Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/12/1976

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Về việc thu nộp và cấp phát vốn ngân sách Nhà nước bằng tiền Miền Nam

______________________

Để thống nhất quản lý tài chính trong cả nước , Bộ Tài chính đã hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ , các cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ, các cơ quan Đảng và Đoàn thể Trung ương (dưới đây gọi tắt là cơ quan chủ quản)lập kế hoạch thu chi tài vụ và dự toán thu, chi Ngân sách thống nhất quý I/1977 ngày 20/11/76 bao gồm cả phần bằng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (gọi tắt là tiền miền Bắc) và phần bằng tiền Ngân hàng Việt nam (gọi tắt là tiền miền Nam).

Việc thu nộp và cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước bằng tiền miền Bắc lâu nay đã có chế độ , thể lệ, và cũng đã thực hiện tương đối có nề nếp. Trước mắt , cần tổ chức thực hiện những thủ tục, biện pháp thu nộp và cấp phát vốn Ngân sách bằng tiền miền Nam nhằm đảm bảo nhu cầu vốn hoạt động cho các ngành các cấp và thống nhất quản lý tài chính trong cả nước.

Các thể lệ thu nộp và cấp phát vốn Ngân sách quy định trong các văn kiện dưới đây , đã áp dụng ở miền Bắc, nay cũng áp dụng thống nhất ở miền Nam.

- Chế độ thu quốc doanh (Nghị định số 235/CP và 236/CP ngày 4/12/69 và 10/4/70 của Hội đồng Chính phủ).

- Chế độ nộp lợi nhuận và khấu hao cơ bản (Nghị định số 45/CP ngày 25/9/60 của HĐCP).

- Chế độ quản lý tài vụ sự nghiệp kinh tế, văn hóa , xã hội và hành chính (Nghị định số 73/CP và 74/CP ngày 24/12/60 của HĐCP).

- Điều lệ lập và chấp hành Ngân sách Nhà nước (Nghị định só 168/CP ngày 20/10/61 của HĐCP)

- Chỉ thị về việc cấp phát vốn Ngân sách cho các cơ quan đơn vị dự toán (chỉ thị số 32/CT/LB ngày 26/12/62 của Liên Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước).

Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thêm một số điểm chủ yếu để các cơ quan chủ quản, các Sở , Ty tài chính và các cơ quan Ngân hàng Nhà nước thi hành cho thích hợp với tình hình còn lưu hành hai đồng tiền như sau :

I/ Về thu nộp ngân sách Nhà nước

1. Các cơ quan chủ quản căn cứ nhiệm vụ Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt và thu nộp Ngân sách năm do Bộ Tài chính thông báo, mà phân phối , giao nhiệm vụ cho từng đơn vị trực thuộc , có phân tích cụ thể : thu về thuế, thu quốc doanh , lợi nhuận, khấu hao, hoàn vốn, thu sự nghiệp... và gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ quản lý Quỹ Ngân sách Nhà nước) mỗi nơi một bản , ghi rõ từng đơn vị, từng khoản mục (theo mốc mục lục Ngân sách ) và nơi nộp tiền (chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận, huyện hay thị xã...), đồng thời trích sao nhiệm vụ thu của từng  đơn cụ thể, gửi cho Ty, Sở Tài chính và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đơn vị đó nộp tiền để theo dõi, đôn đốc thu nộp và thực hiện ưu tiên thu nộp cho Ngân sách theo đúng chế độ quy định.

2. Các Sở , Ty Tài chính  căn cứ kế hoạch thu nộp Ngân sách địa phương đã đựơc ủy ban nhân dân tỉnh thành phố phê duyệt thông báo nhiệm vụ thu nộp cho các Sở, Ty chủ quản và cũng yêu cầu Sở, Ty chủ quản phân phối, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc như cách làm đối với Ngân sách trung ương đã nói ở trên.

3. Các đơn vị thu nộp phải phấn đấu thực hiện vựơt mức nhiệm vụ thu nộp được giao , theo đúng thời gian quy định trong các chế độ thuế thu quốc doanh , lợi nhuận , khấu hao , thu sự nghiệp... và tuần kỳ nộp đúng nộp đủ cho Ngân sách.

4. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu, quận,huyện hoặc thị xã (bộ phận quản lý quy Ngân sách Nhà nước)  căn cứ các quy định về nguồn thu , chế độ thu , tỷ lệ điều tiết giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách Địa phương, phân chia các số thu , nộp vào cấp Ngân sách được hưởng và báo cáo hàng ngày cho Ngân hàng Nhà nước cấp trên.

5. Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ quản lý quỹ Ngân sách NN) hứơng dẫn và tổ chức việc hạch toán kế toán số thu ở các cấp trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo tổng hợp báo cáo và điện báo kịp thời hàng ngày cho Bộ Tài chính biết kết quả thu Ngân sách trung ương cho Sở , Ty tài chính biết kết quả thu của Ngân sách địa phương.

II- Về cấp phát vốn ngân sách Nhà nước.

Mọi yêu cầu chi bằng tiền mặt miền Nam của các đơn vị trực thuộc các cơ quan chủ quản , đều do cơ quan chủ quản lập dự trù gửi Bộ Tài chính xét duyệt và cấp phát bằng hai hình thức : cấp phát bằng lệnh chi tiền và cấp phát hạn mức kinh phí.

A- Cấp phát bằng lệnh chi tiền :

1. Các khoản sau đây được cấp phát bằng Lệnh chi tiền : vốn lưu động , vốn trợ cấp chênh lệch giá, bù lỗ...

2. Cơ quan chủ quản lập dự trù gửi đến Bộ Tài chính kèm theo tình hình hoạt động kinh tế làm căn cứ cho việc xét duyệt vốn và phân bổ cụ thể cho đơn vị đựơc hưởng , ghi rõ số hiệu tài khoản gửi tiền dự toán thuộc diện NSTW tên chi nhánh NHNN nơi đơn vị giao dịch.

Các cơ quan chủ quản có nhu cầu cấp phát cho các đơn vị trực thuộc tại phía Nam đều phải làm thủ tục xin mở tài khoản 770 "Tiền gửi của các đơn vị dự tán thuộc Ngân sách TWtại NHNNTW (vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước ) để theo dõi số vốn được cấp và quyết toán.

Khi cấp phát vốn, BTC sẽ ra lệnh chi tiền (4 liên gửi tới NHNNTW để ghi cấp vốn chi cơ quan chủ quản : Cơ quan chủ quản làm giấy trích tài khoản , cứ mỗi đơn vị được hưởng kinh phí làm 4 liên gửi đến NHNNTW (Vụ quản lý Quỹ NSNN) để làm thủ tục chuyển tiếp cho đơn vị được hưởng.

Trường hợp cấp bù lỗ cho tổ chức đã hạch toán toàn ngành và đã thực hiện việc điều hòa số lãi của đơn vị này, bù lỗ cho đơn vị khác trong ngành, thì BTC không cấp qua tài khoản nói trên mà sẽ cấp bằng tiền miền Bắc, chuyển vào tài khoản của tổ chức đó mở tại Ngân hàng giao dịch ở miền Bắc.

3. Bộ Tài chính (vụ quản lý tài vụ chuyên ngành) sau khi xét duyệt dự toán kinh phí của cơ quan chủ quản, lập 4 liên thông tri duyệt y dự toán, chuyển đến Vụ quản lý Ngân sách ( Bộ Tài chính ) để cơ quan này đối chiếu với kế hoạch chi bằng tiền miền Nam và khả năng tồn quỹ NSTW bằng tiền miền Nam , nếu đủ điều kiện , sẽ phát hành Lệnh chi tiền gửi cho NHNNTW (Vụ quản lý quỹ NSNN).Để trách nhầm lẫn, tất cả thông tri duyệt y dự toán và lệnh chi tiền đầu phải đống dấu "Tiền miền Nam" và tất cả các cơ quan Tài chính NHNN cũng như cơ quan chủ quản đều phải tổ chức ghi chép kế toán  riêng để không lẫn lộn với phần chi hoặc cấp phát bằng tiền miền Bắc. Sau khi phát hành lệnh chi tiền  Vụ quản lý ngân sách (Bộ Tài chính) ghi số và ngày của Lệnh chi tiền đó trên  4  liên thông tri duyệt y dự toán và xử lý như sau :

- 1 liên lưu Vụ Quản lý Ngân sách.

- 1 liên lưu vụ Quản lý tài vụ chuyên ngành.

- 1 liên gửi cho cơ quan chủ quản để theo dõi và quyết toán.

- 1 liên gửi cho đơn vị được hửơng kinh phí.

Nếu cơ quan chủ quản đề nghị cấp phát cho nhiều đơn vị trực thuộc đóng ở nhiều điạ phương khác nhau thì phải ghi rõ trên dự toán kinh phí và cứ thêm mỗi đơn vị được hưởng. Vụ quản lý tài vụ chuyên ngành trong Bộ Tài chính phải lập thêm một thông tri duyệt dự toán nữa, đảm bảo có đủ liên gửi cho các đơn vị được hưởng.

4. Việc trợ cấp cho Ngân sách các tỉnh, thành phố ở phía nam cũng áp dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền như đã nói ở trên. Căn cứ vào mức trợ cấp cả năm đã được Bộ Tài chính xét duyêt, thông báo đầu năm, và dựa trên cơ sở kế hoạch trợ cấp do các tỉnh, thành phố đề nghị hàng quý có chia ra từng tháng , Vụ quản lý NSĐP (BTC) lập thông tri duyệt y dự toán, theo đúng như đã quy định ở phần trên.

B/ Cấp phát hạn mức kinh phí :

1. Được cấp phát bằng hạn mức kinh phí các khoản : chi về hành chính , sự nghiệp kinh tế, văn hóa , giáo dục , y tế và xã hội.

2. Cơ quan chủ quản căn cứ mức chi bằng tiền miền Nam theo kế hoạch do BTC thông báo và nhu cầu chi hàng quý , lập dự trù hạn mức kinh phí bằng tiền miền Nam gửi Bộ Tài chính. Mỗi cơ quan chủ quản phải mở tài khoản hạn mức kinh phí bằng tiền Ngân sách Nhà nước để ghi nhận hạn mức kinh phí được phê chuẩn. Cơ quan chủ quản căn cứ vào thông báo hạn mức kinh phí được phê chuẩn, lập 5 liên giấy báo phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị trực thuộc gửi đến NHNNTW trên các liên giấy báo phân phối hạn mức kinh phí cũng đều phải đóng dấu "tiền miền nam" để tránh nhầm lẫn. Đồng thời , cơ quan chủ quản phải hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc cũng mở tài khoản như trên ở chi nhánh NHNN nơi đơn vị giao dịch rồi lập bảng kê danh sách các đơn vị trực thuộc cấp 2, cấp 3 đó đóng tại tỉnh , TP phía Nam , số hiệu tài khoản của từng đơn vị, tên chi nhánh NHNN nơi đơn vị giao dịch gửi cho NHNNTW (Vụ quản lý quỹ NSNN) dùng làm cơ sở theo dõi việc phân phối hạn mức của cơ quan chủ quản.

3. Bộ Tài chính trong phạm vi mức chi bằng tiền miền Nam đã thông báo cho cơ quan chủ quản và căn cứ tình hình thực hiện duyệt hạn mức kinh phí và lập thông báo hạn mức kinh phí được phê chuẩn , mỗi quý một lần; trường hợp đặc biệt cũng không quá 2 lần. Trong thông báo hạn mức kinh phí được phê chuẩn , phải ghi rõ tổng số tiền cả quý , có chia ra từng tháng và phải phân tích theo loại, khoản , hạng của mục lục ngân sách và theo 5 mục chủ yếu (lương , phục cấp lương, học bổng , sinh hoạt phí cán bộ đi học và mục khác). Để tránh nhầm lẫn cũng phải đóng dấu "Tiền miền nam" trên các giấy tờ về hạn mức kinh phí , như đối với việc cấp phát bằng lệnh chi tiền đã nói trên.

Thông báo hạn mức kinh phí được lệnh phê chuẩn lập thành 4 liên :

- 1 liên gửi NHNNTW (Vụ quản lý quỹ NSNN)

- 1 liên gửi cơ quan chủ quản

- 1 liên lưu vụ quản lý tài vụ chuyên ngành (BTC)

- 1 liên lưu vụ quản lý NSNN (BTC)

4. Ngân hàng NNTW (Vụ quản lý quỹ NSNN) căn cứ thông báo hạn mức kinh phí được phê chuẩn do BTC gửi đến, tổ chức ghi chép , theo dõi đến từng loại khoản, hạng, mục và đối chiếu với giấy báo phân phối hạn mức do cơ quan chủ quản lập , đảm bảo cho số hạn mức phân phối này không vựơt quá số hạn mức được phê chuẩn đến từng loại, khoản , hạng và 5 mục chủ yếu đã nói trên. NHNNTW (Vụ quản lý quỹ NSNN) phải kịp thời thông báo trực tiếp cho các chi nhánh NHNN các tỉnh , thành phố ở phía Nam số hạn mức kinh phí mà cơ quan chủ quản đã phân phối cho đơn vị trực thuộc đóng ở tỉnh, thành phố đó để NHNNnơi đơn vị giao dịch tổ chức việc cấp phát theo yêu cầu rút tiền của đơn vị tổ chức việc hạch toán kế toán và báo cáo hàng ngày số tiền đã cấp phát lên NHNN cấp trên.

5. Các đơn vị dự toán cấp 2 ở phía nam có nhu cầu phân phối lại kinh phí cho đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc đóng ở các tỉnh, thành phố phía Nam để tránh cho các đơn vị dự toán cấp 2 phải làm giấy báo phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp 3 đóng ở các tỉnh , thành phố phía Nam tạm thời được phép thay mặt đơn vị dự toán cấp 3 rút tiền và chuyển cho đơn vị dự toán cấp 3 số tiền được rút và chuyển cho cấp 3 này phải căn cứ nhu cầu thực tế của đơn vị cấp 3 và khi đơn vị này chi còn thừa phải kịp thời thu hồi để khôi phục hạn mức kinh phí.

Trong trường hợp này , đơn vị dự toán cấp 2 phải tổ chức ghi chép kế toán theo đúng chế độ kế toán đơn vị dự toán ban hành kèm theo quyết định số 03-TC/TDT ngày 30/3/72 của Bộ Tài chính. Còn đơn vị dự toán cấp 3 sẽ kế toán như những đơn vị thanh toán nói trong chế độ đó.

III. Ngân hàng nhà nước hạch toán kế toán và báo cáo thu , chi ngân sách nhà nước.

1. Ngân hàng nhà nước trung ương (Vụ quản lý quỹ NSNN) và số kinh phí được BTC cấp cho các cơ quan chủ quản bao gồm cả cấp phát bằng lệnh chi tiền và hạn mức kinh phí theo đúng chế độ hiện hành.

Kinh phí được cấp bằng lệnh chi sẽ được chuyển trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước trung ương đến Ngân hàng cơ sở mời đơn vị được hưởng mở tài khoản 770 "Tiền gửi của các đơn vị dự toán thuộc NSTW".

Hạn mức kinh phí sẽ được chuyển từ Ngân hàng Nhà nước trung ương và ngân hàng tỉnh hoặc TP để cơ quan này tổ chức hạch tóan. Theo dõi và chuyển tiếp đến Ngân hàng cơ sở nơi đơn vị được hưởng mở tài khoản hạn mức kinh phí.

2. Bộ phận của Vụ quản lý quỹ Ngân sách nhà nước tại Tp.Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tiếp tục hạch toán và lập báo cáo thu chi NSTW tại phía Nam đến hết năm 1976 và hướng dẫn đôn đốc NHNNĐP (các tỉnh , thành phố phía nam) hoàn thành quyết toán thu chi NSNN năm 1975và 1976 bao gồm cả NSTW và NSĐP. Sau đó bộ phận này làm nhiệm vụ kiểm tra giúp đỡ NHNNĐP (các tỉnh , TP phía nam) thực hiện công tác quản lý quỹ NSNN đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách thống nhất trong cả nước.

Trên đây là một số điểm hướng dẫn chủ yếu. Đề nghị các Bộ, ngành phổ biến cho các đơn vị trực thuộc biết các chế độ thể lệ tài chính vè thu, chi ngân sách để thực hiện tốt việc thu nộp và cấp phát bằng tiền mìên Nam.

Nếu gặp khó khăn , đề nghị phản ánh kịp thời cho Liên Bộ Tài chính - NHNNTW để cùng bàn biện pháp giải quyết.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
18tt-lb-doc-2528157672808924.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/12/1976
Về việc thu nộp và cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước bằng tiền miền Nam
Số kí hiệu 18 TT/LB Ngày ban hành 13/12/1976
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 13/12/1976
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Võ Trí Cao Ngân hàng nhà nước Chưa xác định Lê Đức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

13/12/1976

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 18 TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
13/12/1976 Văn bản được ban hành 18 TT/LB
13/12/1976 Văn bản có hiệu lực 18 TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh