Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 29/10/1986

THÔNG TƯ

Hướng dẫn bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của nhà nước cho công nhân, viên chức và hạch toán số tiền bù giá vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông.

________________________

Thực hiện kết luận của Hội nghị Bộ chính trị (văn bản số 327/TLHN ngày 16/9/1986) và quyết định số 117/HĐBT nagỳ 4/10/86 của Hội đồng bộ trưởng về những biện pháp cấp bách về giá - lương - tiền; sau khi trao đổi thống nhất với các Bộ Lao động, Nội thương, Lương thực, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện bù  chênh lệch giá hoặc bù giá vào lương (dưới đây gọi tắt là bù giá) 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và hạch toán số tiền phải bù vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông như sau:

A. VỀ BÙ GIÁ

I. ĐỐI TƯỢNG, MẶT HÀNG BÁN THEO ĐỊNH LƯỢNG VỚI GIÁ BÁN LẺ CHỈ ĐẠO ỔN ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC:

1/ Đối tượng được mua hàng theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước bao gồm:

- Công nhân viên chức Nhà nước (kể cả công nhân viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động và người làm theo hợp đồng được đãi ngộ như người trong biên chế Nhà nước, trừ những người làm hợp đồng theo việc, theo vụ).

- Lực lượng vũ trang.

- Học sinh các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các Trường dạy nghề.

- Thương binh loại 1 và loại 2, bệnh binh nặng phải nuôi dưỡng các đối tượng chính sách xã hội khác do Nhà nước quy định.

Đối với con công nhân viên chức được mua theo định lượng lương thực và chất đốt (ở nơi từ trước đến nay vẫn có bán) với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước cho 1 con theo chế độ lương hiện hành. Đối với những gia đình có đông người phải nuôi dưỡng, đời sống thực sự khó khăn thì được xét trợ cấp khó khăn theo chế độ hiện hành. Đối với một số địa phương do hoàn cảnh đặc biệt, đến nay vẫn bán lương thực và chất đốt cho những người mà công nhân, viên chức phải nuôi dưỡng theo diện rộng hơn quy định trên thì tạm thời được tiếp tục thực hiện cho đến khi có quyết định mới.

2/ Mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước bao gồm: lương thực, thịt lợn (hoặc thay thế bằng thịt bò, thịt trâu, mỡ, trứng, đậu phụ...); nước mắm hoặc nước chấm, đường, chất đốt và xà phòng. Nơi nào đã quy định nhiều hơn 6 mặt hàng kể trên thì điều chỉnh lại cho phù hợp với nội dung Quyết định số 122/HĐBT ngày 4/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

Các mặt hàng tiêu dùng khác đều bán theo giá kinh doanh thương nghiệp, Ngân sách Nhà nước (kể cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) không bù giá.

3/ Định lượng đối với từng mặt hàng bán theo giá bán lẻ chỉo đạo ổn định của Nhà nước cho các đối tượng đưọc hưởng nói ở điểm 1, mục I trong Thông tư này được thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 122/HĐBT ngày 4/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, thông tư hướng dẫn của Bộ Nội thương và Bộ Lương thực. Địa phương nào đã quy định mức bán và bù giá cao hơn định lượng theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng thì điều chỉnh lại cho đúng.

Đối với các mặt hàng bán cho lực lượng vũ trang (kể cả một số thực phẩm khô như đậu, lạc, vừng... theo chỉ tiêu kế hoạch được phân phối), thực hiện đúng kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 209/CT ngày 22 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: phải đảm bảo cung cấp hiện vật theo đúng định lượng (đủ chỉ tiêu kế hoạch đã được thông báo) với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước quy định cho từng mặt hàng.

II. GIÁ BÁN, GÍA VỐN VÀ MỨC BÙ GIÁ

1/ Giá bán:

6 mặt hàng bán theo định lượng cho các đối tượng nói trên được bán theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng quy định tại Quyết định số 42/HĐBT ngày 15/4/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

Địa phương nào có điều kiện về quỹ hàng hoá và tiền mặt thực hiện bán một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp các mặt hàng theo định lượng nói trên, thì phải bảo đảm bán và bù giá vào lương theo đúng định lượng, đúng gái kinh doanh thương nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng duyệt theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc kế hoạchư sau khi có sự thoả thuận của Uỷ ban Vật giá Nhà nước và các bộ có Liên quan. Giá kinh doanh thương nghiệp về lương thực và thịt lợn là giá vốn hoặc giá bảo đảm kinh doanh có tích luỹ (dưới đây gọi tắt là giá vốn).

2/ Giá vốn:

a) Lương thực: Giá bán lẻ chỉ đạo ổn định ở từng vùng do Hội đồng Bộ trưởng quy định trong Quyết định số 42a/HĐBT ngày 15/4/1986. Giá này được tính toán, bảo đảm đủ bù đắp giá vốn hợp lý trên cơ sở giá mua thóc theo Quyết định số 238/HĐBT ngày 20/9/1985 (thóc mua theo hợp đồng kinh tế, thóc thuế nông nghiệp, thóc thu về dịch vụ sản xuất nông nghiệp dưới hình thức thuỷ lợi phí, công cày máy...), tính đủ thăng số thu mua, chiết khấu bán lẻ, chi phí xay xát và có trừ đi giá trị thu hồi phụ phẩm... nên không phát sinh chênh lệch giá phải bù.

Trường hợp đặc biệt, đối với một số ít địa phương thiếu thương lực, phải đưa một phần lương thực mua theo giá thoả thuận vào cung cấp cho các đối tượng được mua theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước, nếu có phát sinh bù giá thì địa phương phải căn cứ vào kế hoạch cân đối lương tực hàng năm để lạap kế hoạch xin bù phần lương thực mua theo giá thoả thuận đưa bào bán định lượng. Bộ Lương thực phải tổng hợp kế hoạch bù lỗ mua thoả thuận đưa vào cân đối chjo cả nước sau khi đã điều hoà cân đối chung và có tờ trình Hội đồng Bộ trưởng nêu rõ lý do phải bù; Bộ Tài chính kiểm tra trước khi cấp phát kinh phí bù giá.

b) Thịt lợn: Giá vốn thịt lợn được tính toán bình quân gia quyền trên cơ sở giá mua từ các nguồn: mua theo hợp đồng có hàng 2 chiều hoặc gia công, mua thoả thuận tại địa phương theo giá và khung giá do Trung ương quy định, mua của cấp I Nội thương giao; cộng với thặng số thu mua, chi phí giết môt, chiết khấu bán lẻ và trừ giá trị thu hồi phụ phẩm do Bộ Nội thương quy định.

c) Những mặt hàng khác (đường, nước mắm hoặc nước chấm, chất đốt và xà phòng): Giá vốn được tính toán bình quân gia quyền trên cơ sở các nguồn thu mua: cấp I Trung ương điều về nhận tại các xí nghiệp sản xuất  chế biến theo giá bán buôn công nghiệp, bán buôn vật tư; mua tại địa phương theo giá và khung giá do Trung ương quy định cộng với chiết khấu bán lẻ theo quy định đối với từng mặt hàng.

3/ Mức bù giá:

Mức bù giá đối với từng mặt hàng là khoản chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp hoặc giá vốn được tính theo hướng dẫn trên so với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước cho các đối tượng được hươngr do Hội đồng Bộ trưởng quy định cho từng địa phương tại Quyết định số 42a/HĐBT ngày 15/4/1986 và theo hướng dẫn cụ thể tại mục B trong thông tư này. Trong trường hợp giá kinh doanh thương nghiệp của 6 mặt hàng nói trên chưa được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, trước mắt tạm thời căn cứ vào giá kinh doanh thương nghiệp do Uỷ ban Nhân dân địa phương đề nghị, nhưng bù theo giá nào thì phải bán theo giá đó để bảo đảm nguyên tắc bù đủ.

Đối với những địa phương thực hiện bán một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp, bù giá vào lương và ở những nơi Nhà nước có chủ trương bù giá bằng tiền (công nhân viên chức trên địa bàn huyện), thì mức bù giá phải đảm bảo cho công nhân viên chức có đủ tiền mua hiện vật theo tiêu chuẩn định lượng đã được quy định trong Quyết định số 122/HĐBT ngày 4/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng và theo giá kinh doanh thương nghiệp bán tại địa phương do cấp có thẩm quyền quy định.

III. PHƯƠNG THỨC BÁN VÀ BÙ GIÁ, BÙ LƯƠNG:

1/ Đối với lực lượng vũ trang: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các ngành, các địa phưong cũng phải bảo đảm cung cấp bằng hiện vật đủ định lượng, theo đúng chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và theo đúng giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước quy định cho từng mặt hàng; Ngân sách Nhà nước cấp bù cho đơn vị bán hàng.

2/ Đối với công nhân viên chức Nhà nước và các đối tượng chính sách được mua theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước:

a) Trường hợp địa phương thực hiện bán từ 1 đến 6 mặt hàng theo định lượng với gias bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước thì Ngân sách Nhà nước cấp bù (khoản chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp hoặc giá vốn với gía bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước) cho đơn vị bán hàng (Nội thương, Lương thực).

b) Địa phương nào có điều kiện về quỹ hàng hoá và tiền mặt, thực hiện bán một giá từ 1 đến 6 mặt hàng định lượng theo giá kinh doanh thương nghiệp và bù vào lương, thì phải theo định định lượng, đúng giá kinh daonh thương nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng duyệt. Mức bù vào lương là khoản chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp hoặc giá vốn với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước. Các cơ quan tài chính địa phương cấp bù trực tiếp cho các đối tượng được hưởng.

3/ Trường hợp phải bù bằng tiền thay hiện vật:

Những trường hợp sau đây có thể bù bằng tiền thay hiện vật:

+ Không bảo đảm đủ 6 mặt hàng theo định lượng và không có mặt khác có giá trị sử dụng tương đương để bán thay thế.

+ Đối với công nhân viên chức trên địa bàn huyện có điều kiện tự tổ chức sản xuất và chăn nuôi hoặc được gia đình cung cấp không phải mua lương thực thực phẩm của Nhà nước thì bù bằng tiền theo Quyết định số 122/HĐBT ngày 4/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

Mức bù bằng tiền thay hiện vật được quy định theo nguyên tắc tại điểm 3, mục II trong Thông tư hướng dẫn này.

B. VỀ HẠCH TOÁN BÙ GIÁ VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÍ LƯU THÔNG.

Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị về những biện pháp cấp bách giải quyết vấn đề giá - lương - tiền đã nêu rõ: "Đối với khu vực sản xuất - kinh doanh phải chấm dứt việc bù lỗ qua Ngân sách. Phải hạch toán đủ tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp, bù giá có tính chất lượng) của công nhân, viên chức thuộc các tổ chức sản xuất - kinh doanh vào giá thành sản phẩm để các tổ chức sản xuất - kinh doanh đó tự trang trải theo nguyên tắc hạch toán kinh tế".

Vì vậy, 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh đủ ở địa phương bán theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và bù giá qua ngành hàng hoặc bù bằng tiền thay hiện vật bán một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp và bù vào lương đều phải tính và hạch toán vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông. Về nguyên tắc, khoản bù giá đưa vào giá thành và phí lưu thông là khoản chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp hoạc giá vốn được tính theo hướng dẫn ở phần A mục II, điểm 2 nói trên với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước.

Để thuận tiện cho việc hạch toán khoản bù giá có tính chất lương vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông được tương đối ổn định và thống nhất trong cả nước và để tránh gây phiền hà cho công nhân viên chức, số tiền bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá thành và phí lưu thông được tính bằng tỷ lệ % (do Bộ Tài chính quy định sau khi thống nhất với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Lao động và Uỷ ban Vật giá Nhà nước) trên tổng quỹ tiền lương cơ bản theo cấp bậc và chức vụ công nhân, viên chức của tổ chức sản xuất - kinh doanh.

Tỷ lệ % trên được xác định trên cơ sở tính toán số lượng từng mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước (kể cả công công nhân viên chức tính 1/1 được mua theo định lượng lương thực và chất đốt như đã nêu trở trên) và mức bù giá tình bình quân gia quyền cả nước so với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước. Từ dó, tính tổng quỹ bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước (riêng lương thực bán cho công nhân viên chức lấy từ các nguồn: thóc thuế nông nghiệp, thóc thu về công cày máy, thuỷ lợi phí và thóc mua theo hợp đồng kinh tế thì không phải bù giá, trừ trường hợp đưa thóc mua theo giá thoả thuận vào cung cấp) so với tổng quỹ tiền lương cơ bản của khu vực này, để xác định tỷ lệ % đưa vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông. Trước mắt, từ nay đến hết năm 1986, số tiền bù giá được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông tạm thời quy định để áp dụng thống nhất trong cả nước bằng 60% trên tổng quỹ tiền lương cơ bản của tổ chức sản xuất - kinh doanh.

Tỷ lệ % đưa vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông là tỷ lệ trích bắt buộc đối với tất cả các tổ chức sản xuất - kinh doanh kể cả Trung ương và địa phương. Nếu số trích theo tỷ lệ % nói trên nhiều hơn so với số chi bù giá thực tế, thì tổ chức sản xuất - kinh doanh phải nộp phần chênh lệch thừa dưới hình thức lợi nhuận nộp ngân sách; ngược lại nếu thiếu thì được trừ vào khoản lợi nhuận nộp ngân sách của xí nghiệp.

Các tổ chức sản xuất  - kinh doanh, kể cả Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương, căn cứ vào tỷ lệ % tính trên lương cơ bản nói trên hàng tháng lập kế hoạch bù giá của đơn vị mình để làm cơ sở hạch toán vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông. Kế hoạch bù giá hàng tháng phải gửi cho cơ quan tài chính địa phương (Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Tổ chức thu quốc doanh và quản lý tài chính các xí nghiệp) để kiểm tra, xét duyệt.

- Ở các địa phương thực hiện bán theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và bù giá cho ngành hàng cung ứng, thì các tổ chức sản xuất - kinh doanh (kể cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương) phải trích nộp đầy đủ, kịp thời khoản bù giá hạch toán vào giá thành và phí lưu thông cho cơ quan tài chính địa phương để có nguồn bù giá cho các đơn vị bán hàng (lương thực, nội thương) hoặc bù tiền thay hiện vật cho các đối tượng được hưởng.

- Địa phương nào thực hiện bù giá vào lương và bán một giá theo giá theo giá kinh doanh thương nghiệp cao hơn giá vốn bảo đảm kinh doanh thì phần chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp với giá vốn (giá đảm bảo kinh doanh) không được tính vào giá thành, phí lưu thông... mà phải dùng số tiền chênh lệch về giá bán để bù.

Thí dụ: giá bán lẻ chỉ đạo thịt lợn là 43đ/kg; giá vốn đảm bảo kinh doanh là 150đ/kg; giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp do địa phương quy định là 200đ/kg, thì chênh lệch giữa giá vốn và giá chỉ đạo 107đ/kg (150đ/kg - 43đ/kg) được tính vào giá thành, phí lưu thông. Phần chênh lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp đến giá vốn 50đ/kg (200đ/kg-150đ/kg) phải dùng tiền chênh lệch giá để bù lương, không được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

Các tổ chức sản xuất  - kinh doanh (kể cả xí nghiệp Trung ương và xí nghiệp địa phương) phải dùng khoản tiền trích từ giá thành và phí lưu thông và khoản chênh lệch do cơ quan tài chính cấp (nếu có) để có đủ nguồn cấp cho công nhân viên chức mua được hàng đủ theo định lượng của Nhà nước quy định.

Khi hạch toán khoản bù giá vào giá thành và phí lưu thông. Các tổ chức sản xuất  - kinh doanh phải phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông. Sau khi đã đã phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông mà vẫn bị lỗ, thì các tổ chức sản xuất - kinh doanh phải lập phương án báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá, tuyệt đối không tự động thay đổi giá chỉ đạo của Nhà nước. Trường hợp không điều chỉnh được giá và không có biện pháp để khắc phục lỗ, thì ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) sẽ xem xét cấp bù kịp thời cho các tổ chức sản xuất  - kinh doanh (bằng hình thức ghi thu, ghi chi).

Bộ Tài chính sẽ có văn bản riêng hướng dẫn các tổ chức sản xuất  - kinh doanh hạch toán kế toán các khoản bù giá vào giá thành và phí lưu thông.

C. VỀ NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ BÙ GIÁ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ, ĐẶC KHU.

1/ Lực lượng vũ trang nếu nhận các mặt hàng định lượng ở các đơn bị cấp I (theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã thông báo) thì Ngân sách trung ương cấp bù trực tiếp cho cấp 1 (lương thực, nội thương); nếu nhận ở các đơn vị cấp 2 thì Ngân sách trung ương cấp bù qua Sở Tài chính bằng hình thức "kinh phí uỷ quyền".

2/ Các địa phương bán 6 mặt hàng định lượng theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và bù giá qua ngành hàng thì thực hiện như sau:

a) Đối với tổ chức sản xuất - kinh doanh (kể cả Trung ương và địa phương), phải nộp cho cơ quan tài chính địa phương số tiền bù giá tính vào giá thành, phí lưu thông theo đúng tỷ lệ % trên quỹ lương cơ bản để có nguồn bù cho đơn vị bán hàng, Ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) không cấp bù.

b) Công nhân, viên chức khu vực hành chính - sự nghiệp nếu do địa phương trực tiếp quản lý thì ngân sách địa phương cấp bù; nếu do Trung ương trực tiếp quản lý thì ngân sách Trung ương chuyển "Kinh phí uỷ quyền" về Sở Tài chính để cấp bù.

3) Các địa phương bán theo giá kinh doanh thương nghiệp từ 1 đến 6 mặt hàng bù giá vào lương thì thực hiện như sau:

a) Các tổ chức sản xuất  - kinh doanh (kể cả trung ương và địa phương) phải bằng nguồn trích nộp của mình và nguồn thu chênh lệch giá giữa giá kinh doanh thương nghiệp bù vào lương với giá vốn được tính theo hướng dẫn trên do cơ quan tài chính địa phương cấp (nếu có) để có đủ nguồn kinh phí bảo đảm cho công nhân, viên chức được mua hàng theo định lượng và giá bán tại địa phương do cấp có thẩm quyền quy định.

b) Đối với các đối tượng là công nhân viên chức khu vực hành chính - sự nghiệp (kể cả công nhân, viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động và người làm theo hợp đồng được đãi ngộ như người trong biên chế Nhà nước, trừ những người làm hợp đồng theo việc, theo vụ); lực lượng vũ trang; học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề; thương binh loại 1 và 2, bệnh binh nặng phải nuôi dưỡng và các đối tượng chính sách xã hội khác thì ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phưong) bù khoản chênh lệch giữa gaas kinh doanh thương nghiệp hoặc giá vốn với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước. Trường hợp, nếu giá kinh doanh thương nghiệp tính bù vào lương cao hơn giá vốn, cơ quan tài chính địa phương phải dùng nguồn thu chênh lệch giá do các đơn vị bán hàng (lương thực, nội thương) nộp để bảo đảm cấp bù giá vào lương cho công nhân, viên chức, kể cả trung ương và địa phương quản lý).

D. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH KHOẢN THU CHÊNH LỆCH GIÁ VÀ CHI BÙ GIÁ.

I. Về hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách:

1/ Để theo dõi và quản lý rtiêng khoản thu để chi về bù giá cho các đối tượng của trung ương và địa phương quản lý, sau khi trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước, các Sở Tài chính và Phòng Tài chính các quận, huyện được mở một tài khoản tiêng tại Ngân hàng tỉnh, thành phố và quận, huyện để tập trung các khoản thu chênh lệch giá (trường hợp giá vốn thấp hơn giá bán kinh doanh thương nghiệp bù vào lương) của hàng bán theo định lượng với giá lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và khoản bù giá của các tổ chức sản xuất  - kinh doanh hạch toán vào giá thành và phí lưu thông phải trích nộp cho cơ quan tài chính địa phương.

a) Đối với khoản thu chênh lệch giá (trường hợp giá vốn thấp hơn giá bán kinh doanh thương nghiệp bù vào lương) do các đơn vị kinh doanh thương nghiệp và lương thực nộp:

+ Tài khoản 797.01 đối với các đơn vị do tỉnh, thành phố, đặc khu quản lý nộp.

+ Tài khoản 798.01 đối với các đơn vị thuộc quận, huyện quản lý nộp.

Việc điều hành, sử dụng khoản thu chênh lệch giá nói trên ở địa phương do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định nhằm bảo đảm đủ nguồn cấp bù giá vào lương cho các đối tượng được hưởng trên điạ bàn địa phương.

b) Đối với khoản bù giá hạch toán vào giá thành và phí lưu thông do các tổ chức sản xuất  - kinh doanh trích nộp:

+ Tài khoản 797.02 đối với các đơn vị do tỉnh, thành phố, đặc khu trực tiếp cấp bù (bao gồm cả các xí nghiệp Trung ương).

+ Tài khoản 798.02 đối với các đơn vị do quận, huyện trực tiếp cấp bù.

Bên "Có" của các tài khoản trên ghi tập trung các khoản thu chênh lệch giá giữa giá kinh doanh thương nghiệp bù vào lương với giá vốn của mặt hàng bán theo giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước và khoản bù giá của các tổ chức sản xuất  - kinh doanh hạch toán vào giá thành, phí lưu thông trích nộp.

Bên "Nợ" của các tài khoản trên ghi rõ số tiền đã rút ra đưa vào thu ngân sách để làm nguồn bổ sung cấp bù giá cho các đối tượng của Trung ương và địa phương quản lý như đã nói ở trên.

Các khoản thu trên đây không được sử dụng để chi tiêu cho các nhu cầu khác của ngân sách địa phương.

2/ Để đảm bảo các khoản thu, chi nói trên được phản ánh đầy đủ và thống nhất vào ngân sách Nhà nước nay quy định:

- Khoản thu về chênh lệch giá (giữa giá kinh doanh thương nghiệp bù vào lương và giá vốn) do các đơn vị bán hàng nộp và khoản chi bù giá hạch toán vào giá thành và phí lưu thông do các tổ chức sản xuất  - kinh doanh trích nộp, trước khi sử dụng để cấp bù giá phải lập uỷ nhiệm chi chuyển từ tài khoản 797.01 và 197.02b vào tài khoản 730 "Thu ngân sách tỉnh, thành phố, đặc thu"; từ tài khoản 798.01 và 798.02 vào tài khoản 750 "Thu ngân sách quận, huyện" và hạch toán vào loại XI "Thu chênh lệch giá 6 mặt hàng cung cấp" gồm 2 khoản:

+ Khoản 119 - Thu về khoản bù giá hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

+ Khoản 120 - Thu về chênh lệch giá hàng cung cấp.

- Khoản chi bù giá được hạch toán vào chi ngân sách của tỉnh, thành phố, quận, huyện và hạch toán vào loại XI "Chi bù chênh lệch giá hàng bán cung cấp" , gồm 5 khoản:

+ Khoản 84: Bù chênh lệch giá lương thực

+ Khoản 85: Bù chênh lệch giá thịt lợn

+ Khoản 86: Bù chênh lệch giá các mặt hàng khác

+ Khoản 88: Bù tiền thay hiện vật

+ Khoản 89: Bù giá vào lương

II.  Về quyết toán kinh phí cấp bù giá:

1/ Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu có trách nhiệm tổ chức theo dõi, tổng hợp và phản ánh đầy đủ số thu chênh lệch giá (giữa giá kinh doanh thương nghiệp bù vào lương và giá vốn) và khoản bù giá do các tổ chức sản xuất - kinh doanh trích nộp.

2/ Khoản chi bù giá do các tổ chức sản xuất - kinh doanh trích nộp và các khoản thu chênh lệch giá (do giá kinh doanh thương nghiệp cơ hơn giá vốn...) đã hạch toán vào thu chi ngân sách như đã nói ở trên, các Sở Tài chính phải loại trừ khi quyết toán ngân sách để các khoản thu, chi được phản ánh đúng thực chất.

E.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Những điểm hướng dẫn trong thông tư này được tổ chức thực hiện từ 1/10/1986.

Các Bộ, các ngành và các địa phương cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể hướng dẫn cho các đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện.

Tổng cục Cao su và Liên hiệp xí nghiệp cà phê Việt Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp) nhận ở địa phương các mặt hàng định lượng quy định ở trên (trừ lương thực) theo giá bán quy định tại địa phương. Nếu nhận các mặt hàng bán theo định lượng tại các tổ chức bán buôn trung ương thì các Tổng công ty bán theo giá bán buôn thương nghiệp, ngân sách trung ương cấp bù giá cho Tổng cục Cao su và Liên hiệp xí nghiệp cà phê Việt Nam.

Phương pháp hạch toán, thanh quyết toán khoản chi về bù giá quy định như sau:

- Số tiền bù giá mà các đơn vị sản xuất  - kinh doanh thuộc ngành cao su, cà phê tính vào giá thành sản phẩm và phí lưu thông (theo % định mức trên quỹ lương cơ bản) không phải nộp vào cơ quan tài chính địa phương mà nộp vào tài khoản của Công ty đời sống ngành để lập quỹ tự bù giá.

- Các Công ty đời sống có trách nhiệm cung cấp hàng định lượng đúng đối tượng, đúng định lượng, đúng giá cả do Trung ương quy định. Nếu số thực bù lớn hơn số thực trích thì Bộ Tài chính sẽ xem xét trợ cấp bằng ngân sách Nhà nước.

- Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Tổng cục Cao su, Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tổ chức chỉ đạo, xét duyệt kê khai, cấp phát, hướng dẫn hạch toán, thanh quyết toán tiền chi bù giá 6 mặt hàng định lượng theo đúng chính sách chế độ hiện hành.

Sở Tài chính, Chi cục Thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác định đúng các khoản thu chênh lệch giá và các khoản chi về bù giá do các tổ chức sản xuất  - kinh doanh có trách nhiệm trích nộp để đôn đốc thu nộp kịp thời, đầy đủ các chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hạch toán, báo cáo và quyết toán chi bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước với Bộ Tài chính. Trường hợp địa phương thực hiện bán một giá kinh doanh thương nghiệp và bù giá vào lương thì Uỷ ban Nhân dân lập phương án cụ thể báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Căn cứ vào chủ trương phương án của Uỷ bân Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, các Sở Tài chính phải báo cáo Bộ Tài chính phương án bù giá vào lương cho cán bộ, công nhân viên trên địa bàn (kể cả các đối tượng trung ương và địa phương quản lý) theo đúng các hướng dẫn trong Thông tư này để xác định số kinh phí ngân sách địa phương phải cấp bù và ngân sách trung ương cần chuyển về cho địa phương để cấp bù.

Giám đốc và kế toán trưởng các tổ chức sản xuất  - kinh doanh có trách nhiệm lập báo cáo số lượng công nhân, viên chức và quỹ lương cơ bản gửi cho cơ quan tài chính và Chi cục, Phòng Thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp để có căn cứ kiểm tra, cấp phát kinh phí.

Cán bộ chuyên quản tài chính xí nghiệp có trách nhiệm kiểm tra kế toán về hạch toán tiền lương, giúp các tổ chức sản xuất  - kinh doanh lập kế hoạch bù giá và thực hiện việc cấp phát, thu bù kịp thời cho đơn vị.

Những mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội, những tu liẹu sản xuất  quan trọng và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu Nhà nước chủ trương giữ ổn định giá bán mà phát sinh lỗ không thuộc phạm vi hướng dẫn cuả Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ, các địa phương phản ánh cho Bộ tài chính để nghiên cứu, trao đổi thống nhất với các ngành có liên quan giải quyết kịp thời./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
36-tc-cdkt-1-doc-1818811010937623.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 29/10/1986
Hướng dẫn bù giá 6 mặt hàng bán theo định lượng với giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của nhà nước cho công nhân, viên chức và hạch toán số tiền bù giá vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông
Số kí hiệu 34-TC/TNVT Ngày ban hành 29/10/1986
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 29/10/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Lĩnh vực giá
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

29/10/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 34-TC/TNVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
29/10/1986 Văn bản được ban hành 34-TC/TNVT
29/10/1986 Văn bản có hiệu lực 34-TC/TNVT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh