Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/01/1979

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thu thuế lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất thủ công nghiệp vận tải- kiến trúc

________________________

Căn cứ tinh thần điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 200-NQ/TVQH ngày 18/1/1966 và quyết nghị số 488-NQ/QH/K4 ngày 26/9/1974 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì yêu cầu của việc thu thuế lợi tức vượt mức là nhằm điều tiết các thu nhập cao một cách bất hợp lý do làm ăn không chính đáng, hoặc do những sơ hở trong việc quản lý kinh tế của các cơ quan Nhà nước. Đối với những trường hợp do cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật mà có lợi tức vượt quá 1.600 đồng (được Uỷ ban nhân dân từ cấp khu, huyện trở lên xác nhận) thì không thu thuế lợi tức vượt mức trong một năm.

Qua thực tế thì các cơ sở có lợi tức bất hợp lý thường là các cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp, phục vụ, ăn uống, các hộ sản xuất cá thể, các tổ sản xuất; đối với các hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp thì các trường hợp có lợi tức vượt mức bất hợp lý thường tập trung vào các cơ sở có kinh doanh tự sản, tự tiêu, giá hàng bán ra không được Nhà nước quản lý chặt chẽ, cho nên có lãi cao.

Để việc thu thuế lợi tức vượt mức có tác dụng khuyến khích đối với các cơ sở làm ăn chính đáng mà có lợi tức cao, và điều tiết đúng mức đối với các cơ sở có lợi tức vượt mức bất hợp lý, Bộ hướng dẫn lại dưới đây việc vận dụng thu thuế vào phần lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể (hợp tác xã và tổ sản xuất), sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc:

1/ Cần phân biệt cho rõ trường hợp phải thu thuế lợi tức vượt mức (do có lợi tức cao bất hợp lý) vơí trường hợp không thu thuế lợi tức vượt mức (có lợi tức cao do cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tăng cường lao động ...):

Các yếu tố cần xem xét trước tiên là mức lãi bình quân xã viên và tỷ lệ lãi. Hai yếu tố này phải được xem xét trong mối quan hệ khăng khít với nhau và trên cơ sở có đối chiếu với chủ trương của Nhà nước và của từng địa phương đối với từng ngành, nghề cần khuyến khích nhiều hay ít, hoặc phải hạn chế, Thí dụ: đối với nghề cần hạn chế (như sản xuất mỹ phẩm, bài lá, vàng mạ...) thì với mức lợi tức chịu thuế  bình quân xã viên qui ra cả năm từ trên 1 600 đồng trở lên và tỷ lệ lãi khoảng trên 10 % trở lên thì coi là lợi tức vượt mức, và phải thu thuế lợi tức vượt mức. Ngược lại, đối với ngành nghề mà Nhà nước  đang cần khuyến khích phát triển (do đó, tỷ lệ lãi cơ quan gia công thu mua giành cho cơ sở có thể cao hơn, thí dụ: khoảng 15 %) thì có thể coi mức lợi tức chịu thuế khoảng trên 2.000 đồng đến 2.500 đồng mới là lợi tức vượt mức và thu thuế lợi tức vượt mức.

Nếu do cải tiến quản lý, cảitiến kỹ thuật mà có lợi tức cao hơn cũng được miễn, không thu thuế lợi tức vượt mức (nếu được Uỷ ban nhân dân từ cấp khu, huỵện trở lên xác nhận).

Vì vậy, các Sở, Ty tài chính  cần bàn bạc với các ngành và xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để xác định ngành nghề cần khuyến khích, và các mức lãi tối đa, cùng với tỷ lệ lãi tối đa được coi là hợp lý. Đối với các ngành nghề này và trong phạm vi các mức tối đa đã qui định thì không thu thuế lợi tức vượt mức.

2/ Để thực hiện việc huy động thuế lợi tức vượt mức một cách hợp lý, nay điều chỉnh các tỷ lệ thu và các mức lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, vận tải, kiến trúc như sau:

Số lợi tức vượt mức bình quân xã viên qui ra cả năm: dưới 1.000 đồng thu 10%, dưới 1.500 đồng thu 15%, dưới 2.000 đồng thu 20 %, dưới 2.500 đồng thu 25 %, dưới 3.000 đồng thu 30 %, dưới 3.500 đồng thu 35 %, và từ 3.500 đồng trở lên thu 40 %.

Khi quyết định một tỷ lệ thu thuế vào phần lợi tức vượt mức cho từng cơ sở phải kết hợp xem xét các yêú tố có liên quan như đã nêu trên, để vận dụng tỷ lệ thu cho hợp lý.

3/ Chú ý là: các sửa đổi nói trên chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh tế tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp kiêm kinh doanh các ngành nghề không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp thì chi thu thuế lợi tức với tỷ lệ tối thiểu là 8 %, không thu thuế lợi tức vượt mức. Còn đối với các hộ sản xuất cá thể (kể các các tổ sản xuất "giả hiệu") và các cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp, phục vụ, ăn uống thì vẫn thu thuế lợi tức vượt mức theo các qui định trong thông tư số 24-TT/CT ngày 4/12/1974 của Bộ Tài chính.

Thông tư này thay thế phần thu thuế lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc, trong thông tư  số 25-TTCT ngày 4 tháng 12 năm 1974 của Bộ, và áp dụng cho việc thanh toán thuế lợi tức doanh nghiệp từ năm 1978./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670340994_108566721976_02 TC.CTN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/01/1979
Hướng dẫn việc thu thuế lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất thủ công nghiệp vận tải- kiến trúc
Số kí hiệu 02 TC/CTN Ngày ban hành 15/01/1979
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 15/01/1979
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Đào Thiện Thi
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

15/01/1979

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 02 TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
15/01/1979 Văn bản được ban hành 02 TC/CTN
15/01/1979 Văn bản có hiệu lực 02 TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh