Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 23/04/1991

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành chính sách thuế đối với hoạt động nuôi, trồng thuỷ sản

_______________________

 Căn cứ vào Luật thuế, Luật thuế lợi tức công bố ngày 8 tháng 8 năm 1990.

Căn cứ vào Pháp lệnh thuế nông nghiệp ngày 25 tháng 2 năm 1983 và Pháp lênh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế nông nghiệp ngày 30 tháng 1 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước.

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chính sách thuế đối với hoạt động nuôi, trồng thuỷ sản như sau:

I. CÁC HÌNH THỨC THUẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI, TRỒNG THUỶ SẢN:

Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sử dụng đất, mặt nước vào sản xuất kinh doanh nuôi, trồng thuỷ sản có thu nhập phải nộp thuế nông nghiệp theo Pháp lệnh thuế nông nghiệp hoặc thuế doanh thu hoặc thuế lợi tức theo Luật thuế doanh thu và Luật thuế lợi tức như sau:

a/ Các hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản sau đây thuộc diện chịu thuế nông nghiệp theo quy định của Pháp lệnh thuế nông nghiệp:

- Hồ, đầm, ngòi, sông cụt ..... chuyên hoặc không chuyên ươm, nuôi, trồng các loại thuỷ sản có diện tích không quá 5 ha một mặt nước và độ sâu dưới 5 mét.

- Ruộng, ao, ươm nuôi trồng các loại thuỷ sản.

b/ Hoạt động sản xuất kinh doanh nuôi, trồng thuỷ sản sau đây thuộc diện nộp thuế doanh thu, thuế, lợi lợi tức theo quy định của Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp:

- Ươm, nuôi,  trồng thuỷ sản ở hồ (hồ nhân tạo, hồ tự nhiên, hồ thuỷ điện), sông cụt, có diện tích trên 5 ha một mặt nước và độ sâu trên 5 m.

- Nuôi cá bè, nuôi cá lồng trên sông.

- Hồ, đầm, ngòi, sông cụt ... vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa kinh doanh các hoạt động khác như thể thao, du lịch, dịch vụ ....

Hoạt động đánh bắt khai thác thuỷ sản tự nhiên (kể cả vớt cá bột) ở trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm tự nhiên thuộc diện chịu thuế tài nguyên theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các loại thuế khác theo quy định của Pháp lệnh.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ, THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI, TRỒNG THUỶ SẢN:

1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh nuôi, trồng thuỷ sản thuộc diện nộp thuế nông nghiệp sẽ thực hiện tính thuế và thu thuế như sau:

a/ Đối với hoạt động ươm, nuôi, trồng thuỷ sản không tập trung sản lượng đạt thấp, như nuôi, trồng thuỷ sản trong các ao, hồ nhỏ thì căn cứ vào sản lượng thuỷ sản đạt được trong các năm trước (trong điều kiện sản xuất bình thường) để quy đổi ra thóc theo giá thóc tính thuế của địa phương tại thời điểm tính thuế và định hàng đất tính thuế, hoặc căn cứ vào hạng đất lúa liền cạnh ở địa phương để xếp hạng đất tính thuế  như đất trồng lúa.

Hạng đất làm căn cứ tính thuế được ổn định như đối với đất trồng lúa.

b/ Đối với những vùng đất, mặt nước chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đã ổn định trong 3 năm kể từ năm đầu chuyển sang nuôi, trồng thuỷ sản; tính và thu thuế như đối với đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày như sau:

- Trường hợp sản lượng thu hoạch hàng năm đã tương đối ổn định thì thực hiện ổn định sản lưọng tính thuế. Sản lượng tính thuế ổn định bằng sản lượng trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường của 2 năm trước và thuế thu bằng 10% trên sản lượng tính thuế  ổn định.

- Trường hợp sản lượng thu hoạch chưa ổn định, thì thực hiện thu theo kết quả thực tế hàng năm, thuế thu bằng 10% sản lượng thực tế hàng năm.

Trình tự tính thuế và lập sổ thuế nông nghiệp đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện theo mục V Thông tư số 23 TC/TNN ngày 17 tháng 8 năm 1989 và Thông tư số 60 TC/TCT ngày 5 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước  và Nghị định số 52/ HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về thuế nông nghiệp.

Thuế nông nghiệp đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thu bằng tiền hay hiện vật - giá thu thuế là thời giá trung bình của hiện vật tính thuế ở thị trường địa phương tại thời điểm thu thuế, do UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản tiêu thụ sản lưọng thuỷ sản có doanh thu và có lợi tức thuộc diện chịu thuế nông nghiệp đã nộp thuée nông nghiệp, thì không phải nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức.

2. Thuế doanh thu: tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản có lợi tức (không thuộc diện chịu thuế nông nghiệp) thuộc diện chịu thuế doanh thu, tính và nộp thuế theo quy định của Luật thuế doanh thu.

3. Thuế lợi tức: Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản có lợi tức (không thuộc diện chịu thuế nông nghiệp) sẽ thuộc diện chịu thuế lợi tức, tính và nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật thuế lợi tức.

III. GIẢM, MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI, TRỒNG THUỶ SẢN:

1. Tổ chức, cá nhân thuộc cá thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh, nuôi trồng thuỷ sản đều được xét giảm thuế, miễn thuế thao các quy định của Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, pháp lệnh thuế nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, Pháp lệnh thuế nông nghiệp.

2. Cụ thể về giảm, miễn thuế đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản thuộc diện chịu thuế nông nghiệp như sau:

- Khai hoang để nuôi trồng thuỷ sản được miễn thuế nông nghiệp 4 năm, phục hoá được miễn thuế nông nghiệp 2 năm kể từ vụ thu hoạch đầu tiên.

- Trường hợp thiên tai địch họa làm thiệt hại sản lượng thủy sản thu hoạch thực hiện giảm thuế, miễn thuế như đất trồng cây hàng năm đối với diện tích nuôi trồng thuỷ sản áp dụng phân hàng đất tính và thu thuế.

- Ngoài các quy định trên đây, các nông, lâm trường, trạm, trại quốc doanh nuôi trồng thuỷ sản nộp thuế nông nghiệp còn được xét giảm, miễn thuế nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 56 TC/TCT  ngày 23 tháng 11 năm 1990 của Bộ Tài chính.

Thông tư này chỉ hướng dẫn thêm và cụ thể việc thi hành chính sách thuế đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã được quy định trong các văn bản của Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và Pháp lệnh thuế nông nghiệp. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670469762_107601049338_23 TC.TCT.TS.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 23/04/1991
Hướng dẫn thi hành chính sách thuế đối với hoạt động nuôi, trồng thuỷ sản
Số kí hiệu 23 TC/TCT/TS Ngày ban hành 23/04/1991
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 23/04/1991
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

23/04/1991

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 23 TC/TCT/TS

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
23/04/1991 Văn bản được ban hành 23 TC/TCT/TS
23/04/1991 Văn bản có hiệu lực 23 TC/TCT/TS
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 23 TC/TCT/TS
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh