Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 03/02/1988

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị định của Hội đồng Bộ trưởng bổ xung, sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá và thuế sát sinh.

_____________________________

Thi hành pháp lệnh của hội đồng Nhà nước ngày 17-11-1987 và nghị định của Hội đồng bộ trưởng số/ HĐBT ngày 30-1-1988 bổ xung,  sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá và thuế sát sinh, Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

I-  THUẾ MÔN BÀI 

1. Căn cứ để áp dụng thuế môn bài là thu nhập một tháng của cơ sở sản xuất kinh doanh. Thu nhập của các cơ sở hợp doanh, hợp tác xã mua bán,  hợp tác xã tiêu thụ là doanh thu trừ (-), chi phí ( không trừ tiền lương ) ; thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác là doanh thu trừ  (- ) chi phí (không trừ suất miễn thu).

Thuế môn bài thu hàng năm và thu ngay từ đầu năm, do đó để có căn cứ xếp bậc môn bài ngay từ đầu năm, phải điều tra xác định thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh vào tháng gần nhất của năm thu thuế, tức là tháng 10, tháng 11, tháng 12, của năm trước; Đồng thời có phân tích tình hình phát triển của năm thu thuế để xác định đúng thu nhập làm căn cứ xác định số thuế môn bài phải nộp; Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh theo mùa vụ thì tính thu nhập bình quân tháng trong mùa vụ có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối bình thường.

Đối với cơ sở mới bắt đầu kinh doanh thì căn cứ vào thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh khác có quy mô tương đương và cùng ngành nghề, cùng tính chất kinh doanh.

2. Cơ sở nào chỉ mang danh nghĩa là kinh tế tập thể, thực chất là hoạt động kinh doanh cá thể, hàng tháng quy định cho từng hộ phải nộp một số tiền hoặc theo một tỷ lệ khoán trên doanh số  hoặc thu nhập ...  thì thu thuế môn bài theo từng hộ tư nhân, cá thể.

3. Những cơ sở có giấy phép kinh doanh thì thu thuế môn bài và cấp thẻ môn bài. Những cơ sở không có giấy phép kinh doanh nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là có lý do chính đáng thì thu thuế môn bài nhưng không cấp thẻ môn bài, không bị xử phạt theo điều lệ đăng ký kinh doanh.

II- THUẾ DOANH  NGHIÊP

1. Mức thuế xuất 4% được áp dụng đối với ngành thương nghiệp bán rau quả, thực phẩm tươi sống, bao gồm cả đối với bán các mặt hàng tương cháo, dưa cà, lươn, cua, ốc, ếch, các loại củ, quả...

  2. Mức thuế suất 6% áp dụng đối với ngành thương nghiệp bán các mặt nông, lâm, hải sản khác, bao gồm cả đối với bán mắm, muối, đường mật, các mặt hàng khô (như măng, miến, củ nâu, mộc nhĩ, nấm hương, tôm khô, cá khô, lạc, vừng, dược liệu... )

III- THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP

1. Tiền công trả cho lao động thuê ngoài được tính trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa trừ không quá suất miễn thu cùng ngành nghề trong địa phương; riêng đối với người lao động có trình độ kỹ thuật cao, được phòng thuế quận, huyện công nhận thì có thể trừ cao hơn, nhưng tối đa không quá hai lần suất miễn thu cùng ngành nghề trong địa phương.

  Tiền công trả cho thợ học việc (nếu có) được tính trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không trừ quá 1/2 suất miễn thu cùng ngành nghề trong địa phương.

 2. Cách tính số suất miễn thu:

 Điều 14 của điều lệ thuế công thương nghiệp quy định: “Đối với hợp tác xã, khi tính lợi tức chịu thuế, mỗi xã viên có thực tế tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh (kể cả công trực tiếp và gián tiếp) được trừ một suất miễn thu”; Như vậy là chi phí tính trừ suất miễn thu cho những xã viên có tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh. Có thực tế tham gia sản xuất phải có mang lại hiệu quả sản xuất, thể hiện ở năng suất lao động tính bằng hiện vật giá trị.

   Căn cứ vào nguyên tắc trên và tuỳ theo tình hình thực tế của từng cơ sở sản xuất kinh doanh ở từng địa phương mà áp dụng phương pháp xác định số suất miễn thu cho thích hợp. Dưới đây là bộ hướng dẫn xác định suất miễn thu:

   a. Đối với các cơ sở sản xuất đều đặn, liên tục, xác định rõ được số xã viên có thực tế tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh thì số suất miễn thu được tính theo số xã viên có tham gia sản xuất.

  b. Đối với các cơ sở sản xuất không thường xuyên, không xác định rõ được số xã viên có thực tế tham gia sản xuất thì có thể áp dụng các cách sau đây để xác định số suất miễn thu:

 - Đối với những nơi đã có định mức năng suất lao động thì căn cứ vào đó để tính suất miễn thu. Định mức năng suất lao động có thể bằng hiện vật (số lượng sản phẩm ) hoặc bằng giá trị (doanh thu hay thu nhập) .

 - Đối với những cơ sở quản lý tốt lao động, tổ chức theo dõi chấm công chính xác thì căn cứ vào số ngày công thực tế của xã viên thực tế tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh để tính số suất miễn thu bằng cách lấy tổng số ngày công của cơ sở chia cho ngày công chế độ của từng tháng. Khi chia, số ngày công lẻ từ 14 ngày trở lên được tính là một suất miễn thu, dưới 14 ngày được tính là 1/2 (một phần hai ) suất miễn thu.

- Đối với cơ sở sản xuất theo mùa vụ thì phải căn cứ vào định mức năng suất lao động của mùa vụ sản xuất kinh doanh tương đối thường xuyên và ổn định nhất để tính suất miễn thu.

- Đối với hộ riêng lẻ sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, xây dựng cũng có thể áp dụng các phương pháp trên để xác định số suất miễn thu; Nếu kinh doanh cho các ngành phục vụ được trừ nhiều nhất là hai suất miễn thu cho người trong hộ có thực tế tham gia kinh doanh; Nếu kinh doanh ngành thương nghiệp, nói chung chỉ được trừ một suất miễn thu, nhưng đối với hộ có doanh số lớn (hộ môn bài bậc 1, bậc 2 ) phải sử dụng nhiều lao động trong gia đình để phục vụ hoạt động kinh doanh thì có thể tính trừ thêm một suất miễn thu.

 3. Cách tính thuế lợi tức doanh nghiệp

a. Đối với hợp tác xã, tổ sản xuất , ngành sản xuất tiể thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng: lợi tức làm căn cứ để xác định thuế suất là lợi tức chịu thuế bình quân của mỗi xã viên, tổ viên cách  tính như sau:

Lợi tức chịu thuế  lợi tức chịu thuế một tháng của cả cơ sở

bình quân của mỗi xã viên, tổ viên   số xã viên, tổ viên chính thức trong danh sách của HTX hoặc tổ SX

thuế lợi tức mộtLợi tức chịu thuế thuế suất thuế lợi tức luỹ

tháng của một =bình quân của mỗi*tiến từng phần của ngành

 xã viên, tổ viên xã viên tổ viênsản xuất vận tải, xây dựng.

thuế lợi tức mộtthuế lợi tức một   Số xã viên, tổ viên chính

tháng của cả   =tháng của một xã  *thức trong danh sach của

cơ sở  viên, tổ viênHTX, tổ sản xuất.

b) Đối với hợp tác xã và tổ hợp tác kinh doanh ngành phục vụ, thương nghiệp, ăn uống: thuế lợi tức doanh nghiệp tính trên lợi tức chịu thuế bình quân của mỗi xã viên, tổ viên có trực tiếp tham gia kinh doanh. Cách tính như sau:

 Lợi tức chịu thuế  lợi tức chịu thuế một tháng của cả cơ sở

bình quân của mỗi =--xã viên, tổ viên   số xã viên, tổ viên có thực tế tham gia kinh doanh của HTX

   Tổ hợp tác.

Xã viên, tổ viên có thực tế tham gia kinh doanh là những người có thực tế tham gia kinh doanh ở HTX, tổ hợp tác từ 7 ngày / 1tháng trở lên.

 thuế lợi tức mộtLợi tức chịu thuế thuế suất thuế lợi tức luỹ tiến

tháng của một =bình quân của mỗi*từng phần của ngành phục vụ

 xã viên, tổ viên xã viên tổ viênhoặc ngành thương nghiệp, ăn uống.

thuế lợi tức mộtthuế lợi tức một   Số xã viên, tổ viên có thực tế

tháng của cả   =tháng của mỗi xã  *tham gia kinh doanh của

cơ sở  viên, tổ viênHTX, tổ hợp tác.

c ) Đối với hợp tác xã nông nghiệp, HTX sản xuất muối, HTX đánh cá có kiêm sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng hoặc kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp được nộp thuế lợi tức về phần sản xuất, kinh doanh kiêm thêm này theo thuế sản xuất thấp nhất ghi trong biểu thuế lợi tức ( Điều 21 ) cách tính như sau:

 Thuế lợi tức   Lợi tức chịu thuế

 một tháng của  =  một tháng của cả x 12 %

  cả cơ sởcơ sở

 d ) Đối với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ:

Số tiền lãi trích   Tổng số thực lãi

 nộp ngân sách=một tháng của  x 30 %

 một tháng   cả cơ sở

  Khi tính số thực lãi, HTX mua bán, HTX tiêu thụ được tính trư tiền lương theo chế độ quy định đối với những người trong ban quản lý HTX do HTX trả lương ( chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán, thủ kho, nhân viên bán hàng....).

đ ) Đối với các cơ sở hợp doanh:

thuế lợi tức mộtthuế lợi tức chịu thuếThuế suất thuế lợi tức luỹ

tháng của cả   = một tháng của xtiến từng phần của ngành

cơ sở   cả cơ sở nghề tương ứng với ngành

 nghề của cơ sở sản xuất,

  kinh doanh.

  Thuế lợi tứcThuế lợi tức một   (   Thuế lợi tức một)

  =   xx 10 %

  phải nộptháng của cả cơ sở (  tháng của cả cơ sở   )

Khi tính lợi tức chịu thuế, các cơ sở hợp doanh được tính trừ tiền lương cho những người có thực tế tham gia sản xuất kinh doanh tại cơ sở. Mức tiền lương của từng người tính vào chi phí sản xuất kinh doanh phải theo đúng chế độ tiền lương thống nhất của Nhà nước quy định đối với công nhân, viên chức xí nghiệp quốc doanh cùng ngành nghề.

- Đối với cổ đông lợi nhuận được chia vượt quá 30,000đ/tháng thì phải nộp thuế lợi tức phần vượt trên 30,000 đ, tính theo công thức:

Thuế lợi tức một   ( Tổng số lợi  )Thuế suất bổ

tháng của một= ( nhuận của)sung luỹ tiến

cổ đông( một cổ đông - 30000đ ) x từng phần của

( được chia)  ngành, nghề  

( trong 1 tháng   )  tương ứng.

 Cổ đông góp cổ phần ở nhiều cơ sở hợp doanh thì phải cộng gộp số lợi nhuận được chia từ các cơ sở hợp doanh để tính thuế lợi tức. Trường hợp các cơ sở hợp doanh sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác nhau thì thuế lợi tức bổ xung tính theo biểu thuế của ngành mà cổ đông có số lợi nhuận được chia nhiều nhất.

Những người góp vốn vào các xí nghiệp quốc doanh và được chia lãi, cũng phải nộp thuế lợi tức bổ xung vào số lãi được chia vượt trện 30.000 đồng /1 tháng như các cồ đông của các cơ sở hợp doanh chia lãi.

e ) Đối với  các hộ riêng lẻ sản xuất,  kinh doanh CTN

Thuế lợi tức  Lợi tức chịu thuế   Thuế suất thuế lợi tức

 một tháng của =  một tháng của mộtx  luỹ tiến từng phần của

1 hộhộngành, nghề tương ứng

Nếu lợi tức chịu thuế của một hộ vượt quá 30.000 đồng / 1 tháng thì ngoài số thuế lợi tức phải nộp như đã tính trên, hộ riêng lẻ còn phải chịu thuế suất bổ xung như đã quy định đối với từng ngành,  nghề.

Khi tính thuế lợi tức theo các thuế suất luỹ tiến từng phần cần tham khảo và đối chiếu với bảng hướng dẫn cách tính thuế lợi tức theo biểu thuế luỹ tiến từng phần, kèm theo thông tư này.

4. Tính giảm thuế lợi tức

a.) Mọi trường hợp tính giảm thuế lợi tức theo chính sách thuế quy định, đều tính trên tổng số thuế lợi tức phải nộp của cả cơ sở.

b) Việc xác định hợp tác xã ở trình độ vừa (để giảm 5% số thuế lợi tức) hay ở trình độ cao (để giảm 10 % số thuế lợi tức) phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trong điều lệ tổ chức hợp tác xã của các ngành ban hành và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước, hoặc của cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định.

c.) Việc xác định mức độ quan hệ kinh tế với Nhà nước, áp dụng theo công thức sau:

  Mức độ quan hệ Phần có quan hệ kinh tế với Nhà nước

  kinh tế với Nhà nước   = ---------------------------------------------------------- x 10 %

 Tổng số quan hệ kinh tế của cơ sở

Quan hệ kinh tế với Nhà nước ở đây chỉ  tính phần quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế quốc doanh có chức năng sản xuất, kinh doanh loại hàng hoá hay loại sản phẩm đó (kể cả với các xí nghiệp của cả quân đội). Riêng đối với các cơ sở vận tải và xây dựng thì tính cả phần quan hệ kinh tế với các đơn vị  kinh tế quốc doanh và các cơ quan, đoàn thể của Nhà nước. Khi xác định có quan hệ kinh tế với Nhà nước phải căn cứ vào hợp đồng kinh tế có duyệt giá của cơ quan có thẩm quyền.

Tuỳ theo đặc điểm ở từng nơi và tính chất sản xuất kinh doanh của từng cơ sở, cơ quan thuế có thể áp dụng chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ tiêu giá trị để tính mức độ quan hệ kinh tế với Nhà nước; nhưng áp dụng chỉ tiêu nào cũng phải đảm bảo tính đồng nhất có thể so sánh được.

IV. THUẾ BUÔN CHUYẾN

Thuế buôn chuyến thu trên tổng doanh số của từng chuyến hàng, theo từng thuế suất nhất định ghi trong biểu thuế tương ứng với từng nhóm hàng và theo quy mô từng bậc doanh số đã quy định.

V. THUẾ HÀNG HOÁ

a.) Giá tính thuế hàng hoá do cơ quan thuế công thương nghiệp cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, quy định căn cứ vào các nguyên tắc ghi trong điều 7 nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số  /HĐBT ngày 30 tháng 1 năm 1988. Cụ thể như sau:

- Đối với các mặt hàng do cơ sở kinh tế tập thể, cá thể làm gia công cho kinh tế quốc doanh hay cơ quan Nhà nước, giá tính thuế là giá bán buôn công nghiệp (giá kinh doanh thương nghiệp trừ (-) chiết khấu thương nghiệp theo từng nhóm hàng). Nếu gia công/thương nghiệp cấp I thì trừ chiết khấu thương nghiệp toàn ngành; nếu gia công cho thương nghiệp cấp II hoặc các cơ quan khác thì trừ chiết khấu thương nghiệp cấp II.

Cơ quan, đơn vị đưa hàng gia công phải ghi vào trong hợp đồng gia công giá bán buôn công nghiệp của từng mặt hàng đưa gia công ( bao gồm cả cơ cấu giá và giá bán buôn công nghiệp của từng mặt hàng).

- Đối với các mặt hàng Nhà nước thu mua của các cơ sở kinh tế tập thể, cá thể, giá tính thuế hàng hoá là giá Nhà nước thu mua của cơ sở sản xuất ( tức là giá bán thực tế của cơ sở sản xuất ).

- Đối với các mặt hàng do cơ sở kinh tế tập thể, cá thể tự sản xuất, tự bán ra thị trường ( kể cả làm gia công cho cá nhân hay các đơn vị kinh tế tập thể khác) giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường tự do tại địa phương trừ (-) 10 %.

b) Người nộp thuế hàng hoá:  

- Đối với hàng hoá nông sản: thuế hàng hoá do người thu mua nộp.

- Đối với hàng tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp sản xuất thuế hàng hoá do cơ sở sản xuất nộp. Thực hiện quy định này thì người đi gia công phải thanh toán với người nhận gia công số tiền gia công và tiền thuế hàng hoá ( nếu có ) để người nhận gia công nộp thuế hàng hoá.

- Trừơng hợp liên doanh hợp doanh chia sản phẩm thì cơ sở sản xuất phải nộp thuế hàng hoá như trường hợp bán sản phẩm của mình sản xuất ra và theo nguyên tắc định giá tính thuế nói trên.

VI. THUẾ SÁT SINH

  Thuế sát sinh đánh vào lợn, trâu, bò đem giết thịt, với thuế suất là 10 % trên trị giá con vật giết thịt, tính theo thời giá. Cụ thể như sau:

1. Phải nộp thuế sát sinh :

   - Lợn, trâu, bò đem giết thịt, phải nộp thuế sát sinh.

 Lợn đến tuổi giết thịt mà xuất chuồng đem vỗ béo vẫn phải nộp thuê sát sinh. Tuỳ theo đặc điểm, tình hình và tập quán chăn nuôi ở từng địa phương, UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương quy định cụ thể mức trọng lượng bình quân lợn xuất chuồng đem giết thịt phải nộp thuế sát sinh.

Lợn nái, lợn đực giống đã thiến để chăn nuôi thành lợn thịt thì khi xuất chuồng đem đi giết thịt, phải nộp thuế sát sinh.

- Thương nghiệp quốc doanh (bao gồm nội thương và ngoại thương), hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ, gia công chăn nuôi hoặc thu mua lợn, trâu, bò của khu vực kinh tế tập thể, cá thể, đem giết thịt cũng phải nộp thuế sát sinh. TNQD khi nộp thuế sát sinh được giảm 50% số thuế phải nộp. Hợp tác xã mua bán, HTX tiêu thụ đã nộp thuế sát sinh thì không phải nộp thuế doanh nghiệp vào phần doanh số bán thịt lợn, trâu, bò.

  2. Không phải nộp thuế sát sinh.

Trâu, bò để chăn nuôi lấy sữa, cày kéo, sinh sản; trâu bò bị tai nạn không phải nộp thuế sát sinh .

Lợn để chăn nuôi, lợn nái, lợn đực giống; lợn bị rắn cắn, hổ vồ, lợn bị tai nạn không phải nộp thuế sát sinh.

3. Người nộp thuế sát sinh.

 Thuế sát sinh thu tại địa phương chăn nuôi. Nếu tự giết con vật do mình chăn nuôi thì người chăn nuôi phải phải nộp thuế sát sinh; nếu bán con vật do người khác giết thịt thì người mua con vật  phải nộp thuế sát sinh ngay khi mua. Người nộp thuế sát sinh phải giữ biên lai thuế sát sinh để thuận tiện cho việc kiểm tra khi vận chuyển hay giết mổ lợn, trâu, bò.

 Việc quản lý thu thuế sát sinh phải kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp kiểm kê đầu lợn chăn nuôi và xuất chuồng ở từng xã, phường với biện pháp thường xuyên kiểm tra thu thuế sát sinh tại các lò mổ, trong nhân dânvà ở các chợ, kiểm tra việc vận chuyển lợn, trâu, bò trên các tuyến giao thông ...

4. Cách tính thuế sát sinh:

   Căn cứ vào trọng lượng bình quân trâu, bò, lợn xuất chuồng đem giết thịt và giá cả thị trường ở từng nơi , UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương quy định mức tiền thuế sát sinh theo đầu con vật để thu thuế cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

 Việc quy định số tiền thuế sát sinh theo đầu con như trên, cần chú ý mấy điểm sau đây:

- Mỗi tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chỉ nên quy định không quá hai mức tiền thuế sát sinh cho mỗi loại súc vật lợn và trâu, bò ở các khu vực khác nhau, để đảm bảo việc quản lý thu được chặt chẽ.

- Mức tiền thuế sát sinh tính theo đầu con phải đảm bảo nguyên tắc thu thuế sát sinh bằng 10% trị giá con vật khi xuất chuồng đem giết thịt, tính theo thời giá.

- Mỗi khi giá thị trường thay đổi, mức tiền thuế sát sinh theo đầu con vật phải được điều chỉnh kịp thời theo thời giá.

5. Người đã chăn nuôi con vật từ 4 tháng trở lên, nếu tự mình giết thịt con vật do mình chăn nuôi thì khi nộp thuế sát sinh được giảm 25% số tiền thuế phải nộp.

 Ngân sách xã, phường được hưởng 15% số tiền thuế sát sinh thu được tại xã, phường, trong đó 3% giành cho cán bộ uỷ nhiệm thu thuế sát sinh tại xã, phường. Số tiền thuế sát sinh giành cho ngân sách xã, phường và uỷ nhiệm thu, do phòng thuế CTN quận, huyện thanh toán sau khi đã nộp đủ số tiền thuế sát sinh vào ngân sách Nhà nước.

VII. - THUẾ ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MUA BÁN, HỢP TÁC XÃ TIÊU THỤ VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ, nộp thuế như sau:

- Nộp thuế môn bài theo biểu thuế đối với các tổ chức kinh tế tập thể.

- Nộp thuế hàng hoá theo điều lệ thuế hàng hoá (nếu có).

- Nộp thuế sát sinh.

- Nộp thuế doanh nghiệp theo thuế suất 4% trên doanh thu bán hàng tự kinh doanh, không phân biệt là doanh thu sản xuất, thương nghiệp, phục vụ hay ăn uống, không thu thuế doanh nghiệp vào doanh thu bán thịt lợn, trâu, bò đã nộp thuế sát sinh.

   Phải căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa HTX với TNQD để xác định phần doanh thu đại lý bán lẻ hoặc uỷ thác thu mua được miễn thuế doanh nghiệp; các trường hợp mua đứt bán đoạn theo giá thoả thuận thì đều coi là doanh thu tự kinh doanh phải nộp thuế doanh nghiệp.

  - Nộp 30% số thực lãi vào ngân sách.

  - HTX mua bán, HTX tiêu thụ đi mua hàng về bán cho nhân dân địa phương thì không coi là buôn chuyến và không phải nộp thuế buôn chuyến. Nếu kinh doanh có tính chất buôn chuyến thì phải nộp thuế buôn chuyến.

  Hợp tác xã tiêu thụ của các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp công nông lâm trường nếu chỉ làm công việc căng tin (như mua hộ hàng hoá theo tiêu chuẩn cho cán bộ, công nhân viên; mua hàng về bán cho cán bộ trong cơ quan, đơn vị) hoặc tổ chức các bếp ăn tập thể phục vụ bữa ăn trưa cho cán bộ, bữa ăn giữa ca cho công nhân trong đơn vị; hoặc phục vụ khách đến làm việc thì không coi là kinh doanh và không phải nộp thuế. Nếu có hoạt động kinh doanh mang tính chất tập thể của cán bộ; công nhân viên trong đơn vị thì phải nộp các loại thuế theo quy định tại điểm 3 dưới đây.

 2. Các cơ sở hợp doanh chia lãi:

  a) Được coi là cơ sở hợp doanh để áp dụng thu thuế theo quy định tại điểm 12 Nghị định của HĐBT số  ngày 30/1/1988 là: Các tổ chức kinh tế quốc doanh các HTX mua bán từ quận, huyện trở lên, có chức năng sản xuất kinh doanh (bao gồm cả đơn vị kinh tế của lực lượng vũ trang) liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh với cơ sở kinh tế tập thể hoặc tư nhân, cá thể.

  b) Các trường hợp khác đều coi là tổ chức kinh tế tập thể; nếu kinh doanh ngành này phục vụ thì thu thuế như đối với cơ sở hợp doanh chia lãi, nhưng không được giảm 10% số thuế lợi tức. Nếu kinh doanh ngành thương nghiệp, ăn uống thì coi là núp dưới danh nghĩa cơ quan đoàn thể, không làm đúng chính sách, và phải thu thuế như đối với hộ tư nhân, cá thể.

 3. Các xí nghiệp, công, nông lâm trường ngoài phần sản xuất chính, sản xuất phụ được quản lý tài  chính theo chế độ quốc doanh, nếu có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh mang tính chất tập thể của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, các đơn vị khác gồm cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, mặt trận, các đơn vị sự nghiệp không có chức năng sản xuất kinh doanh nhưng có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh để cải thiện đời sống cho CBCNV trong đơn vị ( xí nghiệp đời sống) thì phải nộp thuế như sau:

- Nộp thuế hàng hoá nếu sản xuất các mặt hàng có ghi trong danh mục các mặt hàng chịu thuế hàng hoá theo điều lệ thuế hàng hoá hiện hành.

- Nộp thuế sát sinh, nếu có giết mổ lợn, trâu, bò.

- Nộp thuế doanh nghiệp theo thuế suất đối với từng mặt hàng ghi trong biểu thuế doanh nghiệp, trên phần doanh thu bán hàng hoặc doanh thu gia công, phục vụ ( không thu thuế doanh nghiệp vào phần doanh thu bán thịt lợn, trâu, bò đã nộp thuế sát sinh.

- Không phải nộp thuế lợi tức doanh nghiệp.

- Nếu kinh doanh đường dài có tính chất buôn chuyến thì phải nộp thuế buôn chuyến.  

   Thông tư này thay thế cho thông tư số 10 - TC/CTN ngày 30/3/1983 của Bộ Tài Chính và những hướng dẫn trước đây của Bộ Tài Chính về thuế CTN, thuế hàng hoá, thuế sát sinh, trái với thông tư này, đều bãi bỏ.

Trong quá tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có điểm nào chưa rõ, đề nghị các ngành, các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Tài Chính để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 03/02/1988
Hướng dẫn thi hành pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị định của Hội đồng Bộ trưởng bổ xung, sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá và thuế sát sinh
Số kí hiệu 05 TC/CTN Ngày ban hành 03/02/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 03/02/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

03/02/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 05 TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
03/02/1988 Văn bản được ban hành 05 TC/CTN
03/02/1988 Văn bản có hiệu lực 05 TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh