Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/10/2017

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2013/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Tchức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:

“3a. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.”

3. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

Quyết định giao quyền phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.”

4. Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 5 như sau:

“5a. Cấp phó của những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được giao quyền thì có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

5. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5a Điều 5 như sau:

“6. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định giao quyền hết thời hạn;

b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;

c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;

d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;

đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;

g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.”

6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:

“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính

Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.”

7. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

8. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 như sau:

“Điều 6a. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính

1. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định;

b) Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.

2. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.

3. Khi phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.

4. Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định về xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.”

9. Bổ sung Điều 6b vào sau Điều 6a như sau:

“Điều 6b. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;

b) Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính;

d) Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới:

a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.”

10. Bổ sung Điều 6c vào sau Điều 6b như sau:

“Điều 6c. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính

Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

11. Bổ sung Điều 6d vào sau Điều 6c như sau:

“Điều 6d. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính

1. Quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định.

2. Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định.

3. Thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì thời hiệu thi hành là 06 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định.”

12. Bổ sung Điều 6đ vào sau Điều 6d như sau:

“Điều 6đ. Trách nhiệm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót

1. Người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót và cơ quan của người đó phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện quyết định gây ra.

2. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải căn cứ vào nội dung, tính chất mức độ sai sót của quyết định và hậu quả do việc thực hiện quyết định đó gây ra đối với cá nhân, tổ chức có liên quan và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó.

3. Việc xem xét trách nhiệm được thực hiện như sau:

a) Cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót;

b) Cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình ban hành, tham mưu ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung có sai sót của quyết định, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; nếu gây thiệt hại thì phải hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:

“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc

Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.”

14. Sửa đổi khoản 4 Điều 7 như sau:

“4. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị c ý ty xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì người có thẩm quyền xử phạt tịch thu và thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ, giy đăng ký hoạt động bị tịch thu biết.”

15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:

“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.”

16. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 10 như sau:

“d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”

17. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tin mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giy tờ đbảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.”

18. Bổ sung điểm c1 vào sau điểm c khoản 2 Điều 11 như sau:

“c1) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);”

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau:

“3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:

a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm tổ chức việc in và quản lý giy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

b) Cơ quan, tổ chức phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính hoặc giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.”

20. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính; trừ giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 3 Điều này.”

21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau

“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép đvi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu

1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.

Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.

3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:

a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyn hợp pháp; giy tờ chứng minh quyn sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyn sở hữu, quyền sử dụng;

b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, slượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.

6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, ktừ ngày thông báo cui cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.”

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Địa điểm tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.”

23. Bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 như sau:

“Điều 12a. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm

“1. Trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.

b) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyn vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó đra quyết định xử phạt.

3. Thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều này.”

24. Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được áp dụng đối với người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng, người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế”.

25. Khoản 1 và khoản 3 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 19. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,

1. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

26. Điểm d khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“d) Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính;”

27. Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 1 Điều 21 như sau:

“g) Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

28. Bổ sung các điểm đ và e vào sau điểm d khoản 2 Điều 21 như sau:

“đ) Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

e) Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phản ánh việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác hoặc có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hp pháp của cá nhân, tổ chức.”

29. Điểm a khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, d khoản 2 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, tiến hành việc kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Tư pháp. Đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ và e khoản 2 Điều này mà có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;”

30. Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 4 Điều 21 như sau:

“a1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 2 Điều này trong phạm vi lĩnh vực quản lý của mình;”

31. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và bổ sung khoản 5 vào Điều 25 như sau:

“Điều 25. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương, lĩnh vực;

b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý; đối tượng vi phạm; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;

c) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số tiền phạt thu được; tổng số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; tổng số quyết định xử phạt; số lượng quyết định xử phạt chưa được thi hành; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số vụ bị cưỡng chế thi hành; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;

d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;

đ) Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.

3. Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại địa phương; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;

b) Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án quyết định;

c) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình;

d) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án quyết định; số lượng hoãn, miễn chấp hành quyết định;

đ) Số lượng đối tượng đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;

e) Số lượng đối tượng đang chấp hành tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;

g) Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.

4. Thời điểm lấy số liệu đối với báo cáo 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm; đối với báo cáo hàng năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng và hàng năm.”

32. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Xây dựng báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tng hp cả số liệu của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bt buộc theo nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.

Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bt buộc theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, d, e và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.”

33. Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm;

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm, để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm.

Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.”

34. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“32. Mu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ vào mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình và quy định việc quản lý và sử dụng các mẫu biên bản, quyết định trong xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, đđáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Mu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu theo quy định.”

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Không áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định này trong trường hợp nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2017.

2. Bãi bỏ điểm g khoản 3 Điều 25 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Bãi bỏ Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định được ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/10/2017
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
Số kí hiệu 97/2017/NĐ-CP Ngày ban hành 18/08/2017
Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 05/10/2017
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tư pháp Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

05/10/2017

Lịch sử hiệu lực:

Nghị định 97/2017/NĐ-CP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
18/08/2017 Văn bản được ban hành 97/2017/NĐ-CP
05/10/2017 Văn bản có hiệu lực 97/2017/NĐ-CP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh