Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/11/1990

THÔNG TƯ

Hướng dẫn khóa sổ thu chi ngân sách năm và quyết toán ngân sách nhà nước năm 1990

___________________________

 Công tác khóa  sổ thu chi ngân sách cuối năm cà lập tổng quyết  toán Ngân sách Nhà nước hàng năm theo chế độ qui định của Nhà nước là việc làm thường xuyên đối với tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cơ qaun hành chính - sự nghiệp, các ngành và các địa phương có thu chi Ngân sách Nhà nước. Sau khi kết thúc một năm thực hiện kế hoạch Nhà nước và nhiệm vụ thu chi Ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện theo đúng quy định tại "Điều lệ lập và chấp hành Ngân sách Nhà nước " ban hành kèm theo Nghị định số 168/CP ngày 20/10/1961 của Hội đồng Chính phủ.

Thực hiện nghiêm chỉnh việc khóa sổ thu, chi ngân sách cuối năm sẽ giúp cho các  ngành, các địa phương và các đơn vị cơ sở lập quyết toán được đầy đủ, chính xác và phản ánh trung thực được kết quả sản xuất - kinh daonh, hoạt động tài chính và thu, chi Ngân sách Nhà nước. Từ đó, đúc kết được những bài học kinh nghiệm về việc lập và chấp hành kế hoạch tài chính và dự toán  thu chi ngân sách của các ngành, địa phương và đơn vị mình để nâng cao chất lượng và trình độ quản lý kinh tế - tài chính và ngân sách cho năm sau.

Trong năm 1990 có những thay đổi trong công tác quản lý tài chính và Ngân sách Nhà nước như: thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước , hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính ; Hội đồng Bộ trưởng quyết định trợ cấp 20% lương cho cán bộ công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng chinh sách xã hội từ 01/9/1990; sửa đổi tỷ lệ điều tiết thuế xuất nhập khẩu phi mậu dịch và giao lại một số chỉ tiêu pháp lệnh về thu chi ngân sách năm 1990 cho một số địa phương; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung mục lục Ngân sách Nhà nước, các quyết định về giá diện, giá dầu hỏa và các hướng dẫn bù giá điện hoặc dầu hỏa thắp sáng cho các đối tượng...

Từ tình hình trên và để khắc phục những khuyết điểm trong công tác khóa sổ và lập quyết toán ngân sách của các năm trước đây, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số công việc cần phải làm dưới đay nhằm nâng cao chất lượng công tác khóa sổ thu, chi ngân sách cuối năm, đảm  bảo số liệu và thời hạn tổng hợp quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 1990.

A. KHÓA SỔ THU CHI NGÂN SÁCH CUỐI NĂM:

Để việc lập báo cáo quyết toán năm được đầy đủ, trung thực, chính xác, trước hết phải làm tốt công tác khóa sổ kế toán, lập bảng cân đối tài khoản và bảng tổng kết tài sản cuối năm. Việc khóa sổ kế toán thu, chi Ngân sách Nhà nước  cuối năm trước khi lên quyết toán, phải tiến hành trong 2 giai đoạn sau đây:

1. Thời gian chuẩn bih kết thúc năm kế hoạch ngân sáh:

Thời gian chuẩn bị kết thúc năm kế hoạch bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12/1990. Thời gian này là thời gian ngân sách các cấp năm (vào cuối ngày 31/12/1990).

2. Thời  gian chỉn lý quyết toán:

Theo điều lệ của chế độ kế toán Ngân sách Nhà nước hiện hành, thời gian chỉnh lý quyết toán được quy định như sau:

- Hét tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

- Hết tháng 02 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh, thành p[hố và đặc khu trực thuộc Trung ương.

- Hết tháng 3 năm sau đối  với ngân sách trung ương.

I. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LƯU Ý GIẢI QUYẾT TRONG THỜI GIAN CHUẨN BỊ KẾ THÚC NĂM NGÂN SÁCH:

Những công việc cụ thể cần phải làm của các đơn vị dự toán các tổ chức kinh tế và   cơ quan tài chính các cấp trong thời gian chuẩn bị kết thúc năm kế hoạch ngân sách:

1. Các Bộ, các ngành, các tổ chức kinh tế và cơ qaun tài chính các cấp cần sơ bộ đánh giá lại tình hình và khả năng thực hiện kế hoạch thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 1990; để có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, xí nghiệp thuộc Bộ, ngành và địa phương mình thu nộp kịp thời, đầy đủ các khoản thu phát sinh vào Ngân sách Nhà nước, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước năm 1990 đã được Hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, kiên quyết không để các đơn vị, xí nghiệp chiếm dụng nguồn thu của Ngân sách Nhà nước để bổ sung vốn sản xuất - kinh doanh, chi đầu tư XDCB ngoài kế hoạch, trả nợ Ngân hàng hoặc cho vay lấy lãi và chi tiêu sai nguyên tắc, chế độ của Nhà nước quy định.

- Đối với những khoản đã thu nhưng chưa nộp, cơ quan tài chính cần phải kiển tra, đôn đốc để nộp hết vào ngân sách. Các đơn vị thuộc ngành Hải quan, ngành Thuế Nhà nướoc. công ty SXKD của các địa phương, Ban công tác đặc nhiệm Trung ương và các đội đặc nhiệm địa phương không được giữ lại số thu và số phải nộp cho ngân sách ở quỹ của các đơn vị; Nghiêm cấm mọi việc xâm tiêu, chiếm dụng số thu của Ngân sách Nhà nước.

- Đối với những khoản thu đã nộp vào ngân sách thì cần tổ   chức đối chiếu với Kho bạc Nhà nước nơi quan hệ giao dịch hàng ngày để  đảm bảo khớp đúng vè tổng số và hạch toán cụ thể theo chương, loại, khoản, hạng mục của mục lục Ngân sách Nhà nước và đúng tỷ lệ điều tiết các khoản thu quy định cho mỗi cấp ngân sách được hưởng. Nếu có sai sót thì cần phối hợp và thống nhất với Kho bạc Nhà nước điều chỉnh kịp thời.

2. Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ:

Tùy từng trường hợp cụ thể mà xem xét giải quyết: hoặc  thoái trả cho  cơ quan, đơn vị, đương sự (cá nhân, tập thể) nếu xét thấy được hưởng khoản thu đó là đúng; hoặc chuyển nộp vào khỏan thu khác tong Ngân sách Nhà nước để quyết toán. Không để một khoản tạm thu, tạm giữ nào trên sổ sách  kế toán, trong tài khoản tiền gửi hoặc trong quỹ tiền mặt của đơn vị đến 31/12/1990.

3. Về việc chi tiêu cuối năm:

a. Các  cơ quan, đơn vị sự toán phải thường xuyên theo dõi và nắm chắc số dư hạn mức kinh phí, số dư tài khoản tiền gửi dự toán để chủ động phát hành hoặc đình chỉ phát hành "séc" và các chứng từ thanh toán khác, tránh tình  trạng phát hành "séc", ủy nhiệm chi ... quá số dư kinh phí còn lại tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hàng ngày.

b. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp không chịu trách nhiệm giải quyết những trường hợp "séc" để phát hành quá thời hạn hoặc các chứng từ chuyển tiền quá số dư hạn mức kinh phí, số dư tài khoản tiền gửi.

Để đảm bảo cho "séc" phát hành và các chứng từ thanh toán có đủ thời gian quay trỏe lại Kho bạc Nhà nước nơi lưu ký tài khoản kinh phí của đơn vị trước ngày 31/12/1990; tất cả các đơn vị dự toán thuộc Trung ương và địa phương quản lý phải bố trí  kế hoạch chi tiêu để chủ động đình chỉ việc phát hành "séc" và các chứng từ thanh toán chậm nhất là 20/12/90.

c. Đối với cơ quan tài chính địa phương các cấp, trong những ngày cuối năm phải phối hợp chạt chẽ với Kho bạc Nhà nước  đồng cấp để nắm chắc tình hình thu, chi và tồn quỹ ngân sách hàng ngày để bảo đảm cấp phát kịp thời các nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch được duyệt cho các ngành, các đơn vị.

d. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp phối hợp chặt  chẽ tăng cường kiểm tra, kiểm  soát để  ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường  hợp chi chạy vốn, kinh phí ngân sách cuối năm dưới các hình thức tạm ứng tiền mua vật tư, hàng hóa, thanh toán tiền nghiên cứu  các đề tài khoa học ... ngoài kế hoạch hoặc không có hợp đồng kinh tế.

4. Đối với các khoản chi đã thực hiện trong năm 1990 nhưng chưa được thanh toán như: tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tạm ứng chi hành chính  - sự nghiệp ..., sau khi kiểm tra, nếu có các thủ tục đầy đủ, hợp lệ, đúng nguyên tắc chế độ quy định của Nhà nước thì cần làm các thủ tục cần thiết thanh toán ngày  để tổng hợp vào quyết toán chi, bảo đảm không bỏ sót một khoản chi nào không quyết toán.

5. Đối với các khoản cho vay, đi vay, các khoản phải thu, phải trả   giữa các cấp ngân sách và giữa các cơ quan, đơn vị với nhau:

- Cần có biện pháp tích  cực thu hồi hoặc thanh toán dứt điểm để có thể tất toán được các tài khoản này trước khi  khóa sổ kế toán cuối năm, tránh tình trạng để nợ nần dâydưa kép dài sang năm sau, vừa phải tiếp tuc mở sổ sách theo dõi, vừa dễ xẩy ra tình trạng nợ nần chiếm dụng vốn lẫn nhau, khê đọng không đòi được, gây khó khăn cho việc khóa sổ và quyết toán ngân sách.

- Hết sức hạn chế các khoản chi tạm ứng, cho vay trong tháng 12/1990; nếu xét thấy các khoản đã tạm ứng hoặc cho vay trước đây không chuyển sang chi chính thức được và cũng không có khả năng thanh toán hoàn trả trước ngày 31/12/1990  thì trong trường hợp thật cần thiết, có thể lấy kinh phí hoặc nguồn vốn năm sau (đã được cấp trước) của đơn vị hoặc nguồn vốn của ngân sách năm sau để giải quyết tạm ứng, cho vay của năm trước.

6. Các khoản trợ cấp của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và việc xác định số kết dư, xác lập quỹ dự trữ tài chính của từng cấp ngân  sách (nếu có) cần được tổ chức đối chiếu cho khớp đúng giữa các cấp ngân sách để việc ghi chép trên sổ kế toán và phản ảnh trên báo cáo quyết toán của mỗi cấp ngân sách được khớp đúng.

7. Thời hạn chuyển kinh phí:

Bộ Tài chính quy định thời hạn cuối cùng để giải quyết việc phê chuẩn hạn mwúc kinh phí, cấp lệnh chi tiêu và Cục Kho bạc Nhà nước chuyển thông báo, giấy báo phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị dự toán trung  ương và chuyển các khoản cấp phát bằng lệnh chi tiền cho các đơn vị, các khoản trợ cấp, kinh phí  ủy quyền của ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh,  thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương như sau:

a. Đối với ngân sách Trung ương:

- Trước cuối giờ làm việc ngày 18/12/1990:  đối với các đơn vị dự toán Trung ương và ngân sách địa phưong tại các tỉnh: Cao bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên Huế trở vào.

- Trước cuối giờ làm việc ngày 20/12/1990: đối với các đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài  thời gian quy định nói trên, các đơn vị dự toán và các Sở Tài chính tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương muốn chuyển giấy báo phân phối hạn mức hoặc kinh phí về các địa phương bằng hình thức "cầm tay" liên   hàng đi thì bàn bạc cụ thể với Cục Kho bạc Nhà nước để giải quyết.

Các đơn vị dự toán cấp I Trung ương căn cứ vào thời hạn quy định trên đây để có kế hoạch phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm kịp thời gian sử dụng được kinh phí trong năm 1990.

b. Đối với ngân sách địa phương:

Tùy tình hình thực tế của từng địa phương, Sở Tài chính các tỉnh, thanh phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cùng  với Chi cục Kho bạc Nhà nước để quy định thời hạn cuối cùng giải quyết việc phê chuẩn, phân phối hạn mức cấp phát bằng lệnh chi tiền và chuyển kinh phí của ngân sách địa phương cho các đơn vị, cho ngân sách câp dưới (quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).

8. Việc sử dụng vốn và kinh phí ngân sách cấp phát:

a. Nghiêm cấm các đơn vị dự toán các cấp thuộc Trung ương và địa phương quản lý rút kinh phí từ tài khoản hạn mức kinh phí chuyển vào tài khoản tiền gửi dự toán; không được dùng hạn mức kinh phí từ loại, khoản, hạng, mục này để chi cho loại, khoản, hạng, mục khác.

b. Số dư hạn mức kinh phí của các đơn vị dự toán thuộc Trung ương và địa phương quản lý còn lại đến cuối ngày 31/12, sẽ huy bỏ, không được chuyển sang năm sau đẻ chi tiêu.

c. Tất cả các khoản kinh phí ủy quyền của Trung ương chuyển về cho ngân sách địa phương, đến 31/12 không sử dụng hết thì chi cục Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, đặc khu trích chuyển về Cục Kho bạc Nhà nước (kèm theo bảng kê số tiền của từng loại kinh phí ủy quyền ngân sách Trung ương chuyển về, số tiền đã sử dụng và tiền còn lại đến 31/12).

d. Các khoản kinh phí sau đây được chuyển sang năm sau để sử dung tiếp:

- Số dư hạn mức kinh phí và số dư tài khoản tiền gửi của các đơn vị quốc phòng - an ninh, đến cuối ngày 31/12/1990 chưa chi hết thì được phép chuyển sang năm sau để sử dung. Đề nghị Cục tài vụ Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể cho các đơn vị trực thuộc thực hiện.

- Hạn mức kinh phí về tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp, trợ cáp của cán bộ công nhân viên các cơ quan, đơn vị dự toán Trung ương và địa phương, nếu do khó khăn về tiền mặt, đơn vị nào chưa chi trả được trước ngày 31/12/1990 thì được phép chuyển từ tài khoản hạn mức kinh phí (các mục trên) vào tài khoản riêng theo quy định của Kho bạc Nhà nước để đầu năm đơn vị rút ra chi trả tiếp cho các đối tượng.

- Kinh phí chống xuống cấp của 5 bệnh viện thuộc Bộ Y tế (Bạch Mai, Việt Đức, Việt Xô, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em sơ sinh, Bệnh viện Thống nhất).

9. Trích nộp và xét duyệt chuyển số dư tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán.

a. Các đơn vị dự toán các cấp phải tiến hành đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi đơn vị mình với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hàng ngày, làm thủ tục nộp hết vào Ngân sách cấp thừa; các khoản thu của ngân sách chưa nộp trước ngày 31/12. Số dư tài khoản tiền gửi dự toán còn lại nếu muốn chuyển sang năm sau để sử dụng (kinh phí được ngân sách cấp trước cho năm sau, các khoản tiền không thuộc nguồn vốn của ngân sáhc và những đơn vị quy định tại điểm 8d nêu trên , đơn vị làm công văn kèm theo bảng kê có xác nhân của Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản về số dư tồn khoản, trực tiếp đến cơ quan tài chính để làm thủ tục chuyển   số dư sang năm sau, thời gian từ ngày 26/12/1990 đén cuối giờ làm việc ngày 31/12/1990.

b. Việc xét duyệt số dư tài khoản tiên gửi dự toán của đơn vị được quy định  như sau:

         - Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước ) duyệt cho các đơn vị dự toán trung ương đóng trên địa bàn Hà nội.

- Sở Tài chính tỉnh, thành phố, đặc khu duyệt và được Bộ Tài chính ủy nhiệm duyệt cho các đơn vị dự toán Trung ương đóng trên địa bàn (trừ thành phố Hà nội).

- Phòng tài chính quận, huyện và cấp tương đương duyệt cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách  quận, huyện và cấp tương đương quản lý.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chỉ cho chuyển sang năm sau những khoản tiền đã được cơ quan tài chính xét  duyệt. Các khoản tiền đơn vị không kê khai, đối với chiếu xác nhận và không được cơ quan tài chính xét duyệt cho chuyển sng năm sau thì đến cuối ngày làm việc 31/12 Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích chuyển nộp vào ngân sách các cấp (đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp nào thì nộp ngân sách cấp đó).

Cần lưu ý là sau khi đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tiên  gửi đến ngày 26/12/1990 và làm các thủ tục như đã hướng dẫn tên, các đơn vị vẫn phải thương xuyên liên hệ với Kho bạc Nhà nước nơi lưu ký tìa khoản tiên gửi để nắm được kịp thời số phát sinh tiếp ở tài khoản này từ ngày 27 đến  ngày 31 tháng 12 năm 1990; đồng thời cơ quan Kho bạc Nhà nước phải thông báo  kịp thời  để các đơn vị có ý kiến đề nghị cơ quan tài chính xem xét giải quyết tiếp, trước khi Kho bạc Nhà nước cắt tồn khoản nộp vào ngân sách cuối ngày 31 tháng 12.

10. Tồn quỹ tiền mặt cuối năm của các đơn vị:

Phải tiến hành phân tích từng nguồn cốn tiền mặt hiện có  tại quỹ của đơn vị để xử lý: Nếu có khoản tiền mặt thuộc kinh phí ngân sách cấp phát không chi hết, các khoản thu ngân sách nhưng chưa nộp ... thì phải làm thủ tục nộp hết vào Ngân sách Nhà nước; Nếu có các khoản tiền vay, tạm gữi ... phải xuất trả cho các đơn vị, tạo điều kiện cho việc khóa sổ sách của bản than đơn vị mình và các đơn vị bạn làm được nhanh, gọn và đầy đủ, bảo đảm đúng chế độ quản lý tài chính.

11. Xử lý các khoản thu, chi có liên quan đến ngân sách năm trước và năm sau:

a. Từ năm 1990 trở đị, các khoản thu thuế nông nghiệp bằng tiền và các loại hiện vật quy thóc được thanh toán nộp vào  ngân sách năm nào (điều tiết vào từng cấp ngân sách theo đúng tỷ lệ quy định) thì thu vào niên độ ngân sách năm đó (thực hiện theo đúng công văn số 1238 TC/TNN ngày 22/8/1990 và số 1513 TC/TCT ngày 2/10/1990 của Bộ Tài chính huwóng dẫn). Số kết dư ngân sách của địa phương để sử dụng chi tiêu ngày từ đầu năm sau.

b. Ngân sách một số địa phương do có khó khăn phải tạm vay quỹ dự trữ tài chính của địa phương để chi tiêu, nếu cuối năm 1990 không có khả năng hoàn trả thì Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh, thành phố, đặc khu cho phép điều chỉnh số tiền vay quỹ dự trữ và  đưa vào thu ngân sách địa phương năm 1990.

c. Để phản ảnh đúng thực chất cân đối thu chi ngân sách 1990 của các địa phương, trường hợp một số địa phương vay cốn của Ngân hàng hoặc tạm ứng của Kho bạc Nhà nước để chi xây dựng cơ bản hoặc  chi hành chính sự nhiệp mà đến ngày 31/12/1990 đã trả hết số nợ tiền tạm ứng, tiền vay thì hạch toán và quyết toán các khoản chi nói trên vào chi ngân sách địa phương năm 1990; còn trường hợp sang năm 1991 mới sử dụng nguồn thu của ngân  sách địa phương để trả nợ tiền tạm ứng, tiền vay thì sẽ quyết toán vào chi ngân sách năm 1991 khoản chi có liên quan đến sử dụng bằng nguồn tiên vay. (Riêng số tạm ứng của Kho bạc Nhà nước thì có thể thực hiện tạm ứng mới cho 1991 để trả nợ cũ 1990).

12. Thời hạn khóa sổ thu, chi ngân sách cuối năm:

Việc khóa sổ thu chi Ngân sách Nhà nước cuối năm tại cơ  quan Kho bạc Nhà nước thống nhất quy định như sau:

a. Tại chi nhánh Kho bạc Nhà nước quận, huyện  và cấp tương đương, thời hạn khóa sổ thu chi ngân sách các cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quân, huyện) trên địa bàn tiến hành vào cuối ngày làm việc 31/12 hàng năm.

b. Tại Cụ Kho bạc Nhà nước: thời hạn cuối cùng  khóa sổ thu chi ngân sách Trung ương vào  cuối ngày  làm việc 15/01 năm sau.

13. Điện báo thu chi ngân sách các cấp và chuyển vốn ngân sách lêm Kho bạc Nhà nước cấp trên:

a. Sau khi khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm, lên bảng cân đối tài  khoản, việc điện báo kết quả thu, chi, tồn quỹ ngân sách các cấp của ngày 31/12, ngày 32, 33, v.v.... thực hiện như sau:

- Các chi nhánh Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh điện về Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố và gửi cho cơ quan tài chính quận huyện.

- Chi Cục Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố tổng hợp kết quả thu chi và tồn quỹ của các cấp ngân sách, điện về Cục Kho bạc Nhà nước, đồng gửi cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố.

- Cục Kho bạc Nhà nước tổng hợp kết quả thu chi và tồn quỹ ngân sách các cấp trong cả nước, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính  và gửi Vụ Ngân sách Nhà nước.

Nội dung điện báo do Cục Kho bạc Nhà nước hướng dẫn và quy định cụ thể.

b. Chuyển vốn  ngân sách:

Sau khi khóa sổ cuối năm và điện báo kết quả thu chi; tồn quỹ ngân sách, các Chi nhánh, Chi Cục Kho bạc Nhà nước làm  thủ tục chuyển ngay các loại vốn ngân sách sau đây về Kho bạc Nhà nước cấp trên do Cục Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cụ thể theo quy định sau đâu:

- Các Chi nhánh  Kho bạc Nhà nước chuyển về Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.

+ Chênh lệch giữa số thu lớn hơn so với số chi về hạn mức kinh phí của Ngân sách Trung ương, Ngân sách cấp tỉnh, thành phố phát sinh trên địa bàn quận, huyện đến 31/12.

+ Các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ương có và ngân    sách tỉnh, thành  phố chuyển về cho quận huyện, 31/12 còn thừa, không chi hết.

+ Kinh phí của ngân sách Trung ương và ngân  sách tỉnh, thành phố do Cục và Chi cục Kho bạc Nhà nước  chuyển về để có nguồn chi cho các đơn vị dự toán Trung ương và địa phương về hạn kinh phí đến 31/12 còn thừa.

- Các Chi cục Kho bạc Nhà nước, sau khi nhận được các  khoản vốn ngân sách nói trên, phải thông báo kịp thời chi Sở Tài chính biết để xem xét trong thời gian từ  01-05/01/1991 có thể cấp phát tiếp một số khoản chi theo kế hoạch năm 1990, chủ yếu là chi đầu  tư xây dựng cơ bản, tuyệt đối các địa phương không được chi tiếp về hành chính - sự nghiệp năm 1990. Đồng thời làm  thủ tục chuyển về Cục Kho bạc Nhà nước các khoản vốn sau đây của ngân sách Trung ương:

+ Số   thu ngân sách Trung ương theo tỷ lệ điều tiết đã quy định lớn hơn số chi của ngân sách Trung ương trên địa bàn tỉnh, thành phố (chênh lệch thu lớn hơn chi chưa chuyển hết).

+ Các  khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ương  chuyển về địa phương trong năm 1990 còn thừa không chi hết.

+ Kinh phí do Kho bạc Nhà nước chuyển về cho Chi cục Kho bạc  để chi cho các đơn vị dự toán Trung ương đến 31/12 còn  thừa không chi hết.

Như vây, sau khi kết thúc niên độ ngân sách năm 1990, tồn quỹ của ngân sách cấp nào thì tập trung đầy đủ vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đông cấp (kể cả ở Tiểu khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại  Ngân hàng và tiền mạwt tại quỹ Kho bạc Nhà nước ); Nghiêm   cấm các Chi nhánh và Chi cục Kho bạc Nhà nước giữ các nguồn vốn và kinh phí năm 1990 của ngân sách cấp trên để chi cho năm 1991.

Việc sử dụng tồn quỹ của ngân sách Trung ương năm 1990 từ ngày 01 đến 05/01/1991 do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

II. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LƯU Ý GIẢI QUYẾT TRONG THỜI GIAN CHỈNH LÝ QUYẾT TOÁN:

Thời gian chỉnh lý quyết     toán là thời gian đã chấm dứt việc thực hiện thu, chi ngân sách và đã sơ bộ khóa sổ sách cuối năm.

 Trong thời gian này, những công việc cần làm là tiếp tục đối chiếu, tiến hành điều chỉnh cc số liệu thu chi ngân sách cho khớp đúng, bảo đảm việc khóa sổ chính  thức và lập tổng quyết toán năm được chính xác. Ngoài  ra, cồn phải tiếp tục giải quyết nốt những công việc còn lại chưa giải quyết xong trong tháng 12/1990 như:

1. Tiếp tục điều chỉnh số thu ngân sách theo đúng tỷ lệ điều tiết quy định giữa các cấp ngân sách và ghi chép, hạch  toán  thu, chi Ngân sách theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục của  Mục lục Ngân sách Nhà nước quy đinh.

2. Đôn đốc nộp hết các khoản kinh phí thừa vào ngân sách, bảo đảm số kinh phí đã cấp phát là số đã thực chi và sẽ tổng hợp vào quyết toán năm của đơn vị, địa phương. Số kinh phí thừa này thường đọng lại ở 2 khâu:

- Nguồn tiền mặt ở quỹ của đơn vị.

- Nguồn vật liệu, vật tư hàng hóa, vật rẻ tìền mau hỏng, văn phòng phẩm ... còn để trong kho chưa xuất ra sử dụng.

Nếu kinh phí thừa còn giữ ở quỹ  đơn vị thì làm thủ tục nộp hết vào ngân sách như đã hướng dẫn trên.

Nếu kinh phí thừa thể hiện bằng hiện vật ở kho thì phải dùng kinh phí của năm sau (1991) để hoàn lại kinh phí năm trước và nộp giảm cấp phát cho kinh phí năm 1990.

3. Tiếp tục thanh toán các khoản tạm ứng, cho vay, đi vay, các khoản phải  thu, phải trả   giữa các đơn vị và các cấp ngân sách.

- Tất cả những công việc cần phải làm đã  hướng dẫn trên đây nhằm làm cho   số liệu hạch toán trong sổ  kế toán của đơn vị duẹ toán, của cơ quan tài chính các cấp được tổng hợp lại để rút ra số dư Nợ của tài khoản chi ngân sách và số dư Có cảu tài khoản kinh phí được cấp phát trong 1 năm để chuyển tiêu cho nhau, và sổ kế toán của các cấp ngân sách chỉ còn số dư Có    của tài khoản thu ngân sách và số dư Nợ của tài khoản chi ngân sách đê rút ra  số  kết dư ngân sách năm 1990 được khớp đúng và chính  xác.

B.LẬP QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 1990:

Trước khi lập quyết toán cần chú  ý làm tốt công tác sau đây:

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1505122152095_107685953743_57 TC.NSNN.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/11/1990
Hướng dẫn khóa sổ thu chi ngân sách năm và quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 1990
Số kí hiệu 57 TC/NSNN Ngày ban hành 26/11/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 26/11/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Hoàng Quy
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

26/11/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 57 TC/NSNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
26/11/1990 Văn bản được ban hành 57 TC/NSNN
26/11/1990 Văn bản có hiệu lực 57 TC/NSNN
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 57 TC/NSNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh