Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 31/07/1992

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/89 và Nghị định số 19/HĐBT ngày 17/1/1992 của HĐBT về việc giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp

_______________________

 Thi hành Điều 8 Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/1989 và Nghị định số 19/HĐBT ngày 17/1/1992 của HĐBT về việc giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp; Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau :

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XÉT

GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ NÔNG NGHIỆP

1/ Đối tượng được xét giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp

Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp, đứng tên trong sổ thuế (gọi  chung là hộ nộp thuế) và là 1 hộ nộp thuế đều là đối tượng được xét duyệt giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp bao gồm :

+ Các hộ nông dân cá thể, các nông trường, trạm trại quốc doanh, các cơ sở sản xuất-kinh doanh khác, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị  lực lượng vũ trang . . .

+ Các hộ gia đình xã viên hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp được giao quyền sử dụng đất (trực tiếp nhận đất giao khoán của các HTX và TĐSX nông nghiệp), trực tiếp  nộp thuế cho Nhà nước hoặc nộp thuế thông qua HTX và TĐSX nông nghiệp (gọi chung là Hợp tác xã) đều là một hộ nộp thuế và được xét giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp, các HTX sản xuất nông nghiệp còn sử dụng đất vào mục đích chung.

2/ Các trường hợp được xét giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp :

a. Đối với đất trồng cây hàng năm thực hiện phân hạng đất tính thuế, do thiên tai địch hoạ làm mùa màng bị thiệt hại nặng như : bão, lụt, lũ, úng, hạn hán, sâu bệnh, rét kéo dài v.v . . . phá hoại mùa màng mà sức người không khắc phục được, làm giảm sản lượng thu hoạch thực tế so với sản lượng tính thuế tính trên toàn bộ đất chịu thuế của hộ nộp thuế từ 15% đến 55% được giảm thuế; thiệt hại trên 55% được miễn thuế.

b. Đất trồng cây lâu năm, đất  trồng cây công nghiệp ngắn ngày, mặt nước dùng vào nuôi trồng thuỷ sản được phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm, thuế thu theo định suất thuế cây hàng năm;  Nếu trong năm bị thiên tai xảy ra làm mùa màng bị thiệt hại cũng được xét giảm thuế, miễn thuế như đất trồng cây hàng năm.

c. Do tổ chức lại sản xuất hoặc thay đổi quy hoạch và phương án kinh tế - kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (các Bộ, Tổng cục xét duyệt đối với các đơn vị do Trung ương quản lý, Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố xét duyệt đối với các đơn vị do Địa phương quản lý); làm giảm sản lượng thu hoạch thực tế so với sản lượng tính thuế từ 15% trở lên. Cách tính giảm thuế, miễn thuế như đối với các trường hợp bị thiên tại, địch hoạ.

d. Các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách : miễn thuế trên diện tích giao cho bản thân thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1, bố mẹ, vợ liệt sĩ cô đơn già yếu.

e. Trường hợp hộ nộp thuế có nhiều khó khăn :

- Người già yếu cô đơn, ốm đau, tai nạn bất ngờ thuộc các đối tượng gia đình thương binh, liệt sĩ. . .

- Gia đình nông dân nghèo có công với cách mạng, gia đình nông dân nghèo thuộc các dân tộc ít người, gia đình nông dân nghèo ở các vùng căn cứ kháng chiến cũ được UBND Xã, Phường xác nhận và UBND Huyện xét duyệt.

g. Đối với đất khai hoang phục hoá.

+ Đất khai hoang nguyên là đất từ xưa chưa có ai khai phá, sử dụng; Nay khai phá để sản xuất, phải bỏ nhiều công sức và chi phí.

+ Đất phục hoá : nguyên là đất trước đây đã từng là đất nông nghiệp, nhưng vì lý do nào đó bỏ không sản xuất một vài năm, nay khai thác trở lại, chi phí và công sức không nhiều như đất khai hoang.

+ Những loại đất sau đây không coi là đất khai hoang, phục hoá: đất nương rẫy; đất sản xuất 1 số vụ rồi bỏ hoá 1 số vụ, sau quay trở lại sản xuất; đất bồi ven sông, biển  có thể sản xuất được ngay như đất thuộc; Mặt nước bỏ hoang nhưng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản được ngay.

Để khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cho chủ đầu tư khai hoang nhanh chóng thu hồi vốn, Nhà nước thực hiện miễn thuế cho đất khai hoang đất phục hoá dùng vào sản xuất nông nghiệp; Thời hạn được miễn thuế tính từ vụ thu hoạch đầu tiên như sau :

- Đối với đất khai hoang.

+ Đất khai hoang dùng vào trồng cây hàng năm : 3 năm

Riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy ven biển : 5 năm

+ Đất khai hoang dùng vào trồng cây lâu năm (trừ đất trồng cây lấy gỗ): 3 năm tính từ năm kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản theo thực tế từng loại cây trồng ở Địa phương và do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố quy định theo đề nghị của cơ quan thuế.

- Đối với đất phục hoá :

+ Đất trồng cây hàng năm : 1 năm, riêng đối với đất vườn miền núi, đầm lầy và ven biển : 3 năm.

+ Đất trồng cây lâu năm kể cả trồng lại mới (trừ đất trồng cây lấy gỗ): 2 năm tính từ năm kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản.

Hộ sử dụng đất khai hoang, phục hoá vào sản xuất nông  nghiệp phải khai báo năm sản xuất, thời kỳ xây dựng cơ bản (đối với trồng cây lâu năm) với cơ quan thuế, có xác nhận của ngành nông nghiệp và ngành quản lý ruộng đất để làm căn cứ xem xét việc miễn thuế nông nghiệp. Hộ nào không khai báo thì không được xét miễn thuế theo quy định này.

Các nông trường, trạm trại quốc doanh sử dụng đất khai hoang, phục hoá bằng vốn khai hoang do Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ NSNN theo quy định tại điểm 2 mục I Công văn số 144 TC/TCT ngày 27/1/1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ thu trên vốn NSNN đối với các đơn vị Nông Lâm nghiệp quốc doanh thì không được miễn thuế theo quy định trên đây. Nếu dùng vốn tín dụng và các nguồn vốn khác để khai hoang, phục hoá cũng được miễn thuế theo quy định trên đây.

4/ Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện tính thuế theo sản lượng thu hoạch thực tế hàng năm; khi bị thiên tai, địch hoạ làm mùa màng bị thiệt hại trên 30% đến 70% so với sản lượng tính thuế đầu năm khi lập sổ thuế, thì được xét điều chỉnh thuế ghi thu trên sổ bộ thuế theo sản lượng thực tế; thiệt hại trên 70% thì được miễn thuế.

II- VIỆC XÉT VÀ QUYẾT ĐỊNH GIẢM THUẾ,

MIỄN THUẾ NÔNG NGHIỆP THEO VỤ

1/ Trong năm thuế, nếu vụ đầu thu hoạch mà thiên tai địch hoạ làm mùa màng thiệt hại từ 15% đến 30% so sản lượng tính thuế của vụ thì cuối năm mới xem xét thực hiện giảm miễn chung cả năm.

2/ Địa phương nào xác định được diện tích, sản lượng chịu thuế và thuế ghi thu theo vụ ngay từ đầu năm khi lập sổ thuế, thì xét và quyết định giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp do thiên tai địch hoạ làm mùa màng bị thiệt hại nặng theo vụ.

Nếu trong năm, vụ đầu thu thuế đã được xét và quyết định giảm thuế, miễn thuế, vụ còn lại nếu bị thiệt hại cũng chỉ được xét giảm thuế, miễn thuế cho phần thuế ghi thu tính trên diện tích và sản lượng chịu thuế của vụ đó.

3/ Những Địa phương nào mùa vụ phức tạp chưa xác định được sản lượng chịu thuế, thuế ghi thu cho từng vụ ngay từ đầu năm khi lập sổ thuế, thì việc xét và quyết định giảm thuế, miễn thuế hàng năm chỉ thực hiện một lần vào vụ cuối cùng của năm thuế.

III- PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ NÔNG NGHIỆP

1/ Từng vụ, cơ quan thuế phối hợp với các ngành có liên quan như nông nghiệp, thống kê, quản lý ruộng đất, lao động - thương binh xã hội ở Địa phương để nắm chắc tình hình và kết quả sản xuất, đời sống của hộ nông dân.

2/ Khi xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến mùa màng, Cục thuế chỉ đạo cơ quan thuế cấp dưới phối hợp với các ngành có liên quan như; thống kê, nông nghiệp . . . thực hiện điều tra xác định phạm vi, mức độ thiệt hại của từng cánh đồng trong vùng bị thiệt hại, lập biên bản xác định mức độ thiệt hại để làm căn cứ xét duyệt giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp.

3/ Căn cứ để xác định mức độ và tỷ lệ thiệt hại là :

- Diện tích tính thuế từng vụ và cả năm của hộ nộp thuế.

- Sản lượng tính thuế từng vụ và cả năm của hộ nộp thuế.

- Sản lượng thu hoạch thực tế từng vụ và cả năm của hộ nộp thuế.

- Thuế ghi thu từng vụ và cả năm của hộ nộp thuế.

+ Phương pháp xác định các căn cứ như sau :

a. Xác định diện tích tính thuế từng vụ và cả năm :

- Hộ nộp thuế chỉ có ruộng 1 vụ, thì diện tích một vụ cũng là diện tích tính thuế cả năm.

- Hộ nộp thuế chỉ có ruộng 2 vụ trở lên, thì diện tích tính thuế cho từng vụ và cả năm đều bằng tổng diện tích tính thuế của ruộng 2 vụ trở lên.

- Hộ nộp thuế có cả ruộng 1 vụ và 2 vụ trở lên, thì diện tích tính thuế cả năm bằng diện tích tính thuế của ruộng 1 vụ cộng (+) với diện tích tính thuế của ruộng 2 vụ trở lên. Diện tích tính thuế từng vụ bằng diện tích tính thuế ruộng 2 vụ trở lên cộng (+) với diện tích tính thuế ruộng 1 vụ của mỗi vụ.

b. Xác định sản lượng tính thuế, thuế ghi thu :

- Nếu là ruộng sản xuất 1 vụ thì sản lượng tính thuế, thuế ghi thu chỉ tính cho 1 vụ.

- Nếu là ruộng sản xuất 2 vụ trở lên và hạng đất tính thuế được xác định căn cứ vào năng suất của 2 vụ sản xuất chính thì sản lượng tính thuế và thuế ghi thu của mỗi vụ được xác định theo cộng thức sau :

 

Sản lượng tính thuế của từng vụ

 

 

=

Năng suất thực tế từng vụ xác định khi phân hạng đất

 

Năng suất thực tế 2 vụ xác định khi phân hạng đất

 

 

x

 

Sản lượng tính thuế cả năm

 

Thuế ghi thu từng vụ

 

=

Sản lượng tính thuế từng vụ

 

Sản lượng tính thuế cả năm

 

x

Thuế ghi thu cả năm

 

c. Xác định tỷ lệ thiệt hại từng vụ và cả năm theo công thức sau :

 

Tỷ lệ thiệt hại của vụ xét giảm

 

 

 

=

Tổng sản lượng tính thuế của vụ xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế

 

-

Tổng sản lượng thu hoạch thực tế của vụ xét giảm miễn thuế của hộ nộp thuế

 

 

 

x

 

 

 

100

miễn thuế

(%)

 

Tổng sản lượng tính thuế của vụ xét giảm miễn thuế cuả hộ nộp thuế

 

 

 

 

 

           Tổng sản lượng tính   -   Tổng sản lượng thu

Tỷ lệ thiệtthuế cả nămhoạch cả năm

hại cả năm      =      x  100%

Tổng sản lượng tính thuế cả năm của hộ nộp thuế

d. Xác định số thuế được giảm hoặc miễn :

- Căn cứ vào tỷ lệ thiệt hại và tỷ lệ giảm, miễn thuế được quy định tại điểm a Điều 8 Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng mà xác định số thuế được xét giảm hoặc miễn thuế như sau :

(+) Số thuế giảm, miễn của vụ (hoặc cả năm) của hộ nộp thuế

 

=

Tổng số thuế ghi thu của vụ (hoặc cả năm) của hộ nộp thuế

 

x

(%) tỷ lệ được giảm, miễn

IV- TRÌNH TỰ - THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT DUYỆT

GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ NÔNG NGHIỆP

1/ Đối với hộ nộp thuế :

- Hộ là nông dân cá thể, xã viên HTX, TĐSX nông nghiệp phải được Uỷ ban Nhân dân Xã đề nghị ;

- Các hộ khác bao gồm cả hộ tư nhân, phải có đơn đề nghị trình bày rõ lý do xin xét giảm, miễn thuế nông nghiệp.

2/ Đối với cấp Xã :

- Căn cứ vào đơn xin giảm, miễn thuế của các hộ nộp thuế;

- Căn cứ vào biên bản thăm đồng xác nhận mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các hộ nộp thuế ;

- Căn cứ vào đời sống và thu nộp của các hộ nộp thuế thuộc diện chính sách xã hội.

+ Theo sự chỉ đạo của cơ quan thuế Huyện, UBND Xã thành lập Hội đồng xét duyệt giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp của Xã, trong đó Chủ tịch UBND Xã là Chủ tịch Hội đồng, có sự tham gia của cán bộ thuế Xã, đại diện Hội nông dân, đại diện ban quản lý HTX, TĐSX  hoặc đại diện các thôn, ấp, bản, để xét duyệt cụ thể cho từng trường hợp. Sau khi xét duyệt xong, UBND Xã lập hồ sơ đề nghị xin xét duyệt giảm, miễn thuế nông nghiệp của Xã trình UBND Huyện.

Hồ sơ xét duyệt gồm :

- Tờ trình của UBND Xã đề nghị UBND Huyện xét duyệt giảm, miễn thuế nông nghiệp.

- Biên bản xét duyệt giảm, miễn thuế nông nghiệp (có bảng tổng hợp và chi tiết đến các hộ nộp thuế theo mẫu 1-MG, 2-MG, 3MG).

- Biên bản thăm đồng xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Đơn xin miễn, giảm thuế của hộ nộp thuế không phải là hộ nông dân.

3/ Đối với cấp Huyện :

Căn cứ vào hồ sơ xin xét giảm, miễn thuế nông nghiệp của các Xã gửi lên, đồng thời căn cứ vào tình hình và kết quả sản xuất thu hoạch của từng mùa vụ trong năm và đời sống của nông dân trong Huyện; Chi cục thuế Huyện giúp UBND Huyện tổ chức họp với các ngành như : Thống kê, nông nghiệp, lao động, thương binh xã hội . . . để xét và xác định mức giảm thuế, miễn thuế cho từng xã, phường, thị trấn (có thống kê chi tiết đến hộ nộp thuế). Sau khi xét duyệt ở Huyện, Chi cục thuế Huyện giúp UBND Huyện tổng hợp số liệu xin giảm, miễn thuế nông nghiệp của Huyện trình lên UBND Tỉnh, Thành phố.

Hồ sơ xét duyệt trình gồm :

- Tờ trình của UBND Huyện.

- Báo cáo chi tiết của Chi cục thuế Huyện (kèm theo biểu tổng hợp xét duyệt giảm, miễn thuế và chi tiết cho từng xã theo mẫu số 1 MG, 2-MG và 3-MG).

4/ Ở cấp Tỉnh :

Căn cứ vào hồ sơ xin giảm, miễn thuế của các Huyện ; căn cứ vào thực tế sản xuất và đời sống của nông dân ở Địa phương, UBND Tỉnh chỉ đạo Cục thuế xét duyệt giảm, miễn thuế cho các Huyện có sự tham gia của các ngành liên quan. Căn cứ vào kết quả xét duyệt, Cục thuế :

- Trình UBND Tỉnh ra quyết định khi mức thuế xin giảm, miễn của Tỉnh không vượt quá 5% thuế ghi thu của vụ (nếu xét cho từng vụ) hoặc cả năm (nếu xét cả năm) của Địa phương.

- Giúp UBND Tỉnh lập hồ sơ trình Bộ Tài chính (được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền xem xét duyệt), nếu mức thuế xin giảm, miễn của Tỉnh vượt quá phạm vi 5% số thuế ghi thu từng vụ (nếu xét cho từng vụ) hoặc cả năm (nếu xét cả năm) của Địa phương.

Hồ sơ gồm :

- Tờ trình của UBND Tỉnh

- Báo cáo chi tiết của Cục thuế Tỉnh kèm theo các bảng tổng hợp và chi tiết xét duyệt giảm, miễn thuế cho các Huyện, theo mẫu số 1 - MG, 2 - MG và 3- MG.

5/ Trình tự thi hành quyết định giảm thuế, miễn thuế của cấp có thẩm quyền :

Uỷ ban Nhân dân cấp dưới trực tiếp của cấp ra quyết định thực hiện thông báo đến từng hộ nộp thuế về số thuế được giảm hoặc miễn theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Những trường hợp thông báo không đúng quyết định của cấp ra quyết định thì các cấp ra quyết định có quyền thu hồi số thuế chưa thông báo hết, nộp trả vào Ngân sách Nhà nước hoặc bãi bỏ mức thông báo cao hơn quyết định.

Thông tư này có hiệu lực kể từ năm thuế nông nghiệp 1992. Các Bộ, các ngành, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong khi thực hiện Thông tư này, có điều gì chưa rõ, cần phải phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xử lý thống nhất trong cả nước./

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 31/07/1992
hướng dẫn chi tiết thi hành nghị định số 52-hđbt ngày 27/5/89 và nghị định số 19/hđbt ngày 17/1/1992 của hđbt về việc giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp
Số kí hiệu 35 TC/TCT Ngày ban hành 31/07/1992
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 31/07/1992
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

31/07/1992

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 35 TC/TCT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
31/07/1992 Văn bản được ban hành 35 TC/TCT
31/07/1992 Văn bản có hiệu lực 35 TC/TCT
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 35 TC/TCT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh