Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 31/08/1991

THÔNG TƯ

Hướng dẫn giải quyết các vấn đề tài chính đối với các tỉnh, thành phố phân định lại định giới hành chính

___________________________

   Thi hành Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 (Quốc hội khoá VIII và Chỉ thị số 254CT ngày 28 tháng 8 năm 1991 của Chủ tịch HĐBT về chỉ đạo triển khai cụ thể việc chia tỉnh thành phố; Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về phân chia tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước ở địa phương như sau:

A/ YÊU CẦU CHUNG:

1/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần sớm thành lập ban chỉ đạo (có đại diện của 2 tỉnh mới) để giúp địa phương làm tốt việc phân chia tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước, đồng thời chỉ thị cho các ngành, các huyện, thị và các đơn vị hình thành Hội đồng phân chia tài sản, tiền vốn (có đủ các thành phần).

2/ Đại diện của 2 tỉnh mới cần bàn bạc, thống nhất phương thức biện pháp phân chia tài sản và tiền vốn sao cho sau khi chia tách mọi hoạt động kinh tế- xã hội của cả 2 tỉnh đều tiến triển bình thường, đồng thời xem xét ưu tiên cho tỉnh mới phải chuyển đi có khó khăn về cơ sở làm việc, nhà ở và sản xuất- kinh doanh.

3/ Từng đơn vị, cơ sở cần làm tốt việc kiểm kê tài sản, lập hồ sơ đầy đủ về tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước trước và sau khi phân chia (có đối chiếu với kết quả kiểm kê đã tiến hành vào thời điểm 01/01/1990 nếu là XNQD và thời điểm 01/7/1990 nếu là đơn vị HCSN, tình hình tăng giảm tài sản trên sổ kế toán từ thời điểm kiểm kê đến lúc giao nhận vốn- nếu đã tiến hành- và đến lúc chia tách); Có biên bản xác định cụ thể việc phân chia, giao nhận tài sản và tiền vốn giữa các bên (kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả-nếu có), không để xảy ra tình trạng tham ô, lãng phí và thất thoát tài sản, tiền vốn Nhà nước.

4/ Quá trình xem xét thành lập các XNQD, các đơn vị HCSN của tỉnh mới cần tiến hành đồng bộ và gắn với việc tiếp tục sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong khu cực kinh tế quốc doanh, tổ chức lại bộ máy và tinh giảm biên chế trong khu vực HCSN theo tinh thần Quyết định số 315/HĐBT, Nghị quyết số 109/HĐBT và Quyết định số 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

5/ Việc hình thành cơ sở vật chất ban đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh mới, cần quán triệt tinh thần hết sức tiết kiệm. Trước hết nên cải tạo sửa chữa các cơ sở sẵn có để sử dụng tạm thời; trường hợp thật cần thiết mới phải xây dựng, mua sắm và phải tuỳ theo khả năng tài chính của địa phương mà xây dựng từng bước. Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho tỉnh thực sự có khó khăn để có nguồn sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh.

Đối với thị xã có cơ quan tỉnh đóng, nếu cơ sở hạ tầng hầu như chưa có, trước mắt phải tiến hành công tác khảo sát, quy hoạch tổng thể để có cơ sở bố trí kế hoạch vốn xây dựng cơ bản hàng năm và phải coi đây là kế hoạch dài hạn, được thực hiện từng bước.

B- NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ

I/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN VÀ TIỀN VỐN TRONG KHU VỰC KTQD ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

1/ Các XNQD do huyện, thị quản lý; không đặt vấn đề phân chia; xí nghiệp quốc doanh hiện thuộc huyện nào được coi là XNQD của huyện, thị thuộc tỉnh mới đó.

2/ Các XNQD do tỉnh quản lý:

a. Đối với các XNQD sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông - lâm trường; do tính chất của sản xuất phải đồng bộ về máy móc, thiết bị, vật tư, lao động ....; nếu chia ra sẽ ảnh hưởng tới sản xuất; do đó không phân chia; XNQD đóng trên địa bàn thuộc tỉnh mới nào được coi là XNQD trực thuộc tỉnh mới đó quản lý.

b. Đối với các XNQD tỉnh- thuộc ngành phân phối lưu thông như: công ty thương nghiệp, công ty vật tư, công ty XNK, vận tải . . . có thể được đưa vào diện xem xét để phân chia. Nguyên tắc phân chia tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước đối với các xí nghiệp này như sau:

- Phân chia tài sản cố định và vốn cố định:

+ Đối với tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc cây lâu năm, nhà xưởng, kho tàng. . . sẽ không chia và được coi như tài sản của tỉnh có xí nghiệp đóng trên địa bàn.

+ Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị như: xe vận tải, xe con, máy tính, quầy hàng. . . có thể xem xét để phân chia. Số tài sản chia cho mỗi bên cần được thoả thuận sao cho sau khi chia cả hai bên đều có thể tiếp tục hoạt động bình thường, có ưu tiên thoả đáng cho phía không được chia TSCĐ là nhà máy, vật kiến trúc.

+ Trên cơ sở TSCĐ đã phân chia, xác định ngay tổng số nguyên giá TSCĐ, vốn cố định và nguồn vốn hình thành các TSCĐ đó cho mỗi bên (vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, vốn vay ngân hàng, vốn vay nước ngoài- nếu có. . . ) để các đơn vị mới có căn cứ tiếp tục hạch toán, theo dõi và quản lý sử dụng.

- Phân chia tài sản lưu động và vốn lưu động.

+ Trước khi phân chia, xí nghiệp cần tiến hành phân loại vật tư hàng hoá hiện có của mình theo các tiêu thức: cơ cấu mặt hàng và nhóm hàng, vật tư hàng hoá có thể kinh doanh bình thường và vật tư hàng hoá hiện bị tồn kho, ứ đọng khó tiêu thụ . . .trên cơ sở đó thoả thuận phân chia TSLĐ sao cho sau khi phân chia cả hai bên đều có thể tiếp tục kinh doanh được bình thường.

+ Căn cứ vào tài sản lưu động đã phân chia, xác định ngay vốn lưu động, phân rõ nguồn vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh. . . và nguồn vốn tín dụng (có phân rõ vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, vay nước ngoài- nếu có, vay các đối tượng khác; đổng thời cũng cần phân tích rõ vay bằng tiền Việt nam hoặc vay ngoại tệ) cho mỗi bên.

- Phân chia công nợ của xí nghiệp.

+ Trước khi tiến hành phân chia,phải xác định cụ thể các khoản công nợ của xí nghiệp như: thanh toán với người mua, thanh toán với người bán, các khoản phải thu phải trả, vốn liên doanh và thanh toán, thu nhập liên doanh; thanh toán bảo hiểm xã hội, thanh toán với CNV, thanh toán với ngân sách. . . trong đó xác định rõ từng loại công nợ liên quan đến tăng giảm TSCĐ hay tăng giảm TSLĐ của đơn vị.

+ Phân chia cụ thể công nợ (có phân định rõ đối tượng liên quan tới số công nợ) của mỗi bên để tiếp tục theo dõi, thanh toán theo nguyên tắc sau:

Đối với các khoản công nợ liên quan tới tăng giảm TSCĐ được phân chia theo tỷ lệ tương ứng với vốn cố định đã chia cho mỗi bên.

Các khoản thanh toán với NSNN được phân chia theo tỷ lệ tương ứng với tổng số vốn cố định và vốn lưu động đã chia cho mỗi bên.

+ Công nợ thanh toán với công nhân viên được phân chia theo thực tế đối tượng CNV của mỗi bên có quan hệ công nợ với đơn vị.

+ Công nợ thanh toán BHXH phân chia theo tỷ lệ tương ứng với quỹ lương của mỗi bên.

Đối với công nợ khó xử lý, các bên cần tập hợp cụ thể, báo cáo với ban thanh lý công nợ Trung ương xin chủ trương giải quyết.

- Phân chia các quỹ xí nghiệp.

+ Phải xác định rõ số hiện có của từng quỹ xí nghiệp trước khi tiến hành phân chia.

+ Phân chia các quỹ xí nghiệp theo nguyên tắc: Quỹ phát triển sản xuất- kinh doanh có thể căn cứ vào tỷ lệ VCĐ và VLĐ đã phân cho mỗi bên để phân chia quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng có thể căn cứ vào số CNV hiện có mỗi bên, đồng thời có thể xem xét ưu tiên phân chia cho phía có CNV phải chuyển đi.

II/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN VÀ CÁC NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ:

1/ Tài sản và tiền vốn Nhà nước trong các đơn vị HCSN hiện do các huyện, thị quản lý không tiến hành phân chia; tài sản và các nguồn vốn tài chính trong khu vực HCSN của huyện, thị xã thuộc tỉnh mới nào tiếp tục giao cho đơn vị đó quản lý.

2/ Tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước của các đơn vị HCSN do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý được xử lý theo các nguyên tắc sau:

a. Đối với trường hợp thành lập tỉnh mới chỉ có liên quan đến việc tăng giảm số huyện, thị:

+ Do các tỉnh mới chia đã có các cơ quan hành chính cấp tỉnh quản lý, nên tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước không phân chia lại.

+ Riêng các đơn vị sự nghiệp hiện do tỉnh quản lý đóng trên địa bàn huyện, thị có quyết định chuyển sang địa phưong khác hoặc sáp nhập vào địa phương sở tại thì UBND tỉnh sở tại làm việc với UBND tỉnh liên quan tiến hành bàn giao hoặc tiếp nhận toàn bộ tài sản, tiền vốn của các đơn vị này theo nguyên tắc: đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh nào sẽ do tỉnh đó quản lý.

b. Đối với các địa phương được chia thành 2 tỉnh mới.

- Các cơ quan hành chính do tỉnh quản lý:

+ TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc. . . không phân chia, được coi như tài sản của cơ quan thuộc tỉnh sở tại.

+ TSCĐ là máy móc thiết bị phương tiện như xe con, tủ tài liệu, máy tính và các tài sản khác như: công cụ lao động nhỏ, vật liệu phụ tùng, ấn chỉ, tiền mặt; có thể được phân chia theo sự thoả thuận để bảo đảm cho mỗi bên đều có thể tiếp tục hoạt động được bình thường, đồng thời có ưu tiên cho tỉnh có khó khăn hơn được chia ít tài sản cố định.

+ Trên cơ sở phân chia tài sản nêu trên: xác định ngay nguồn vốn tương ứng để cơ quan mới của 2 nơi  có căn cứ hạch toán sổ sách theo dõi, tránh được mất mát, thất thoát tài sản Nhà nước.

- Các đơn vị sự nghiệp (y tế, giáo dục, đào tạo. . .) do tỉnh quản lý:

+ Nguyên tắc chung là đối với các đơn vị này không phân chia tài sản và tiền vốn, đơn vị đóng trên huyện, thị thuộc tỉnh mới nào sẽ do tỉnh đó quản lý.

+ Riêng các bệnh viện do tỉnh quản lý cũng thực hiện theo nguyên tắc trên, nhưng có thể xử lý bổ sung theo hướng: cần thiết có thể thực hiện điều chuyển một số phương tiện điều trị, xe cứu thương giữa các bệnh viện tuyến tỉnh (nếu có) hoặc từ bệnh viện của tỉnh sở tại cho bệnh viện thị xã của tỉnh mới tách ra  để đảm bảo công tác chữa, trị bệnh ở đây có thể ngang tầm với bệnh viện cấp tỉnh; phải có biên bản giao nhận và hạch toán tăng, giảm tài sản, nguồn vốn tương ứng giữa hai bên sau khi thực hiện điều chuyển.

III/ VỀ NGÂN SÁCH VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH:

1/ Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 1991 theo Quyết định số 137/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã giao cho địa phương kế hoạch thu, chi ngân sách năm 1991, UBND tỉnh đã giao cho từng huyện, thị xác định kết quả thu, chi ngân sách 9 tháng đầu năm 1991 và nhiệm vụ thu, chi ngân sách quý IV/1991 của từng huyện, thị. Từ đó phân định và tổng hợp thành nhiệm vụ thu NSNN và nhiệm vụ chi còn lại 3 tháng cuối năm của từng tỉnh mới, báo cáo HĐBT và Bộ Tài chính xem xét giao lại nhiệm vụ thu chi ngân sách 3 tháng cuối năm 1991 cho từng địa phương; đồng thời có căn cứ để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách quý IV/1991 và chuẩn bị xây dựng kế hoạch ngân sách 1992 được chu đáo.

2/ Xử lý những tồn tại về ngân sách:

a. Về đầu tư xây dựng cơ bản:

- Đối với khối lượng XDCB hoàn thành năm1990 chuyển sang: Trên cơ sở vốn NSTW đã hỗ trợ bổ sung cho địa phương, Sở Tài chính tiến hành cấp phát dứt điểm cho từng công trình đã được UB KHNN duyệt. Riêng khối lượng XDCB hoàn thành năm 1991 của địa phương không được Trung ương chấp nhận bổ sung (do trượt giá hoặc do bố trí thêm công trình), căn cứ vào tồn quỹ ngân sách tỉnh, thành phố, đại diện 2 bên bàn bạc thống nhất cấp phát bổ sung trước ngày 30/9/1991 để đảm bảo tiến độ chung. Nếu sau khi giải quyết theo các hướng trên vẫn còn thiếu nguồn thì khối lượng XDCB hoàn thành của công trình trên địa bàn tỉnh nào sẽ do ngân sách tỉnh đó tiếp tục giải quyết.

- Đối với khối lượng XDCB đã hoàn thành thuộc các hạng mục công trình được Trung ương ghi trông kế hoạch đầu tư năm 1991 cho địa phương; căn cứ vào tồn quỹ ngân sách tỉnh, thành phố và tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình, tiến hành cho địa phương; căn cứ vào tồn quỹ ngân sách tỉnh, thành phố và tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình, tiến hành cấp phát bảo đảm tiến độ chung cho tất cả các công trình. Nếu sau khi xử lý như trên vẫn còn thiếu nguồn thì công trình trên địa bàn của tỉnh nào sẽ do ngân sách tỉnh đó tiếp tục cấp phát vốn.

b. Đối với các khoản chi thường xuyên và trự cấp theo kế hoạch cho các huyện của ngân sách tỉnh: cần tập trung ưu tiên giải quyết dứt điểm các khoản nợ lương, phụ cấp lương, học bổng cho học sinh, sinh hoạt phí cho CBCNVC và học sinh đến hết tháng 9/1991. Thực hiện trợ cấp cho các huyên, thị theo đúng tiến độ kế hoạch, tránh tình trạng thiếu công bằng giữa các huyện của tỉnh mới phải chuyển đi với các huyện của tỉnh dược ở lại trước khi tiến hành chia tách.

c. Đối với các khoản thu, chi ngoài ngân sách như: tạm thu, vay ngân hàng, vay tiền nhàn dỗi kho bạc, chi tạm ứng. . . cần được xử lý trước khi chia tách. Nếu đến 30/9/1991 các khoản công nợ này của ngân sách tỉnh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm thì căn cứ vào nhiệm vụ chi của 2 bên để phân bổ cho thích hợp.

3/ Phân chia tồn quỹ ngân sách tỉnh :

Sau khi xử lý tất cả các mặt tồn tại của ngân sách như đã nêu trên, ngân sách tỉnh cũ vẫn còn tồn quỹ thì hai bên thoả thuận phân chia số tồn quỹ này theo nguyên tắc:

Căn cứ vào tỷ trọng nhiệm vụ chi NSĐP của 2 tỉnh, có xem xét ưu tiên cho tỉnh phải chuyển đi có khó khăn hơn.

4/ Phân chia quỹ dự trữ tài chính của tỉnh:

- Các địa phương chỉ tăng hoặc giảm số huyện, thị thì không nên đặt vấn đề phân chia quỹ dự trữ tài chính của tỉnh, thành phố; các tỉnh được tách làm 2 tỉnh mới có thể xem xét để chia quỹ dự trữ tài chính.

-Trước khi phân chia phải có biên bản xác định rõ nguồn hình thành và sử dụng quỹ dự trữ tài chính hiện có của tỉnh (quỹ bằng tiền, quỹ bằng hiện vật tại các đơn vị đang được tỉnh giao nhiệm vụ dự trữ).

- Việc phân chia quỹ dự trữ tài chính của tỉnh cũ cho 2 tỉnh mới cần được thoả thuận, thống nhất và có thể căn cứ vào nhiệm vụ chi NSĐP của mỗi tỉnh, đồng thời cần  ưu tiên cho tỉnh có khó khăn hơn.

5/ phân chia quản lý vàng bạc, kim khí và đá quý; ngoại tệ:

- Trước khi phân chia quyền quản lý các loại tài sản đặc biệt này, cần có biên bản xác định cụ thể: nguồn phát sinh,địa bàn phát sinh, chia ra loại chung của tỉnh, loại thuộc xử lý của toà án, số đã giao cho Trung ương, số do Kho bạc quản lý. . .

Hướng xem xét xử lý như sau:

+ Số đã giao Trung ương không đặt vấn đề phân chia

+ Số đã xử lý thuộc tài sản chung của tỉnh hoặc toà án đã xử lý nhưng không phải hoàn trả cho các đối tượng, thì có thể phân chia theo tỷ trọng chi NSĐP của mỗi tỉnh hoặc chia đều mỗi tỉnh 50%.

+ Số chưa xử lý hoặc số thuộc toà án đã xử lý nhưng phải hoàn lại cho các đối tượng, cần căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và địa bàn phát sinh để giao cho mỗi tỉnh quản lý cho thích hợp, theo nguyên tắc: Tài sản phát sinh trên địa bàn tỉnh nào giao cho tỉnh đó quản lý và tiếp tục xem xét xử lý theo đúng chế độ chung của Nhà nước.

IV/ HẠCH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN TRƯỚC VÀ SAU KHI CHIA TÁCH:

- Các XNQD và các đơn vị HCSN sở tại có trách nhiệm lập bảng tổng kết tài sản và báo cáo quyết toán riêng 9 tháng đầu năm 1991 (căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản trước khi chia tách).

- Các XNQD, các đơn vị hành chính sự nghiệp mới hinh thành sau khi phân chia cần tổ chức hạch toán kế toán ngay.

Số dư đầu kỳ của các tài khoản được xác định trên cơ sở số tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước đã dược phân chia.

- Tất cả các tỉnh, thành phố được phân chia lại địa giới hành chính cần chỉ đạo tốt công tác kế toán thu, chi ngân sách ngay từ đầu quý IV/1991. Số dư đầu kỳ của các tài khoản thu, chi ngân sách quý IV/1991 được căn cứ vào kết quả phân chia các quỹ tài chính cho địa phương.

- Tất cả các tỉnh, thành phố được phân chia lại địa giới hành chính có trách nhiệm tổng quyết toán riêng thu, chi ngân sách 9 tháng đầu năm 1991và quý IV/1991 (sẽ có Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính ).

Trên đây là một số điểm hướng dẫn việc phân chia tài sản và các nguồn vốn tài chính Nhà nước giữa các tỉnh được tách ra theo Quyết định của Nhà nước. Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo chặt chẽ các ngành có liên quan cùng nhau bàn bạc giữa tỉnh cũ và tỉnh mới thống nhất ngay phương án phân chia theo Thông tư hướng dẫn này và có văn bản chính thức báo cáo về Bộ Tài chính để theo dõi thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh cụ thể, kịp thời với Bộ Tài chính để nghiên cứu có hướng dẫn bổ sung cần thiết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258920805_107590016287_48 TC.NSNN.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 31/08/1991
hướng dẫn giải quyết các vấn đề tài chính đối với các tỉnh, thành phố phân định lại định giới hành chính
Số kí hiệu 48 TC/NSNN Ngày ban hành 31/08/1991
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 31/08/1991
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Lý Tài Luận
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

31/08/1991

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 48 TC/NSNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
31/08/1991 Văn bản được ban hành 48 TC/NSNN
31/08/1991 Văn bản có hiệu lực 48 TC/NSNN
16/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 48 TC/NSNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh