện cho công tác hạch toán, và đảm bảo sự thống nhất, Bộ Tài chính quy định số tiền bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo của Nhà nước hạch toán vào giá thành, phí lưu thông được tính bằng tỷ lệ (%) trên tổng quỹ lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ công nhân viên chức. Trước mắt, từ nay đến hết năm 1986, tỷ lệ áp dụng thống nhất trong cả nước bằng 60% trên tổng quỹ lương cơ bản.

Hàng tháng, tất cả các xí nghiệp sản xuất kinh doanh tiến hành tính toán 60% quỹ lương cơ bản theo cấp bậc của từng bộ phận và toàn đơn vị, xác định số bù giá phải tính vào giá thành hoặc phí lưu thông, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 20 "Sản xuất chính"

Nợ TK 23 "Sản xuất phụ"

Nợ TK 24 "Chi phí sử dụng máy móc thiết bị"

Hoặc   Nợ 44 "Phí lưu thông"

Có TK 71 "Thanh toán với ngân sách"

(71.5 - Bù giá vào lương)

Đối với các đơn vị sản xuất  kinh doanh ở các địa phương thực hiện bán hàng định lương cho cán bộ công nhân viên theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định, thì phải trích nộp đầy đủ, kịp thời khoản bù giá đã tính vào giá thành hoặc phí lưu thông cho cơ quan tài chính địa phương. Khi nộp tiền cho cơ quan tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 71 "Thanh toán với ngân sách" (71.5)

Có TK 50 "Quỹ tiền mặt" hoặc

Có TK 51 "Tiền gửi ngân hàng"

Đối với các đơn vị sản xuất  kinh doanh ở địa phương  thực hiện bán hàng một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp cao hơn giá vốn abỏ đảm kinh doanh, thì được dùng khoản tiền trích vào giá thành hoặc phí lưu thông và khoản chênh lệch do cơ quan tài chính cấp thêm (nếu có) để cấp bù cho CNVC đảm bảo mua được đủ hàng theo định lượng của Nhà nước quy định.

Khi xác định số tiền phải bù giá cho cán bộ CNVC kế toán ghi:

Nợ TK 71 "Thanh toán với ngân sách" (71.5)

Có TK 69 "Thanh toán với công nhân viên"

(69.3 - Thanh toán về bù giá).

Có hai trường hợp xảy ra:

+ Nếu số trích theo tỷ lệ (%) trên quỹ lương cơ bản tính vào giá thành hoặc phí lưu thông lớn hơn số tiền phải chi bù giá thực tế, xí nghiệp phải nộp số chênh lệch thừa cho ngân sách Nhà nước. Khi nộp ghi:

Nợ TK 71 "Thanh toán với ngân sách" (71.5)

Có TK 51 "Tiền gửi ngân hàng"

+ Nếu số trích theo tỷ lệ (%) trên quỹ lương cơ bản tính vào giá thành hoặc phí lưu thông không đủ chi bù giá thực tế, xí nghiệp được trừ vào khoản lợi nhuận nộp ngân sách:

Nợ TK 80 "Vốn trích"

(80.1 - Trích nộp lãi)

Có TK 71 "Thanh toán với ngân sách" (71.5)

2. Phương pháp tính và thanh toán cho CBCNV.

- Kế hoạch bù giá hàng tháng, các đơn vị phải gửi cho cơ quan tài chính để kiểm tra, xét duyệt.

- Căn cứ số lượng cán bộ công nhân viên và người ăn theo, mức, loại tiêu chuẩn dinh dưỡng, kế toán phải lập bảng tính số tiền phải bù giá cho từng cán bộ công nhân viên (theo 02 mẫu bảng tính đính kèm) gưỉ cho cơ quan tài chính xét duyệt. Sau khi đã được phê duyệt, kế toán thực hiện trả khoản bù giá cho cán bộ công nhân viên mỗi tháng một lần trong dịp chi trả lương đợt 1. Kế toán ghi:

Nợ TK 69 "Thanh toán với công nhân viên"

Có TK 50 "Quỹ tiền mặt"

Thông tư này thi hành từ ngày 1 tháng 11 năm 1986./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
36-tc-cdkt-doc-1818731896663923.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/11/1986
Hướng dẫn hạch toán số tiền bù giá vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông
Số kí hiệu 36-TC/CĐKT Ngày ban hành 04/11/1986
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/11/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Lĩnh vực giá
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/11/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 36-TC/CĐKT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
04/11/1986 Văn bản được ban hành 36-TC/CĐKT
01/11/1986 Văn bản có hiệu lực 36-TC/CĐKT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh