Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 26/11/1986

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngày 6 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Nhà nước và nghị định số 143-HĐBT ngày 18-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về Thuế Công thương nghiệp

________________________

Thi hành Pháp lệnh ngày 6/11/1986 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 143-HĐBT ngày 18 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về tính lại các định mức bằng tiền trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. - THUẾ MÔN BÀI

Thuế môn bài là loại thuế thu một năm một lần. Đầu năm 1986, trong khi trình Hội đồng Nhà nước điều chỉnh các định mức bằng tiền trong Pháp lệnh thuế công thương nghiệp, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương tiến hành tạm thu chờ khi Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh sẽ thanh toán chính thức. Nhưng pháp lệnh sửa đổi các định mức bằng tiền được ban hành vào cuối năm nên hầu hết các địa phương đã thu xong thuế môn bài 1986. Vì vậy, không phải thanh toán lại thuế. Cơ quan thuế cần tiến hành kiểm tra để tiếp thu thuế môn bài năm 1986 đối với những cơ sở có sản xuất kinh doanh nhưng chưa nộp thuế môn bài theo đúng Nghị định sóo 143-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Nhằm phát huy tác dụng kiểm kê, kiểm soát của thuế môn bài trong việc phân loại, thống kê các ngành nghề phục vụ tốt cho công tác tài chính quản lý thu thuế và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, các địa phương cần tiến hành điều tra xác định lại thu nhập và thực chất hoạt động của các cơ sở kinh doanh thật sát đúng, phân loại lại hộ theo bậc môn bài trong biểu thuế của phụ lục số 3 kèm theo Nghị định số 143-HĐBT ngày 18 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng, để lập ngay sổ thuế môn bài năm 1987 và tiến hành thu vào đầu quý I 1987.

Việc điều tra lập sổ thuế cần chú ý nắm chắc cơ sở được cấp hay không được cấp giấy phép kinh doanh, là tổ chức kinh tế thực sự hay trá hình, bảo đảm thu thuế đúng chính sách đối với từng đối tượng nộp thuế như hướng dẫn trong thông tư số 33-TC/CTN ngày 27/10/1986 của Bộ Tài chính

II. THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP.

Theo quy định trong Nghị định số 143-HĐBT ngày 18/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng các định mức bằng tiền mới và thuế lợi tức (bao gồm cả mức miễn thu và lợi tức chịu thuế trong biểu thuế lợi tức của phụ lục số 1 kèm theo Nghị định số 143-HĐBT) có hiệu lực thi thành kể từ tháng 11/1986 đối với các cơ sở tập thể, cá thể tạm nộp thuế lợi tức hàng tháng và thanh toán cuối quý hoặc cuối năm giải quyết như sau:

- Từ tháng 10/1986 trở về trước áp dụng các định mức bằng tiền theo quy định trong Nghị định số 19-HĐBT ngay 23/3/1983 của Hội đồng Bộ trưởng.

- Từ tháng 11/1986 trở về sau, áp dụng các định mức bằng tiền đã sửa đổi lại theo Nghị định số 143-HĐBT.

Việc tính lại mức bằng tiền về suất miễn thu, bậc lợi tức chịu thuế được nâng lên nhưng thuế suất không thay đổi, tính về lý thuyết, thuế lợi tức sẽ bị giảm nếu không coi trọng việc chống thất thu về doanh số, về chi phí... Nhưng trong thực tế, vừa qua do các định mức bằng tiền trong biểu thuế sửa đổi chậm, nhiều địa phương đã tự điều chỉnh mức miễn thu lên quá cao và cho tính nhiều suất miễn thu, hạ thấp doanh thu cho trừ rộng rãi các loại chi phí để giảm lợi lợi tức chịu thuế nên nhìn chung, thuế lợi tức thu rất thấp. Do đó, cần khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý với lý do có sửa lại các định mức bằng tiền trong Pháp lệnh dễ gây thất thu về thuế.

Các địa phương phải tăng cường theo dõi, điều tra xác định doanh sóo sát đúngvới biến động về giá cả, về hoạt động sản xuất , kinh doanh, loại trừ các chi phí tiêu cực, chi không hợp lý, xác định số suất miễn thu được trừ tương ứng hợp lý với số sản phẩm sản xuất  và doanh số thực tế, điều chỉnh lại tỷ lệ lãi... bảo đảm chống thất thu về thuế lợi tức có kết quả, sát đúng với từng cơ sở. Cần đặc biệt chú ý đối với các cơ sở kinh doanh lớn trong ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ, các cơ sở tư nhân hoạt động nguỵ trang dưới danh nghĩa tập hêt, liên doanh, hoạt daonh và cả các tổ chức kinh tế tập thể trước đây có nhiều sơ hở trong việc thu thuế.

III. VỀ THUẾ BUÔN CHUYẾN VÀ ĐỊNH MỨC XỬ PHẠT BẰNG TIỀN.

Bắt đầu áp dụng các định mức bằng tiền sửa đổi từ tháng 11/1986 (kể cả những vụ vi phạm từ trước nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong).

IV.  THUẾ SUẤT ĐẶC BIỆT:

Nghị định số 143-HĐBT đã quy định thuế suất đặc biệt (100%) thu vào lợi tức do đầu cơ nâng giá, bán giá cao hơn giá duy định của Nhà nước, bán cao hơn giá niêm yết và thu vào khoản chênh lệch giá hàng tồn kho nguyên liệu hoặc hàng hoá trong trường hợp Nhà nước thay đổi giá bán) do các cơ sở tập thể hoặc cá thể tự mua, tự bán ra thị trường tự do hoặc bán cho mậu dịch quốc doanh theo giá thoả thuận.

Riêng trường hợp cơ sở tập thể, cá thể nhận hàng gia công cho mậu dịch quốc doanh hoặc mua nguyên liệu và bán toàn bộ thành phần cho mậu dịch quốc doanh theo giá chỉ đạo, nếu Nhà nước thay đổi nâng giá lên thì cơ sở sản xuất  trả phần chênh lệch giá cho mậu dịch quốc doanh để nộp vào ngân sách theo chế độ thu chênh lệch giá.

Cần nhận rõ việc áp dụng thuế suất đặc biệt nói trên là một biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những oạt động tiêu cực, lợi dụng khó khăn về khan hiếm hàng hoá nâng giá, thu lợi bất chính; góp phần tích cực vào việc quản lý giá cả trên thị trường tự do. Do đó, thuế suất đặc biệt không nên áp dụng tràn lan mà cần cân nhắc kỹ, phân tích, xem xét cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Chủ yếu cần tập trung vào những hoạt động cố tình gây rối về giá cả để thu lợi lớn, những cơ sở tập thể, cá thể kinh doanh lớn, những mặt hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, kể cả những cơ sở hợp tác xã mua bán hạc tư nhân làm đại lý cho Nhà nước bán quá giá quy định.

Đối với những cơ sở sản xuất  kinh doanh nhỏ mà vi phạm chế độ quản lý giá thì giáo dục, đấu tranh ngăn chặn, đồng thời phải bám sát tình hình kinh doanh để kịp thời điều chỉnh doanh thu mức thuế sát với tình hình biến động của giá car.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Để việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi cách tính các định mức bằng tiền về thuế CTN và thuế hàng hoá được nghiêm chỉnh, có tác dụng thúc đẩy sản xuất  kinh doanh theo đúng chính sách nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến giá cả và đời sống nhân dân, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp uỷ và chính quyền các cấp về các mặt công tác sau đây:

- Tổ chức giải thích sâu rộng trong các cơ quan đoàn thể, trong nhân dân và cơ sở kinh doanh để mọi người hiểu rõ việc sửa đổi cách tính các định mức bằng tiền phù hợp với biến động giá cả hiện nay là nhằm bảo đảm sự động viên đóng góp công bằng của chính sách. Các cơ sở kinh doanh nhỏ được nộp thuế theo tỷ lệ thấp hơn các cơ sở kinh doanh lớn. Mục tiêu là điều tiết hợp lý những hộ thu nhập cao và chống thất thu về thuế chứ không phải nhằm tăng tỷ lệ động viên về thuế. Từ đó, động viên dư luận quần chúng theo dõi, lên án, đấu tranh chống hiện tượng xuyên tạc, lợi dụng việc sửa lại các định mức bằng tiền để nâng giá bán hàng, thu lợi bất chính.

- Phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế về kiểm tra, kiểm soát, thường xuyên sâu sát cơ sở, bảo đảm các cơ sở có thực sự kinh doanh đều phải làm đầy đủ nghĩa vụ khai báo, nộp thuế sát thực tế kinh doanh, đúng chính sách, chế độ trong việc tự tiện giảm doanh số, cho trừ chi phí quá rộng rãi, hạ thấp lợi tức chịu thuế, giảm mức thuế cho cơ sở kinh doanh; hạn chế đến mức thấp nhất thất thu về thuế do công tác quản lý lỏng lẻo gây nên.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các ngành có liên quan (tài chính, vật giá, thương nghiệp, quản lý thị trường, công an, toà án, viện kiểm sát...) thực hiện việc thu thuế theo đúng Pháp lệnh về thuế gắn với việc giải quyết đồng bộ các chế độ quản lý kinh tế - tài chính (đăng ký kinh doanh, đăng ký và quản lý giá, cải tạo và quản lý thị trường); tổ chức việc kiểm tra, phát hiện và sử lý nghiêm khắc các trường hợp lợi dụng xuyên tạc việc sửa đổi cách tính các định mức bằng tiền để đầu cơ nâng giá, phao tin đồn nhảm, buôn bán trốn lậu thuế./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670392896_108047609064_42-TC.CTN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 26/11/1986
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngày 6 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Nhà nước và nghị định số 143-HĐBT ngày 18-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về Thuế Công thương nghiệp
Số kí hiệu 42-TC/CTN Ngày ban hành 26/11/1986
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 26/11/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

26/11/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 42-TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
26/11/1986 Văn bản được ban hành 42-TC/CTN
26/11/1986 Văn bản có hiệu lực 42-TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh