Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 23/05/1988

THÔNG TƯ

Hướng dẫn công tác tài chính, kế toán đối với việc bàn giao công ty vật tư tổng hợp thuộc bộ vật tư cho UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (thi hành Quyết định số: 231 HĐBT ngày 31/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng)

_____________________________

Căn cứ Quyết định số 231/HĐBT ngày 31/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển ngành vật tư sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh vật tư; căn cứ Thông tư số 20 TC/CĐKT ngày 12/3/1987 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công tác tài chính kế toán đối với các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục có thay đổi về mặt tổ chức; để thi hành điểm b, mục 7 quyết định số 231-HĐBT nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác tài chính, kế toán đối với các Bộ, UBNN, Tổng cục có thay đổi về mặt tổ chức; để thi hành điểm b, mục 7 quyết định số 231-HĐBT nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác tài chính, kế toán đối với việc bàn giao công ty vật tư tổng hợp cho các địa phương quản lý như sau:

I.- Nguyên tắc chung

1- Khi Bộ Vật tư tiến hành bàn giao Công ty vật tư tổng hợp trực thuộc Bộ cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) quản lý, thì tiến hành bàn giao theo nguyên trạng, bao gồm toàn bộ tài sản, vốn, chứng từ, sổ sách, báo cáo thống kê kế toán hiện có để các tỉnh có điều kiện tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc phân chia, nhượng bản, đổi chác, di chuyển, xáo trộn tài sản, tiền vốn hoặc giữ lại tài sản làm bất cứ một việc gì khác trong quá trình chuẩn bị bàn giao và thực hiện bàn giao.

Căn cứ để bàn giao là bảng tổng kết tài sản tại thời điểm 30 tháng 6 năm 1988 và các báo cáo kiểm kê thực tế-về vật tư, tài sản, tiền vốn  của Công ty vật tư tổng hợp đã được Bộ Vật tư và Uỷ ban Nhân dân tỉnh kiểm tra xét duyệt.

Người bàn giao là Bộ trưởng Bộ Vật tư; người nhận bàn giao là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể có thể uỷ nhiệm (bằng văn bản) người thay mặt mình để tổ chức bàn giao và ký, nhận bàn giao.

3. Sau khi nhận bàn giao, giám đốc Công ty Vật tư tổng hợp tỉnh có trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý toàn bộ số vốn, tài sản ... của Công ty vật tư tổng hợp tỉnh và được ghi vào ngân sách cấp tỉnh.

4. Việc bàn giao phải tiến hành đúng thủ tục và chế độ hiện hành về giao nhận, vốn, tài sản. Phải thành lập hội đồng giao nhận, phải tiến hành bàn giao đầy đủ từng loại tài sản, vật tư, tiền vốn; có biên bản giao nhận và các hồ sơ cần thiết kèm theo.

II. Nội dung và phương pháp bàn giao

Để thực hiện đầy đủ các nguyên tắc nêu trên, đến thời điểm bàn giao các Công ty vật tư tổng hợp phải tiến hành kiểm kê thực tế về tài sản cố định, tài sản lưu động, vốn lưu động, xác định rõ các khoản công nợ; đối chiếu giữa sổ kế toán và thực tế kiểm kê. Trường hợp nếu có chênh lệch giữa sổ kế toán và kiểm kê thực tế thì đơn vị phải tiến hành xem xét tìm nguyên nhân để xử lý theo chế độ hiện hành trước khi bàn giao.

1- Về tài sản cố định.

Bàn giao toàn bộ tài sản cố định hiện có được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản tại thời điểm 30/6/1988 gồm:

+ Tài sản cố định đang dùng trong và ngoài kinh doanh, sản xuất.

+ Tài sản cố định chờ thanh lý và chờ giải quyết.

+ Tài sản cố định không cần dùng.

+ Đất và tài sản cố định không tính khấu hao.

- Giá trị TSCĐ bàn giao được tính theo nguyên giá của TSCĐ và số vốn cố định hcòn lại được thể hiện trên thẻ, và sổ đăng ký bàn giao. Trường hợp vì lý do nào đó mà TSCĐ chưa được đánh giá lại theo mặt bằng giá hiện hành thì các Công ty vật tư tổng hợp cần khẩn trương đánh giá lại như tinh thần điều 27, mục V của QĐ số 507 TC/ĐTXD ngày 22/7/1986 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định.

2. Tài sản lưu động và vốn lưu động:

Để thực hiện đúng, đủ việc bàn giao, các Công ty vật tư tổng hợp phải tiến hành kiểm kê thực tế về tài sản lưu động và vốn lưu động. Khi tiến hành kiểm kê thực tế, đơn vị cần phải xác định đúng số lượng, phẩm chất và giá trị của từng loại tài sản, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thực tế kiểm kê.

a) Về vật tư hàng hoá:

- Giá vật tư hàng hoá được tính theo giá nhập kho theo các quyết định hiện hành của cấp có thẩm quyền.

- Về chiết khấu vật tư được tính theo mức cụ thể đã ghi trong quyết định số 424 VT/QĐ ngày 10/10/1987 của Bộ Vật tư.

b) Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động.

Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động có hai loại:

- Loại mới chưa dùng thì bàn giao theo nguyên giá lúc mua vào (hoặc giá đã đánh giá lại).

- Loại đã sử dụng, đã phân bổ 50% giá trị vào phí lưu thông hoặc giá thành thì bàn giao theo giá trị còn lại.

Những vật dụng có giá trị ít, khi mua về đã phân bổ cả, 100% giá trị vào phí lưu thông, hoặc giá thành thì cũng phải bàn giao toàn bộ nhưng chỉ bàn giao hiện vật và lập bảng kê chi tiết riêng, không bàn giao giá trị.

c) Các loại vốn bằng tiền:

- Tiền mặt, tồn quỹ, tiền bán hàng chưa nộp, tiền bán hàng đang chuyển đều phải kiểm quỹ, đối chiếu với sổ kế toán, bảo đảm số liệu chính xác và cân đối, nếu có phát sinh chênh lệch thì phải tìm hiểu nguyên nhân và xử lý rành mạch dứt điểm.

- Đối với các khoản tiền gửi Ngân hàng phải đối chiếu số liệu trên chứng từ, sổ kế toán và lấy xác nhận số dư của ngân hàng làm cơ sở cho việc bàn giao.

d) Về công nợ

Đơn vị phải thanh toán dứt điểm các khoản công nợ từ trước tới thời điểm bàn giao, các khoản công nợ chư thu hồi được phải lấy xác nhận của khách nợ.

- Những khoản công nợ bồi thường về hàng hoá, tài sản do làm mất mát, hư hỏng cũng phải thu hồi hoặc lấy xác nhận.

g) Về nguồn vốn lưu động: bàn giao số vốn hiện có của Công ty vật tư tổng hợp được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản tại thời điểm 30/6/1988.

Đầu năm 1988, Bộ Vật tư đã duyệt kế hoạch kinh doanh năm 1988 cho các Công ty vật tư tổng hợp, trong đó có kế hoạch vốn lưu động, Bộ Vật tư cần bàn giao toàn bộ kế hoạch này cho UBND tỉnh để tham khảo. Căn cứ vào tình hình thực tế ở đơn vị và yêu cầu cụ thể của tỉnh, UBND tỉnh có thể định mức lại vốn lưu động cho các Công ty vật tư tổng hợp tỉnh. Nếu nguồn vốn thiếu thì tỉnh xem xét, quyết định biện pháp xử lý cụ thể, nếu thừa thì có thể điều đi cho các đơn vị khác trong tỉnh.

3. Đối với các công trình XDCB và vốn XDCB.

Bộ Vật tư bàn giao kế hoạch vốn XDCB năm 1988 cho UBND tỉnh, theo mức đã được Nhà nước duyệt kèm theo danh mục các công trình đã ghi trong kế hoạch.

+ Đối với các công trình XDCB dở dang bằng nguồn vốn ngân sách cấp, Bộ Vật tư bàn giao toàn bộ hồ sơ của công trình (thiết kế, dự toán...), mức vốn đã cấp từ khi khởi công đến nay và mức vốn đã được ghi trong kế hoạch năm 1988.

+ Đối với các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách đã hoàn thành trong năm 1987 và thuộc kế hoạch naưm 1987, nhưng chưa thanh toán đủ, đơn vị phải có trách nhiệm quyết toán đầy đủ, đúng chế độ Nhà nước quy định.

4. Các khoản thanh toán với ngân sách.

Đến thời điểm bàn giao, căn cứ vào kết quả kinh doanh của đơn vị, các Công ty Vật tư tổng hợp phải nộp vào ngân sách trung ương các khoản lãi, chênh lệch giá, khấu hao cơ bản ... đã phát sinh từ thời điểm bàn giao trở về trước.

Nếu đơn vị có phát sinh các khoản lỗ (nếu có) thì phải phân tích cụ thể, tìm ra nguyên nhân để đề nghị giải quyết dứt điểm trước khi bàn giao.

Nếu trong cùng một đơn vị có phát sinh các khoản phải nộp ngân sách, đồng thời cũng có phát sinh các khoản lỗ hợp lý (đã được Bộ Vật tư kiểm tra xem xét), đơn vị có trách nhiệm báo cáo riêng từng khoản (các khoản phải nộp ngân sách, các khoản được ngân sách cấp bù) để Bộ Tài chính xem xét giải quyết, tiến hành ghi thu, ghi chi qua ngân sách Nhà nước trước khi bàn giao.

III. Tổ chức thực hiện:

1- Để việc bàn giao được thuận tiện và nhanh chóng, đề nghị Bộ Vật tư chỉ đạo các Công ty vật tư tổng hợp tiến hành các công việc sau đây:

+ Đến thời điểm bàn giao được thuận tiện và nhanh chóng, đề nghị Bộ Vật tư chỉ đạo các Công ty Vật tư tổng hợp tiến hành các công việc sau đây:

+ Tiến hành kiểm kê thực tế tài sản cố định, tài sản lưu động... (có thể kiểm kê trước thời điểm bàn giao), lập các bản kê chi tiết như hướng dẫn trên đây và lấy xác nhận của các đối tượng có liên quan.

+ Giải quyết các tồn đọng cũ như thanh lý các khoản công nợ, khó đòi (hoạc không ai đòi), đối chiếu và thu hồi các khoản công nợ, lấy xác nhận của khách nợ đối với những khoản chưa đòi được.

+ Tiến hành xem xét và chấn chỉnh lại sổ kế toán theo dõi hàng hoá, tài sản, công nợ... để phục vụ cho việc bàn giao.

+ Đối với các khoản còn vướng mắc chưa giải quyết được, cần khẩn trương lập phương án trình Bộ Vật tư xem xét, giải quyết dứt điểm trước khi bàn giao.

2. Đề nghị Bộ vật tư ban hành các mẫu biểu cần thiết phục vụ cho việc bàn giao (kể cả biên bản bàn giao) để các Công ty vật tư tổng hợp chuẩn bị.

3. Sau khi bàn giao xong Bộ Vật tư phải tổng hợp tình hình, báo cáo cho Bộ Tài chính để làm thủ tục cần thiết tăng giảm vốn và có căn cứ theo dõi sau này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị Bộ Vật tư và UBND các tỉnh, thành phố, đặc khu phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, có hướng dẫn bổ sung cần thiết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258868555_107832235549_18 TC.TNVT.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 23/05/1988
Hướng dẫn công tác tài chính, kế toán đối với việc bàn giao Công ty vật tư tổng hợp thuộc Bộ Vật tư cho UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (Thi hành quyết định số: 231 HÐBT ngày 31/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng)
Số kí hiệu 18 TC/TNVT Ngày ban hành 23/05/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 23/05/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

23/05/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 18 TC/TNVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
23/05/1988 Văn bản được ban hành 18 TC/TNVT
23/05/1988 Văn bản có hiệu lực 18 TC/TNVT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh