Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1986

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn tổ chức thu nộp thuế nông nghiệp bằng hiện vật nông sản

________________________

Căn cứ điều 10 Nghị định số 25-HĐBT ngày 30/3/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: Thuế nông nghiệp thu chủ yếu bằng hiện vật. Đối với đất trồng lúa là chính, thì thu bằng lúa. Đối với đất trồng cây công nghiệp hàng năm hoặc các cây hàng năm khác, nếu địa phương có kế hoạch thu mua sản phẩm ấy thì thu bằng hiện vật..."

Để đảm bảo thu nhanh, gọn số thuế bằng hiện vật nông sản của nhân dân đóng góp và thống nhất các chủ tục giao nộp và thanh toán thóc và lương tực khác thu thuế nông nghiệp giữa hai ngành Tài chính và ngành Lương thực trong cả nước, Liên Bộ Tài chính - Lương thực thống nhất quy định như sau:

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI CHÍNH - LƯƠNG THỰC VÀ NGƯỜI NỘP THUẾ.

1. Trách nhiệm của cơ quan Tài chính (Ban Thuế nông nghiệp huyện, xã):

a) Ban Thuế nông nghiệp huyện có trách nhiệm giúp UBND huyện tổ chức và chỉ đạo công tác thu nộp thuế nông nghiệp theo kế hoạch của tỉnh, thành phố giao. Cụ thể là:

- Căn cứ vào sổ Bộ thuế đã xét duyệt, chỉ tiêu thu nộp thuế đã giao cho các xã của từng vụ..., thông báo cho Công ty lương thực huyện về số lương thực, phải thu và thời gian thu theo địa bàn các xã.

- Lập kế hoạch tổ chức thu nộp và lịch thu nộp cụ thể cho từng xã như quy định rõ, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thu thuế trong vụ thu hoạch và địa điẻm nộp thuế cho các xã, có sự tham gia của công ty lương thực huyện, để báo cáo Uỷ ban Nhân dân huyện duyệt và chỉ đạo các xã thu nộp thuế nông nghiệp theo đúng kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thu nộp thuế tập trung một lần, hoặc nhiều nhất là 2 lần trong mỗi vụ theo đơn vị thôn, ấp, bản, tập đoàn sản xuất , hợp tác xã, nhất là những xã, thôn, ấp, bản còn thu thuế theo hộ cá thể. Kiên quyết không để tình trạng thu thuế kéo dài và tồn đọng.

- Kiểm tra, đôn đốc các xã hoàn thành nhiệm vụ thu nộp và vùng ngành Lơng thực kiểm tra các kho lương thực trong việc tổ chức thu nhập thóc thuế, đảm bảo phẩm chất theo đúng quy định của ngành Lương thực, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc cân nhận lương thực thuế, không gây phiền hà cho dân và cơ sở, giải quyết kịp thời những việc phát sinh trong quá trình thu nộp thuế.

- Nắm kịp thời tiến độ và số lượng thực thu thuế đã nhập vào các kho để đối chiếu với ngành lương thực và báo cáo UBND huyện theo tuần kỳ để huyện kịp thời chỉ đạo thu nộp thuế nông nghiệp.

- Tổ chức thực hiện việc đối chiếu, thanh toán và quyết toán với ngành lương thực theo định lỳ, theo vụ hoặc cả năm.

- Chỉ đạo cho cán bộ thuế nông nghiệp xã thanh toán và quyết toán thuế với hộ nông dân, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất  sau năm thuê nông nghiệp.

b) Ban Thuế nông nghiệp xã có trách nhiệm:

- Căn cứ vào số thuế nông nghiệp đã được duyệt và chỉ tiêu chi nộp thuế của huyện giao cho từng vụ, thông báo cho từng đơn vị nộp thuế và số thuế phải nộp bằng lúa, bằng tiền, bằng nông sản khác... ngày và địa điểm giao nộp thuế theo quy định của UBND huyện; đồng thời thống nhất với cửa hàng lương thực (hoặc trạm, tổ thu mua) về ngày nhập kho lương thực nộp thuế.

- Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền xã tổ chức tuyên truyền giáo dục nhân dân về nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp, tổ chức cho nhân dân nộp thuế nhanh, gọn; đôn đốc các đơn vị nộp thuế nộp đủ số thuế phải nộp bằng nông sản tốt và đúng thời hạn quy định.

- Cử cán bộ thường trực ở kho lương thực trong những ngày giao nhận thuế để theo dõi, nắm tình hình thu nộp, làm thủ tục giao nhận với các đơn vị nộp thuế như, theo dõi cẩn thận, lập biên lai thu thuế nông nghiệp...; đối chiếu và làm thủ tục xác nhận thuế nhập kho với đại diện (thủ kho) cơ quan lương thực.

Sau năm thuế phải quyết toán với từng hộ nông dân, từng tập đoàn sản xuất , từng hợp tác xã về kết quả nộp thuế và số thuế từng hộ, từng tập đoàn sản xuất  còn nợ Nhà nước để năm sau thu nợ.

2. Trách nhiệm của cơ quan Lương thực huyện.

- Cơ quan Lương thực huyện phải tổ chức cân nhận toàn bộ số lương thực thu từ thuế nông nghiệp, với yếu cầu nhanh, gọn, và thuận tiện cho người nộp thuế.

- Tham gia với cơ quan Tài chính (thuế nông nghiệp) huyện lập kế hoạch và tổ chức thu nộp thuế nông nghiệp cho từng xã.

- Bố trí kho tàng và chuẩn bị phương tiện cân nhận và bao bì để nhập lương thực thu từ thuế nông nghiệp cuả các xã cho thuận tiện.

- Cử cán bộ (thủ kho) trực tiếp cân nhận lương thực (thóc) tay ba với cán bộ thuế nông nghiệp và người nộp thuế.

- Thực hiện việc đối chiếu, thanh toán, và quyết toán lương thực thu thuế nông nghiệp với cơ quan Tài chính và chuyển tiền kịp thời vào ngân sách Nhà nước theo chế độ đã quy định.

3. Trách nhiệm của các đơn vị nộp thuế: Các đơn vị nộp thuế như hợp tác xã, tập đoàn sản xuất , hộ nông dân cá thể và tổ chức khác... có trách nhiệm sau đây:

- Phơi khô quạt sạch lương thực nộp thuế, bảo đảm tiêu chuẩn lương thực loại tốt, nộp thuế đúng ngày quy định theo thông báo của Uỷ ban nhân dân xã.

- Phải vận chuyển phần lương thực nộp thuế của mình đến địa điểm nộp thuế do Uỷ ban Nhân dân huyện quy định và dược UBND xã thông báo.

- Xác định lại với đại diện cơ quan thuế và cơ quan Lương thực về số lượng lương thực mang đến để nộp thuế, trả nợ thuế, trả thuỷ lợi phí, công cày máy và bán cho Nhà nước theo thứ tự nộp đủ thuế, nợ thuế và nợ Nhà nước trước, rồi mới trang trải các khoản nộp khác.

- Các hộ nông dân, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp phải làm đầy đủ nghĩa cụ đóng thuế cho Nhà nước. Nếu vì lý do nào đó mà còn nợ thuế thì chủ hộ phải có đơn xin khất nợ đoàn thể quần chúng đồng tình, cán bộ thôn ấp đề nghị, và được chính quyền xã xác nhận thì được chịu nợ thuế, nhưng chủ hộ phải ký vào giấy nợ với Ban Thuế nông nghiệp xã.

II. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC GIAO NHẬN CÁC LOẠI LƯƠNG THỰC THUẾ NÔNG NGHIỆP:

1. Nguyên tắc chung:

Tất cả các loại nông sản nộp thuế nông nghiệp đều giao cho cơ quan thu mua theo phương thức tay ba: người nộp thuế - Ban thuế nông nghiệp xã - cơ quan thu mua.

Cơ quan được quyền thu mua các loại nông sản thuế nông nghiệp là các Công ty Lương thực và các công ty chuyên doanh khác của địa phương được UBND tỉnh, thành phố, đặc khu cho phép được quyền thu mua.

Các Ban Thuế nông nghiệp xã, phường, thị trấn, huyện... không trực tiếp thu nhận thóc hoặc bất cứ loại nông sản nào của các đơn vị, cá nhân nộp thuế.

2. Trình tự và thủ tục giao nhận các loại lương thực thuế nông nghiệp.

a) Cán bộ thuế nông nghiệp và đại diện (thủ kho) của cơ quan lương thực phải có mặt tại địa điểm nộp thuế trước gì quy định cân nhận để làm những việc cần thiết cho nhập kho lương thực như: điều chỉnh lại cân, chuẩn bị sân bãi, bao bì... để khi các đơn vị nộp thuế vận chuyển lương thực đến là có thể cân nhận được ngay, không được để nhân dân phải chờ đợi.

b) Ban Thuế nông nghiệp xã và đại diện (thủ kho) của cơ quan lương thực phải cùng kiểm tra và xác nhận chất lượng lương thực (thóc) nộp thuế nông nghiệp trớc khi cân nhận nhập kho. Khi cân nhận, đại diện (thủ kho) cơ quan lương thực, cán bộ thuế nông nghiệp và người nộp thuế phải theo dõi từng mã cân.

c) Khi cân nhận tóc nhập kho của người nộp thuế, trước hết thủ kho phải cân nhận đủ số lương thực nộp thuế, lương thực trả nợ Nhà nước sau dó cân nhận lương thực bán cho Nhà nước.

d) Cán bộ thuế nông nghiệp phải ghi chép từng mã cân, ghi sổ, theo dõi số lương thực nhập kho để trả nợ thuế cũ, nộp thuế mới của từng đơn vị nộp thuế để đôn đốc thu nộp kịp thời, cấp biên lai, đối chiếu... với cơ quan Lương thực theo tuần kỳ quy định.

Đại diện (thủ kho) cơ quan Lương thực phải lập bảng kê từng mã cân cho từng đơn vị nộp thuế.

Sau khi đã nộp kho hết số lương thực nộp thuế trong ngày, người nộp thuế ký xác nhận vào bảng kê, sổ theo dõi của cán bộ thuế và thủ kho lương thực và nhận biên lai nộp thuế do cán bộ thuế nông nghiệp xã cấp.

Biên lai thu thuế nong viết thành 2 liên:

- Liên 1 lưu ở Ban thuế nông nghiệp xã.

- Liên 2 giao cho người nộp thuế.

e) Sau mỗi ngày cân, nhận nhập kho lương thực (thóc) thuế nông nghiệp, đại diện cơ quan lương thực (thủ kho) và đại diện Ban Thuế nông nghiệp xã trực ở kho phải đối chiếu, xác định số thuế nông nghiệp nhập kho trong ngày, sau đó thủ kho phải viết biên lai kiêm phiếu nhập kho về số lương thực nộp thuế nông nghiệp đã nhập trong ngày. Mỗi biên lai ghi 1 loại lương thực nhập kho trong ngày. Biên lai kiêm phiếu nhập kho viết thành 4 liên:

- Liên 1 lưu ở kho lương thực.

- Liên 2 giao cho Ban Thuế nông nghiệp xã.

- Liên 3 gửi Công ty Lương thực huyện.

- Liên 4 gửi Phong Tài chính huyện.

h) 5 ngày 1 lần (vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 của tháng), Ban Thuế nông nghiệp xã và đại diện cơ quan lương thực (thủ kho) cùng nhau đối chiếu xác nhận số lương thực (thóc) thuế nông nghiệp đã nhập kho và lập biên bản xác nhận định lý số lượng và phẩm cấp (chỉ phân phẩm cấp trong những mùa vụ mà thiên tai thực sự làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm) của lương thực thu từ thuế nông nghiệp đã nhập kho Nhà nước. Biên bản xác nhận định kỳ lập thành 4 bản

- 1 lưu ở Ban Thuế nông nghiệp xã.

- 1 lưu ở khu lương thực

- 1 gửi Phòng Tài chính huyện.

- 1 gửi Công ty Lương thực huyện.

Sau 2 ngày kết thúc vụ thu thuế, Ban Thuế nông nghiệp xã cùng với đại diện của cơ quan lương thực (thủ kho) đối chiếu, tổng hợp và làm biên bản xác nhận số lượng lương thực thu từ thuế nông nghiệp đã nhập kho Nhà nước trong cả vụ như đã lập biên bản xác nhận định kỳ ở mục h-2-II và báo cáo về phòng tài chính, Công ty Lương thực huyện chậm chất là sau 5 ngày kết thúc vụ thu thuế của xã.

III. THANH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN LƯƠNG THỰC THUẾ NÔNG NGHIỆP.

1- Từ 5 đến 10 ngày 1 lần, Phòng Tài cính huyện cùng với Công ty Lương thực huyện đối chiếu số lượng lương thực (thóc) thuế nông nghiệp đã nhập kho của các xã trong huyện, làm biên bản thanh toán, chuyển ngay tiền vào ngân sách Nhà nước.

2. Phòng Tài chính cùng với Công ty Lương thực đối chiếu, tổng hợp, thanh toán toàn bộ số thóc và lương thực thu thuế nông nghiệp đã giao cho cơ quan Lương thực và kịp thời báo cáo lên cấp trên theo ngành dọc. Công việc này phải làm xong sau 10 ngày kết thúc vụ thu thuế của toàn huyện. Huyện báo cáo đầy đủ về tỉnh. Sau 1 tháng tỉnh tổng hợp báo cáo về Bộ. Căn cứ vào kết quả này, Phòng Tài chính (Ban Thuế nông nghiệp huyện) đôn đốc cơ quan Lương thực nộp tiền vào ngân sách Nhà nước chậm nhất là 5 ngày sau khi Phòng Tài chính huyện và Công ty lương thực huyện làm xong thủ tục đối chiếu.

Việc tổ chức thu nộp, thanh toán thuế nông nghiệp đối với các nông sản khác cũng áp dụng tương tự như đối với lương thực.

Thông tư này có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/10/1986, mọi quy định trái với văn bản này đều bãi bỏ./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670390495_108054762489_35.TT.LB.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1986
Hướng dẫn tổ chức thu nộp thuế nông nghiệp bằng hiện vật nông sản
Số kí hiệu 35-TT/LB Ngày ban hành 29/10/1986
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 01/10/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/10/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 35-TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
29/10/1986 Văn bản được ban hành 35-TT/LB
01/10/1986 Văn bản có hiệu lực 35-TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh