Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/04/1990

THÔNG TƯ

Qui định tạm thời chế độ quản lý chi tiêu tài chính đối với hệ thống kho bạc nhà nước.

________________________

 Thi hành quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và  Quyết định số 71 TC/QĐ/TCCB ngày 28/02/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ đối với hệ thống kho bạc Nhà nước như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Các đơn vị thuộc hệ thống kho bạc Nhà nước là tổ chức sự nghiệp thuộc ngành tài chính - tín dụng - Bảo hiểm Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Chi phí cho hoạt động của hệ  thống kho bạc Nhà nước do ngân sách Trung ương cấp phát.

2/ Các đơn vị thuộc hệ thống kho bạc Nhà nước thực hiện chế độ quản lý tài chính như lập dự toán, báo cáo quyết toán và chi tiêu theo chế độ quy định.

3/ Hệ thống kho bạc Nhà nước được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi theo chế độ quy định.

II. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CHI TIÊU, LẬP DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN CÁC KHOẢN CHI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY KHO BẠC NHÀ NƯỚC.

1/ Nội dung chi tiêu cho hoạt động của bộ máy kho bạc Nhà nước bao gồm:

- Chi về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể ....

- Chi về hành chính và quản lý: công tác phí, công vụ phí, hội nghị phí, tiếp tân, khánh tiết, y tế, vệ sinh ....

- Chi nghiệp vụ, phí để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống kho bạc Nhà nước, bưu phí, điện phí, ấn chỉ, chứng từ thanh toán, đào tạo cán bộ....

- Chi mua sắm, trang bị các phương tiện làm việc như: bàn, ghế, két sắt, tủ đựng tài liệu, phương tiện cân, đong, đo, đếm, máy tính, máy vi tính, máy chữ, ô tô chở tiền ...  và các khoản chi sửa chữa thường xuyên các phương tiện, trang thiết bị, nhà làm việc ...

2/ Về lập dự toán:

a/ Cục Kho bạc Nhà nước là đơn vị dự toán cấp I trực thuộc Bộ Tài chính, Chi cục kho bạc Nhà nước là đơn vị dự toán cấp II thuộc Cục kho bạc Nhà nước, Chi nhánh kho bạc Nhà nước là đơn vị dự toán cấp III thuộc Chi cục kho bạc Nhà nước.

b/ Hàng năm, quý, căn cứ vào biên chế, tổ chức bộ máy và khối lượng các nghiệp vụ hoạt động, các Chi nhánh kho bạc Nhà nước lập dự toán thu chi gửi Chi cục kho bạc Nhà nước.

- Chi cục kho bạc Nhà nước tổng hợp dự toán thu chi của các Chi nhánh trực thuộc và dự toán thu chi của bản thân Chi cục gửi Cục kho bạc Nhà nước.

- Chi cục kho bạc Nhà nước tổng hợp dự toán thu chi của các Chi nhánh trực thuộc và dự toán thu chi của bản thân Chi cục gửi Cục kho bạc Nhà nước.

- Cục kho bạc Nhà nước tổng hợp dự toán thu chi của toàn hệ thống gửi Bộ Tài chính (Vụ Hành chính văn xã) xét duyệt.

c/ Sau khi dự toán thu chi được duyệt, Cục kho bạc Nhà nước phân bổ và cấp phát cho các đơn vị trực thuộc.

3/ Về  quyết toán:

Các đơn vị thuộc hệ thống kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí chặt chẽ, đúng mục đích và đúng chế độ, báo cáo quyết toán hàng quý, năm đầy đủ, chính xác, đúng hạn theo chế độ quy định. Các khoản chi cho hoạt động kho bạc Nhà nước được hạch toán vào khoản 01, loại 14, chương 15 của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

III. VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGUỒN THU ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC:

1/ Các đơn vị thuộc hệ thống kho bạc Nhà nước có các hoạt động tạo nguồn thu như:

- Các nguồn thu do hoạt động phát hành và tiêu thụ ấn chỉ kho bạc.

- Các khoản thu về tiền phạt bồi thường do các đơn vị, xí nghiệp vi phạm kỷ luật thanh toán và thu nộp ngân sách.

- Các khoản thu do tổ chức hoạt động phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế.

- Các hoạt động có thu khác theo uỷ nhiệm của Ngân hàng ở những nơi không có tổ chức ngân hàng.

2/ Các khoản chi phí để tạo thêm nguồn thu nói trên phải lập dự toán chi đầy đủ, mở sổ sách theo dõi và hạch toán riêng; báo cáo quyết toán thu, chi hàng năm, hàng quý gửi Cục kho bạc Nhà nước để tổng hợp và gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Hành chính văn xã) theo chế độ quy định.

3/ Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động nói trên phát sinh tại các đơn vị thuộc hệ thống kho bạc Nhà nước (Chi nhánh, Chi cục, Cục kho bạc Nhà nước) được phân phối như sau:

- 60% được trích vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của đơn vị. (Trong đó 70% cho quỹ khen thưởng, 30% cho quỹ phúc lợi).

- 20% bổ sung thêm kinh phí hoạt động của các đơn vị.

- 20% nộp cho Cục  kho bạc Nhà nước để bổ sung thêm quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các đơn vị không có nguồn  thu hoặc nguồn thu qúa ít và các công việc khác do Cục trưởng cục Kho bạc Nhà nước quyết định.

4/ Riêng về việc trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của hệ thống kho bạc Nhà nước quy định tại điều 6 quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính sẽ có thông tư hướng dẫn riêng.

Trong khi chờ chế độ chính thức, quý II/1990 hệ thống kho bạc Nhà nước được tạm trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo mức 40.000 đồng cho 1 cán bộ công nhân viên, chia ra:

+ 60% cho quỹ khen thưởng

+ 40% cho quỹ phúc lợi.

Khi chế độ trích lập 2 quỹ được ban hành, Cục kho bạc Nhà nước hướng dẫn tính toán lại theo chế độ quy định chính thức.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

1/ Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/4/1990.

2/ Việc cấp phát kinh phí,  quản lý chi tiêu, tài chính đối với hệ thống kho bạc Nhà nước giao cho Vụ quản lý tài chính hành chính - văn  xã thuộc Bộ Tài chính thực hiện.

3/ Cục trưởng Cục kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trong hệ  thống kho bạc Nhà nước thực hiện đúng các quy định tại thông tư này./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258902740_107706115252_14 TC.HCVX.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/04/1990
Qui định tạm thời chế độ quản lý chi tiêu tài chính đối với hệ thống kho bạc Nhà nước.
Số kí hiệu 14 TC/HCVX Ngày ban hành 06/03/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/04/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

01/04/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 14 TC/HCVX

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/03/1990 Văn bản được ban hành 14 TC/HCVX
01/04/1990 Văn bản có hiệu lực 14 TC/HCVX
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 14 TC/HCVX
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh