Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/09/1993

 

 

 

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ tài

chính của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các luật thuế hiện hành; để các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam hiểu và thực hiện thuận lợi các nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số qui định như sau:

 

1. Thuế doanh thu.

Các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam đều phải nộp thuế doanh thu theo Luật thuế doanh thu.

Doanh thu làm căn cứ tính thuế là toàn bộ số thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi và các khoản thu về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thu lệ phí, hoa hồng về các dịch vụ ngân hàng;

Thuế suất thuế doanh thu đối với từng hoạt động nghiệp vụ được qui định tại Thông tư số 59/TC-TCT-CS ngày 2-11-1991 của Bộ Tài chính cụ thể là:

Tín dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghiệp thương nghiệp: 6% trên doanh thu;

Tín dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp: 4%;

Tín dụng đối với các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu: 8%

Kinh doanh mua, bán ngoại tệ: 15% trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngoại tệ;

Kinh doanh mua bán vàng bạc đá quí: 15% trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán vàng bạc đá quí;

Nghiệp vụ khác thuộc lĩnh vực ngân hàng: 4% trên doanh thu.

Trường hợp một ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau thì phải hạch toán riêng doanh thu của từng nghiệp vụ để tính thuế doanh thu, nếu ngân hàng không tự tách được riêng doanh thu cho từng hoạt động nghiệp vụ thì sẽ phải nộp thuế doanh thu theo thuế suất cao nhất của các nghiệp vụ phải chịu thuế doanh thu.

2. Thuế lợi tức.

Các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam phải nộp thuế lợi tức với thuế suất 25% trên lợi nhuận thu được và không được miễn, giảm thuế lợi tức như đã qui định tại Thông tư số 66 TT-LB ngày 30-10-1992 của liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

3. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vào các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, có lợi nhuận thu được từ các ngân hàng đó, khi chuyển số lợi nhuận này ra nước ngoài thì phải nộp thuế chuyển lợi nhuận theo qui định tại Điều 73 của Nghị định số 28 HĐBT ngày 6-2-1991.

4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn và định lượng những mặt hàng nhập khẩu trực tiếp dùng cho nghiệp vụ của mình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng chung cho các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Khi nhập khẩu các hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế nêu trên, các ngân hàng phải làm thủ tục miễn thuế tại Bộ Tài chính như đã qui định tại Công văn số 432 TC/TCT ngày 30-12-1991 của Bộ Tài chính.

Hồ sơ để làm thủ tục miễn thuế trình cho Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) gồm có:

1. Giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp một bản gốc và một bản sao.

2. Hạn ngạch nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp, một bản gốc và một bản sao.

3. Giấy phép nhập khẩu chuyến do Bộ Thương mại cấp, một bản gốc và một bản sao.

4. Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu do hải quan cấp, một bản gốc và một bản sao.

Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ trả lại Ngân hàng các bản tài liệu gốc.

Các hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu, nếu các ngân hàng nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải kê khai và truy nộp số thuế nhập khẩu đã được miễn.

5. Tiền thuê mặt đất.

Các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam có thuê trụ sở, văn phòng phục vụ kinh doanh hoặc được Nhà nước cho thuê đất để làm trụ sở, văn phòng phục vụ kinh doanh phải nộp tiền thuê đất với diện tích được thuê theo qui định tại Quyết định 210a TC/VP ngày 1-4-1990 và hướng dẫn tại Thông tư số 51 TC/TCT ngày 1-10-1992 của Bộ Tài chính. Mức tiền thuê đất cụ thể của từng ngân hàng do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý kiến đề nghị của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh và ý kiến của Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố nơi có trụ sở, văn phòng của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh.

Trong khi chờ ý kiến đề nghị của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh và ý kiến Uỷ ban nhân dân địa phương để Bộ Tài chính quyết định mức tiền thuê đất cụ thể, cơ quan thuê trực tiếp thu thuế sẽ tạm thu theo một mức tiền thuê đất tạm tính căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 51 TC/TCT ngày 1-10-1992, khi có quyết định chính thức sẽ điều chỉnh số thu, hoặc thu thêm hoặc hoàn trả số đã nộp thừa cho ngân hàng.

6. Các loại thuế và thu khác chưa nêu trong Công văn này được thi hành theo luật pháp hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư 55 TC/TCT/TT ngày 1-10-1991 của Bộ Tài chính.

7. Đăng ký thuế.

Ngay sau khi được cấp giấy phép hoạt động, các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam phải làm thủ tục đăng ký thuế với Cục thuế địa phương, nơi ngân hàng đó đặt trụ sở (kể cả các chi nhánh của các ngân hàng đó). Trong quá trình hoạt động các ngân hàng này phải chịu sự kiểm tra, quản lý về thuế của các cục thuế địa phương và của Bộ Tài chính (Tổng cục thuế).

Trong quá trình thực hiện các qui định của luật pháp về thuế, nếu còn vướng mắc gì nữa, đề nghị các ngân hàng phản ánh với Cục thuế địa phương, Bộ Tài chính để giải quyết.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/09/1993
Hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Số kí hiệu 07/TC-TCT Ngày ban hành 19/01/1993
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/09/1993
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

01/09/1993

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 07/TC-TCT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
19/01/1993 Văn bản được ban hành 07/TC-TCT
01/09/1993 Văn bản có hiệu lực 07/TC-TCT
01/09/1993 Văn bản hết hiệu lực 07/TC-TCT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh