Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1983

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn bù tiền chênh lệch giá vải

_________________________

 Quyết định số 118-HĐBT ngày 11-10-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định cho phép các tổ chức thương nghiệp bán vải theo giá lẻ ổn định cho các đối tượng được cung cấp. Phần chênh lệch giữa giá cả với giá cung cấp thì Bộ Tài chính cấp bù.

Liên Bộ Tài chính- Nội thương hướng dẫn bù chênh lệch giá vải như sau:

I. Đối tượng được cấp bù:

Đối tượng được bù tiền chênh lệch giá vải là các đối tượng hưởng chế độ cung cấp vải. Các đối tượng này đã được quy định tại các quyết định số 218-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ số 111-HĐBT ngày 13-10-1981; số 105-HĐBT ngày 25-6-1982; số 133 HĐBT ngày 17-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản của Bộ Nội thương hướng dẫn thi hành các quyết định trên. Cụ thể là:

1. Các đối tượng là công nhân, viên chức (bao gồm cả công nhân, viên chức nghỉ hưu, mất sức) học sinh các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và học nghề được cấp phiếu vải 5 mét.

2. Đối tượng là người ăn theo được cấp phiếu vải 4 mét.

3. Các đối tượng thuộc diện chính sách được cấp phiếu vải 5 mét, 4 mét; tem vải 2m2; tem vải 1 mét; một số đối tượng hưởng tiêu chuẩn vải theo giá cung cấp do ngành nội thương phân phối bằng lệnh, cung cấp theo kế hoạch và giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế được cấp phiếu vải 5 mét.

II. Mức bù chênh lệch và căn cứ để bù:

1. Mức bù:

-Đơn giá bù tiền cho loại phiếu vải 5 mét; tem vải 2,2 mét (đối với thương binh cụt chân) và tem vải 1 mét (đối với cán bộ vùng cao) là 57,5đ/m tem phiếu.

-Mức bù:Phiếu 5 mét   = 288đ

               Tem 2,2 mét = 127đ

               Tem 1 mét    = 58đ

-Đơn giá bù tiền cho loại phiếu 4 mét; tem vải 1 mét cho con liệt sĩ không nơi nương tựa (đối tượng này được cấp phiếu vải 4 mét và tem vải 1 mét) là 24đ/mét tem phiếu.

Mức bù: Phiếu 4 mét = 96đ

              Tem 1 mét   = 24đ

2. Căn cứ để bù:

a) Đối tượng có phiếu 5 mét (trừ giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế):

Cơ quan nào quản lý và cấp phát tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, học bổng... thì cơ quan đó căn cứ vào danh sách trả lương, trả trợ cấp, phụ cấp, học bổng (gọi tắt là bảng lương) để bù tiền. Căn cứ bù tiền là tên trong bảng lương cùng với tên trong biểu kê khai và cấp phát phiếu vải. Đối với cán bộ xã, phường cũng áp dụng quy định này.

Trường hợp có tên trong bảng lương, nhưng không có tên trong biểu kê khai và cấp phát phiếu vải thì không được cấp bù chênh lệch giá vải.

Người di chuyển từ nơi công tác cũ đến nơi mới trong năm 1983 phải có xác nhận của cơ quan cũ về việc chưa được cấp bù chênh lệch giá vải mới được xét cấp bù.

b) Đối tượng là người ăn theo có phiếu vải 4 mét:

Để việc cấp bù không trùng lặp, các đối tượng ăn theo được kê khai theo nữ công nhân, viên chức. Nữ công nhân, viên chức (kể cả hưu trí, mất sức) đang lĩnh lương, lĩnh trợ cấp ở cơ quan nào thì kê khai với cơ quan đó có số người ăn theo của gia đình mình đã được cấp phiếu vải 4 mét (biểu số 1) để cơ quan tổng hợp (biểu số 2) và lập dự toán xin ngân sách cấp bù. Người ăn theo thuộc lực lượng vũ trang cũng thực hiện theo nguyên tắc này.

Trường hợp đặc biệt vì lý do nào đó, người ăn theo không thể kê khai theo nữ công nhân, viên chức thì được kê khai theo nam công nhân, viên chức. Nhưng cơ quan quản lý nữ công nhân, viên chức phải xác nhận là chưa kê khai gửi cho cơ quan của nam công nhân, viên chức để tránh kê khai 2 lần. Hoặc, người ăn theo được kê khai theo nam công nhân, viên chức- nếu người vợ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước.

Danh sách người ăn theo phải được cơ quan tổng hợp chung, có con dấu và chữ ký xác nhận của thủ trưởng, kế toán trưởng và công đoàn cơ quan.

Đối với tỉnh, thành phố không dùng tem, phiếu vải thì sổ cung cấp được dùng làm căn cứ để cấp bù.

c) Đối tượng thuộc diện chính sách được cấp phiếu vải 4 mét, tem vải 2,2 mét, tem vải 1 mét và phiếu vải 5 mét.

Căn cứ để cấp bù là danh sách trả trợ cấp của cơ quan thương binh xã hội và danh sách cấp phát tem phiếu vải do cơ quan thương binh xã hội lập.

Riêng loại tem vải 1 mét của cán bộ cùng cao thì, căn cứ để cấp bù là danh sách trả lương và biểu kê khai cấp phát tem vải đã được duyệt trước đây.

Đối với giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế thì do phòng giáo dục, quận, huyện kê khai danh sách cùng với danh sách trong biểu kê khai cấp phát phiếu vải do nơi cấp phát xác nhận để làm căn cứ cấp bù.

Để việc cấp bù tiền không trùng lắp hoặc không có tem, phiếu vải nhưng vẫn được bù tiền, cơ quan cấp bù phải đóng dấu "đã bù tiền" vào cuống phiếu vải 4 mét và phía sau tem vải của đối tượng ăn theo và đối tượng thuộc diện chính sách.

III. Nguồn tiền để bù và hạch toán cấp bù:

1. Đối với công nhân, viên chức, học sinh và đối tượng chính sách:

a) Công nhân, viên chức thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, người về hưu, mất sức và các đối tượng chính sách khác do ngành thương binh xã hội quản lý, nguồn tiền để bù sẽ do ngân sách cấp trong dự toán kinh phí hàng năm, ghi vào tiết u, Mục 3 "phúc lợi tập thể" của các loại, khoản, hạng tương ứng (gọi là khoản phụ cấp "bù giá vải"). Ngân sách cấp nào chi lương, chi trợ cấp... thì ngân sách cấp đó chi bù tiền chênh lệch giá vải.

b) Công nhân, viên chức thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh thì do đơn vị trực tiếp chi tiền bù và được hạch toán vào khoản "chi ngoài giá thành và phí lưu thông"- tiết "chi bù giá vải".

c) Học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề, nguồn tiền để bù là kinh phí đào tạo do ngân sách cấp và ghi vào Mục 25 "phúc lợi cho học sinh và cán bộ đi học".

2. Đối với cán bộ phường, xã, nguồn tiền là do ngân sách chi bổ sung vào khoản trợ cấp cán bộ xã.

3. Đối với người ăn theo và giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế Nhà nước:

Nguồn tiền để bù cho các đối tượng này là khoản chi bù giá được kế hoạch hoá trong cân đối ngân sách và do cơ quan tài chính các cấp bù.

4. Đối với học sinh Lào, Campuchia và các trường trại tập trung đang được cung cấp vải theo kế hoạch bằng lệnh của ngành nội thương thì:

-Khoản chênh lệch giá vải sẽ được cấp bù cùng với học sinh hàng tháng (học sinh Lào, Campuchia). Khoản chi này nằm trong kinh phí viện trợ C, K (chi khác) do ngân sách cấp bổ sung.

-Đối với các trường trại xã hội được cấp vải, ngân sách sẽ cấp thêm kinh phí để mua vải theo giá lẻ Nhà nước.

5. Đối với lực lượng vũ trang (công nhân quốc phòng và sĩ quan trong lực lượng vũ trang): Bộ quốc phòng và Bộ Nội vụ sẽ cùng Bộ Tài chính nghiên cứu để có hướng dẫn riêng.

IV. Thể thức bù tiền:

1. Đối với công nhân, viên chức, việc bù tiền sẽ trả cùng với tiền lương hàng tháng, mỗi tháng 12đ. Riêng năm 1985 sẽ trả tiền bù tháng 11 và tháng 12 năm 1983, mỗi tháng 72đ.

Đối với công nhân, viên chức đã nghỉ hưu, mất sức đang lĩnh phụ cấp theo quý, nếu quý 4/1983 chưa kịp chi trả tiền bù thì sẽ bù trong quý 1/1984 là 144đ.

2. Phiếu vải 4 mét sẽ bù trong 2 năm, mỗi năm bù tiền cho 2 mét phiếu là 48đ.

3. Phiếu vải 5 mét của giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế bù trong 2 năm, mỗi năm bù tiền cho 2m5 là 144đ.

4. Các loại tem vải được bù gọn 1 lần trong năm 1983. Nhưng, nếu năm 1984 có phát sinh thêm người được cấp các loại tem vải thì cũng bù gọn 1 lần trong năm 1984.

V. Quyết toán cấp bù:

Cuối năm, các cơ quan phải báo cáo quyết toán bù giá vải với cơ quan tài chính cùng cấp:

-Các đơn vị hành chính sự nghiệp quyết toán chung trong nội dung chi tiêu hành chính sự nghiệp của đơn vị mình.

-Các đơn vị sản xuất kinh doanh quyết toán cùng với báo cáo quyết toán "các khoản chi ngoài giá thành và phí lưu thông".

VI. Điều khoản thi hành:

Quyết định số 118-HĐBT ngày 11-10-1983 của Hội đồng Bộ trưởng được thi hành từ 01-01-1983 và bỏ khoản phụ cấp phiếu vải 3đ,60 được quy định tại quyết định số 140-TTg ngày 29-12-1969 của Thủ tướng Chính phủ.

Khoản bù giá vải được trả cùng với tiền lương hàng tháng của công nhân, viên chức không được coi là tiền lương để tính các khoản phụ cấp khác.

Địa phương nào đã bù tiền chênh lệch giá vải cho năm 1983 quá mức quy định của thông tư này (144đ và 48đ) thì địa phương đó phải hướng dẫn trừ bớt vào năm 1984.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm 1983. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1983
Hướng dẫn bù tiền chênh lệch giá vải
Số kí hiệu 39-TT/LB Ngày ban hành 18/11/1983
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 01/01/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Công thương Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu Các Bộ, cơ quan ngang bộ Thứ trưởng Ngô Quốc Hạnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 39-TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
18/11/1983 Văn bản được ban hành 39-TT/LB
01/01/1983 Văn bản có hiệu lực 39-TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh