Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 25/08/1990

THÔNG TƯ

Hướng dẫn những việc cần làm ngay để thi hành luật thuế mới từ ngày 01/10/1990

__________________________

 Hội đồng Nhà nước đã ban hành NQ về việc thi hành ba Luật thuế mới: Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế lợi tức, từ ngày 01/10/1990 đối với các thành phần kinh tế trong cả nước.

Dưới đây, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương về một số công việc chính phải làm ngay để kịp triển khai thực hiện có hiệu quả ba Luật thuế nói trên.

I. CỦNG CỐ TỔ CHỨC VÀ SẮP XẾP LẠI CÁN BỘ:

1/ Căn cứ vào Nghị định số 281-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, từng địa phương triển khai ngay việc hợp nhất và kiện toàn các cơ quan thuế ở tỉnh, thành phố và các quận, huyện theo hướng tổ chức mới. Trong đó có các việc cụ thể sau đây:

- Hình thành ngay các phòng chức năng trong cục thuế và các tổ, đội, trạm thuế trong các Chi cục thuế cho phù hợp với thức tế yêu cầu công việc ở từng địa phương và theo đúng sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Quy định rõ chức trách nhiệm vụ của từng phòng trong Cục và từng tổ, đội, trạm thuế trong chi Cục; xây dựng quy chế làm việc, quan hệ công tác giữa các phòng, giữa các bộ phận trong cơ quan thuế; xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan thuế tại địa phương (quan hệ công tác với cơ quan tài chính và UBND cùng cấp; quan hệ công tác giữa Cục thuế và các Chi cục thuế).

- Bố trí cán bộ phụ trách các phòng trong Cục thuế và các tổ, đội, trạm thuế trong Chi cục thuế theo tổ chức mới, sắp xếp cán bộ vào các phòng chức năng trong cục thuế và các tổ, đội, trạm thuế trong các Chi cục thuế; có kết hợp chọn lọc bước đầu cho phù hợp với từng phần hành công việc ở cơ sở theo hướng: có cán bộ quản lý cơ sở, cán bộ tính thuế, lập sổ bộ thuế, ra thông báo thu thuế, cán bộ kiểm tra thuế.

2/ Cùng với việc củng cố tổ chức và sắp xếp cán bộ, phải làm ngay việc kiểm kê lại các tài sản các quỹ, các kho ấn chỉ, khoá sổ kế toán, số kho hàng (nếu có), xử lý ngay những việc tồn đọng có liên quan (về thanh toán biên lai, ấn chỉ giữa các cơ quan thuế, giữa cơ quan thuế với cán bộ thuế và cán bộ uỷ nhiệm thu ở xã; thanh toán thuế đọng....) để chuyển sang thi hành Luật thuế mới và theo cơ chế tổ chức mới.

II TỔ CHỨC TẬP HUẤN VÀ TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH THUẾ:

1/ Tập huấn nội dung ba Luật thuế mới và Pháp lệnh thuế tài nguyên chế độ thu trên đối với XNQD xác định rõ các loại thuế khác cẫn tiếp tục thi hành theo các văn bản hiện hành.

Ba Luật thuế mới là Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế lợi tức và Pháp lệnh thuế tài nguyên được áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế trong cả nước. Còn các loại thuế khác, trước mắt vẫn tiếp tục thi hành theo những quy định hiện  hành của Nhà nước (về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất, các căn cứ tính thuế và cách thu nộp thuế...), như thuế môn bài, thuế thổ trạch, thuế sát sinh, thuế xuất nhập khẩu, các loại phí và lệ phí.

2/ Bộ Tài chính tổ chức tập huấn về ba Luật thuế mới, và Pháp lệnh thuế tài nguyên cùng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế cho các cán bộ từ trưởng phó Chi cục thuế quận, huyện, và trưởng phó phòng của Cục thuế tỉnh, thành phố trở lên.

Cục thuế tỉnh, thành phố, đặc khu căn cứ vào tài liệu tập huấn của Bộ để tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ thuế ở địa phương và cơ sở. Đồng thời tập huấn cho các đối tượng nộp thuế thuộc Cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

Các Chi cục thuế quận, huyện căn cứ vào nội dung Ba Luật thuế mới, Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn của Bộ để tổ chức tập huấn cho các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quận, huyện. Để sát hợp với công việc phải làm cụ thể, cần tổ chức tập huấn riêng cho từng đối tượng nộp thuế như: các xí nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp và Công ty tư nhân, các hợp tác xã và tổ sản xuất, các tổ chức làm kinh tế của các cơ quan, đoàn thể, các hộ cá thể thuộc diện thu thuế theo kê khai, các hộ nhỏ thuộc diện nộp thuế theo chế độ khoán. Trong tập huấn cần chú ý giới thiệu kỹ những việc làm ngay để thi hành ba Luật thuế mới, việc thực hiện chế độ sổ sách, kế toán, hoá đơn, cách kê khai tính thuế và thời hạn nộp thuế.

3/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên  truyền ở Trung ương các cục thuế và Chi cục thuế cần dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài ở địa phương để tuyên truyền phổ biến chính sách thuế sâu rộng trong nhân dân. Mặt khác cần phối hợp với các ban ngành và các tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương để tuyên truyền chính sách thuế trong cán bộ các cấp, các ngành và toàn dân, tạo điều kiện triển khai thi hành tốt các luật thuế mới.

III - MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHÍNH PHẢI LÀM NGAY ĐỂ ĐẢM BẢO THI HÀNH ĐÚNG LUẬT THUẾ MỚI VÀ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU ĐƯỢC GIAO TRONG NĂM 1990:

Trên cơ sở nhiệm vụ thu đã được Nhà nước giao cả năm 1990 (bao gồm các khoản thu từ các cơ sở kinh tế quốc doanh, thu từ các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, thu thuế nông nghiệp) và số đã thực hiện 6 tháng đầu năm, từng địa phương phải xác định nhiệm vụ thu quý III và dự kiến ngay nhiệm vụ thu quý IV/1990 theo các Luật thuế mới để có biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu cả năm 1990. Trong đó cần có biện pháp cụ thể, thiết thực thu dứt điểm các khoản thu và thuế phát sinh trong quý III theo các chế độ thu cũ để từ ngày 01/10/1990 thực hiện theo Luật thuế mới, cụ thể như sau:

A - Đối với khối kinh tế quốc doanh:

1/ Từ nay đến trước ngày 01/10/1990, từng cán bộ chuyên quản phải kiểm tra các đơn vị Công ty, xí nghiệp thuộc mình đang quản lý, bám sát tình hình sản xuất kinh doanh (từ việc cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hạch toán sổ sách kế toán ...), nắm chắc kêt quả của kinh doanh và từng khoản thu phát sinh trong từng tháng (về thu quốc doanh, trích nộp lợi nhuận, KHCB, thu tiền nuôi rừng v.v...) để đôn đốc thu nộp kịp thời vào kho bạc, hết sức tránh để số thu tồn đọng đến khi chuyển sang thi hành luật thuế mới sẽ rất khó thu. Phương châm, phương pháp tiến hành là: từng cán bộ chuyên quản phải chú trọng trước hết vào những đơn vị , xí nghiệp có số thu lớn; từng cơ quan thuế địa phương phải tập trung vào những ngành nghề, mặt hàng có số thu lớn để chỉ đạo việc thu nộp kịp thời kết hợp với thanh toán các khoản thu còn đọng của các tháng trước. Đối với từng đơn vị sản xuất kinh doanh phải kết hợp kiểm tra, đối chiếu giữa việc thực hiện từng hợp đồng kinh tế với thực tế nhập xuất kho nguyên vật liệu, nhập xuất kho hàng hoá tiêu thụ để xác định đúng số phát sinh phải thu trong từng tháng; đồng thời có biện pháp thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt hợp đồng kinh tế, hạn chế tình trạng cố ý chậm giao hàng hoặc chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến làm chậm và làm giảm số thu ngân sách.

2/ Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị, công ty, xí nghiệp làm báo cáo quyết toán quý III và 9 tháng đầu năm 1990, thanh toán nhanh gọn các khoản thu ngân sách theo chế độ thu cũ để từ 01/10/1990 chuyển sang áp dụng các luật thuế mới.

3/ Nắm lại toàn bộ số lượng các đơn vị kinh tế quốc doanh trên từng địa bàn, lập lại danh bạ các xí nghiệp làm căn cứ cho việc quản lý đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Đối với mỗi đơn vị Công ty, xí nghiệp, cần chú ý nắm chắc các chỉ tiêu về tài sản, vốn lưu động, số lượng lao động, loại hình sản xuất kinh doanh, mặt hàng sản xuất kinh doanh để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và thu thuế.

4/ Nắm lại số liệu kiểm kê 01/10/1990 và tình hình giao vốn cho các xí nghiệp quốc doanh để có căn cứ thu thuế vốn khi Nhà nước ban hành chính sách thuế vốn.

5/ Dự kiến trước những vấn đề sẽ phát sinh khi áp dụng các Luật thuế mới đối với các xí nghiệp quốc doanh thuộc từng ngành nghề để theo dõi trong thực tế và có thể đề xuất ý kiến với Bộ để xử lý kịp thời nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế quốc doanh phát trieưẻn, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

B - Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

1/ Phải nắm bắt hết số cơ sở kinh tế tập thể, cá thể có sản xuất kinh doanh để đưa vào diện quản lý thu thuế. Một số biện pháp chủ yếu cần làm ngay:

- Phối hợp với cơ quan thống kê ở địa phương để điều tra nắm hết số cơ sở kinh tế tập thể, cá thể có sản xuất kinh doanh trên từng địa bàn, đối chiếu với số đã quản lý thu thuế để xác định rõ những đối tượng nào còn bỏ sót chưa thu và tập trung ở những địa bàn nào?

- Báo cáo UBND chỉ đạo chấn chỉnh ngay công tác đăng ký kinh doanh gắn với  đăng ký nộp thuế, bảo đảm mọi đối tượng khi hoạt động kinh doanh là phải có giấy phép kinh doanh và có đăng ký nộp thuế. Có thể đề nghị UBND giao cho cơ quan thuế là thường trực trong việc xét cấp giấy phép kinh doanh; hoặc yêu cầu các ngành khi cấp giấy phép kinh doanh phải bắt buộc cơ sở kinh doanh đến đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế quận, huyện.

- Đối với các tổ chức làm kinh tế của các cơ quan hành chính và các đoàn thể thì thực hiện việc xét cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký nộp thuế theo Quyết định số 268-CT ngày 30/7/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Phải phối hợp công tác với các ngành công an, quản lý thị trường, viện kiểm sát nhân dân ở địa phương thực hiện một đợt kiểm tra giấy phép kinh doanh gắn với kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ở tất cả các đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn. Qua kiểm tra phải kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm đồng thời kiểm tra đến đâu phải đưa ngay những hộ còn bỏ sót vào diện quản lý thu thuế. Chú ý đưa hết vào diện thu thuế đối với những hộ do các xã phường giữ lại thu lệ phí và những hộ núp bóng quốc doanh để trốn thuế.

2/ Xác định lại doanh thu tính thuế cho sát với thực tế hơn, bảo đảm số thuế không giảm so với tháng trước đó:

- Đối với hộ kinh doanh loại nhỏ thì điều tra xác định lại doanh  thu tính thuế từng tháng của quý III/90, bảo đảm doanh thu tính thuế tăng thêm từ 30% đến 50% so các tháng của quý trước thì áp dụng Luật thuế mới, số thuế mới không bị giảm.

- Đối với hộ vừa và hộ lớn thì cần xem xét cụ thể: Những hộ đã làm tương đối tốt công tác kế toán, thì có thể thực hiện thu thuế theo kê khai, nhưng phải bảo đảm số thuế hàng tháng không giảm so với trước.

Những hộ chưa tổ chức được công tác kế toán thì một mặt phải giúp họ thực hiện chế độ kế toán theo quy định; một mặt phải điều tra xác định lại doanh thu tính thuế hàng tháng, đảm bảo doanh số tính thuế tăng thêm từ 50% trở lên.

- Đối với những xí nghiệp tư nhân và các tổ chức kinh tế tập thể thì phải tiếp tục giúp củng cố công tác kế toán, thực hiện chế độ hoá đơn đồng thời phải thường xuyên kiểm tra bám sát kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng để kịp thời đôn đốc nộp đủ các loại thuế vào kho bạc.

3/ Tổ chức tốt công tác kiểm tra của các đội đặc nhiệm ở các địa phương để vừa đẩy mạnh chống thất thu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thi hành luật thuế mới đạt kết quả tốt. Công tác kiểm tra của đội đặc nhiệm cần tập trung vào những việc chủ yếu sau đây:

- Kiểm tra tất cả các đối tượng kinh doanh, đối tượng nào còn bỏ sót thì phải đưa ngay vào diện quản lý thu thuế; đối tượng nào trốn lậu thuế thì phải truy thu đủ thuế kết hợp xử phạt theo quy định; đối tượng nào còn nợ thuế thì tìm biện pháp giúp cơ sở thanh toán kịp thời, không để thuế đọng sang tháng sau, quý sau. Quyết toán thuế 9 tháng đầu năm 1990 theo chính sách cũ để chuyển sang thi hành Luật mới.

- Khi thực hiện Luật thuế mới thì nhiều mặt hàng, ngành hàng hiện đang chịu thuế suất cao sẽ chuyển sang chịu thuế suất thấp hơn trước. Vì vậy cần kiểm tra chặt chẽ để thu thuế sát với kết quả kinh doanh từng tháng, đồng thời giúp đỡ cơ sở sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và nộp thuế sòng phẳng cho Nhà nước. Cần đề phòng các cơ sở găm hàng lại để chờ thi hành Luật mới (nhất là các mặt hàng hiện đang thu thuế hàng hoá với thuế suất cao hơn thuế doanh nghiệp); hoặc là tìm cách dây dưa thuế kéo dài gây khó khăn cho việc quyết toán thuế.

4/ Tổ chức điều tra xác định doanh thu tính thuế tháng 10/1990 của các hộ cá thể làm căn cứ phân loại hộ theo quy định tại điều 14 của Luật thuế doanh thu để áp dụng các biện pháp quản lý thu nộp thuế.

5/  Bắt tay ngay vào việc tổ chức cho các đối tượng kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán và hoá đơn theo quy định. Đối với hộ cá thể, thì trước mắt tạm thời cho áp dụng sổ sách kế toán đơn giản theo kiểu sổ nhật ký thu chi hàng ngày, dựa vào đó để nâng cao dần từng bước, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định doanh thu tính thuế.

C - Đối với thuế nông nghiệp:

Có một số việc chính sau đây:

1/ Những địa phương chưa hoàn thành nhiệm vụ thu năm 1990 thì phải tập trung lực lượng đôn đốc thu đủ số ghi thu năm 1990 theo hạng đất năm 1989. Những nơi thu thuế bằng tiền thì phải đảm bảo thu sát giá trị thịt rường ở địa phương tại thời điểm thu thuế.

2/ Kiểm tra thanh toán và nộp đủ, kịp thời số thuế đã thu vào ngân sách Nhà nước.

3/ Chuẩn bị tốt công tác quyết toán năm thuế nông nghiệp 1990 theo đúng chính sách chế độ quy định. Chú ý là công khai số thuế được miễn theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4/ Chuẩn bị các điều kiện để lập sổ thuế nông nghiệp năm 1991 trên cơ sở hộ gia đình nhận khoán.

Trên đây là một số công việc chủ yếu phải làm ngay để thi hành ba Luật thuế mới từ 01/10/1990 đạt kết quả. Căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ kết hợp với tình hình thực tế ở từng nơi, mỗi địa phương cần có một chương trình kế hoạch công tác cụ thể, nêu rõ những việc phải làm, biện pháp thực hiện, có phân công cụ thể cho từng người theo dõi tổ chức thực hiện, có kế hoạch thời gian phải hoàn thành dứt điểm từng việc, phải có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên để đảm bảo hoàn thành các mặt công tác theo chương trình kế hoạch đề ra.

Quá trình thực hiện, các địa phương thường xuyên báo cáo kết quả công tác về Bộ để theo dõi chỉ đạo, đồng thời phản ánh những khó khăn vướng mắc để Bộ nghiên cứu giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670454470_107692429173_37 TC.CN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 25/08/1990
Hướng dẫn những việc cần làm ngay để thi hành Luật thuế mới từ ngày 01/10/1990
Số kí hiệu 37 TC/CN Ngày ban hành 25/08/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 25/08/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

25/08/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 37 TC/CN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
25/08/1990 Văn bản được ban hành 37 TC/CN
25/08/1990 Văn bản có hiệu lực 37 TC/CN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh