Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 31/10/1994

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý Tài chính và sử dụng viện trợ của

Chính phủ CHLB Đức thuộc Hiệp định

Tài chính 1991, 1992, 1993

_____________________

 

Căn cứ vào các Hiệp định Tài chính đã ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về việc CHLB Đức tài trợ cho Việt Nam các dự án thuộc TK 1991, 1992, 1993;

Căn cứ vào quy  chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này;

Căn cứ vào Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành theo Nghị định số 20/CP ngày 15/3/1994 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn kèm theo Nghị định trên;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4166/QHQT ngày 30/7/1994 về cơ chế quản lý Tài chính đối với các dự án thuộc Hiệp định Hợp tác Tài chính với CHLB Đức, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng viện trợ của CP CHLB Đức thuộc các TK 1991, 1992, 1993 như sau :

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Viện trợ của Chính phủ CHLB Đức cho Chính phủ Việt Nam (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi) là nguồn thu của NSNN, được cân đối vào kế hoạch thu, chi Ngân sách Nhà nước hàng năm do Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

2. Căn cứ vào mục tiêu và tính chất sử dụng của từng dự án, các dự án sử dụng nguồn viện trợ Đức được phân thành hai loại sau đây :

- Loại dự án được Ngân sách Nhà nước cấp phát gồm các dự án hợp tác kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, môi sinh. (danh mục theo phụ lục I đính kèm).

- Loại dự án thuộc NSNN vay lại gồm những dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và có khả năng thu hồi vốn. (danh mục theo phụ lục II đính kèm).

3. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là đơn vị thực hiện việc cho các chủ dự án vay lại, có trách nhiệm thu hồi đầy đủ vốn và lãi để trả Bộ Tài chính đúng hạn. Ngân hàng ĐTPT là người quyết định cuối cùng việc cho các dự án vay lại.

4. Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn viện trợ của Chính phủ Đức đúng mục đích, có hiệu quả; chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý Tài chính hiện hành của Nhà nước, Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài kèm theo Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện số 17-TC/TCĐN, 18-TC/TCĐN ngày 5/3/1994 của Bộ Tài chính.

5. Các cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các chủ dự án trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý hiện hành cũng như việc sử dụng có hiệu quả, thu hồi vốn để trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Căn cứ vào các Hiệp định Hợp tác Tài chính đã được Chính phủ hai nước phê chuẩn, các Bộ chủ quản, UBND các tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các chủ dự án tiến hành các bước thẩm định và phê duyệt dự án theo đúng quy định hiện hành về chế độ thẩm định và phê duyệt dự án Nhà nước.

Sau khi dự án được thẩm định và phê duyệt, chủ dự án thực hiện các thủ tục đấu thầu và ký hợp đồng thương mại về cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo đúng chỉ dẫn của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) về thủ tục mua sắm hàng hoá và  dịch vụ sử dụng nguồn vốn tài trợ của Đức;

Hợp đồng thương mại sau khi ký kết phải được cơ quan chủ quản và Bộ thương mại phê duyệt. Các thủ tục phê duyệt hợp đồng thực hiện theo các  quy định tại Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn kèm theo.

Chủ dự án có trách nhiệm gửi các hợp đồng thương mại và văn bản phê duyệt hợp đồng cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính (Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đầu tư  và phát triển Việt Nam, và Tham tán Thương mại của Đức tại Hà nội để thực hiện tiếp các thủ tục với phía Đức.

2. Ký kết Hiệp định dự án :

- Đối với các dự án thuộc đối tượng Ngân sách Nhà nước cấp phát: Bộ chủ quản có trách nhiệm chủ trì trong quá trình trao đổi với phía Đức để đi đến thoả thuận về nội dung của Hiệp định dự án. Bộ Tài chính phối hợp tham gia và chịu trách nhiệm về những nội dung liên quan đến quản lý Tài chính của Hiệp định dự án. Hiệp định dự án sẽ được ký kết thông qua đại diện của Bộ Tài chính và đại diện của Bộ chủ quản.

- Đối với các dự án thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước: Căn cứ vào tài liệu dự án và văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền; Căn cứ vào hợp đồng cung ứng hàng hoá và dịch vụ đã ký với phía Đức, kèm theo văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền; sau khi nhận được bản hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ dự án và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam , Bộ Tài chính sẽ tiến hành ký Hiệp định vay nợ cho từng dự án.

3. Về cơ chế quản lý Tài chính:

a. Đối với các dự án thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp phát :

Bộ Tài chính sẽ làm thủ tục cấp phát cho chủ dự án bằng đồng Việt Nam quy đổi từ trị giá ngoại tệ theo tỷ giá mua vào Ngân hàng Ngoại thương thông báo tại thời điểm nhận chứng từ (trường hợp dự án được nhận tiền) hoặc tại thời điểm xác nhận hàng viện trợ (trường hợp dự án nhận hàng hoá).

Việc quản lý Tài chính đối với các dự án này phải tuân thủ các chế độ quản lý vốn xây dựng cơ bản và quản lý kinh phí sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước.

b. Đối với các dự án thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước:

Căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được phê  duyệt và tính chất sử dụng vốn của từng dự án, Bộ Tài chính sẽ cùng Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam quy định mức lãi suất, thời hạn cho vay cụ thể (bao gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nợ) đối với từng dự án theo nguyên tắc : không ưu đãi hơn điều kiện Chính phủ Việt Nam vay của Cộng hoà Liên bang Đức, lãi suất cho vay đến dự án từ 4 đến 5 % năm bằng đồng DM và thời hạn cho vay tối đa không quá 20 năm.

Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam là đơn vị thực hiện việc cho các chủ dự án vay lại. Trong mức lãi suất cho các chủ dự án vay lại, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam được hưởng 0,3%  phí Ngân hàng tính trên trị giá khoản nợ phát sinh (bao gồm cả phí giao dịch trong các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế).

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn mọi thủ tục cụ thể cho các chủ dự án, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ký hợp đồng nhận vốn vay với Bộ Tài chính và các hợp đồng cho vay lại với các chủ dự án.

Ban Quản lý và tiếp nhận Viện trợ Quốc tế (Bộ Tài chính ) sẽ ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam một "hợp đồng dịch vụ tín dụng" quy định cụ thể sau.

Bộ Tài chính thực hiện thanh toán qua Ngân sách Nhà nước dưới hình thức ghi thu, ghi chi: Ghi thu vay nợ nước ngoài, ghi chi cho vay đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phần chênh lệch giữa lãi suất vay của Cộng hoà Liên bang Đức và lãi suất cho các chủ dự án vay lại sẽ được chuyển vào một tài khoản riêng của Ngân sách Nhà nước (chủ tài khoản là đại diện của Ban Quản lý và Tiếp nhận Viện trợ thuộc Bộ Tài chính ) đặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . Khoản tiền này sẽ dùng để chi cho các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo cán bộ . . . theo sự thoả thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) như nội dung Hiệp định dự án quy định. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các ngành có liên quan để lập phương án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Quản lý và luân chuyển chứng từ :

Chứng từ để ký khế ước nhận nợ (của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với Ban quản lý và Tiếp nhận Viện trợ Quốc tế hoặc giữa các chủ dự án với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ) và dùng để ghi thu, ghi chi qua Ngân sách Nhà nước :

- Đối với phần vốn vay là bộ chứng từ hàng hoá (bao gồm vận tải đơn và hoá đơn tương ứng của Công ty Cung ứng Hàng hoá và dịch vụ Đức), giấy báo nợ của KfW.

- Đối với phần viện trợ không hoàn lại là giấy xác nhận tiền, hàng viện trợ của Ban Quản lý và Tiếp nhận viện trợ Quốc tế.

Trình tự luân chuyển chứng từ, thể thức phát nợ vay, thời điểm ký khế ước nhận nợ và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan (đối với vốn tín dụng Nhà nước) sẽ được các bên bàn bạc thống nhất cụ thể và quy định trong hợp đồng tín dụng.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các chủ dự án thực hiện các quy định theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Định kỳ (sáu tháng, năm) các chủ dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản (hoặc cơ quan quản lý Tài chính cấp trên) về tình hình nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay.

3. Hàng năm, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện quyết toán với Bộ Tài chính về tình hình nhận vốn vay, cho vay, thu nợ và hoàn trả vốn nước ngoài cho Bộ Tài chính .

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành  kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để xem xét giải quyết.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 31/10/1994
HƯớNG DẫN QUảN Lý TàI CHíNH Và Sử DụNG VIệN TRợ CủA CHíNH PHủ CHLB ÐứC THUộC HIệP ÐịNH TàI CHíNH 1991, 1992, 1993
Số kí hiệu 89 TC/VT Ngày ban hành 31/10/1994
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 31/10/1994
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phạm Văn Trọng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

31/10/1994

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 89 TC/VT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
31/10/1994 Văn bản được ban hành 89 TC/VT
31/10/1994 Văn bản có hiệu lực 89 TC/VT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh